Bột sắn dây là thức uống quen thuộc được nhiều người yêu thích nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, không mấy ai biết được uống bột sắn dây sống hay chín để có hiệu quả tốt nhất. Hơn thế nữa, nếu pha sắn dây sai cách còn có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Nên uống bột sắn dây sống hay chín để tốt nhất cho sức khỏe?
Vì vậy, trong bài viết sau, Bloggiamgia.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách uống bột sắn dây đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Contents
1. Bột sắn dây là gì? Tác dụng của bột sắn dây
Bột sắn dây là loại bột được chế biến từ củ của cây sắn dây. Loại bột này có màu trắng, dạng rắn và được dùng để pha thành nước uống, hoặc nấu chín thành các món chè, soup. Theo Đông y, sắn dây có tính hàn, vị ngọt, thanh mát mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giải khát nhanh chóng.
- Giảm tình trạng say nắng, say sóng hiệu quả.
- Giải rượu, bảo vệ gan.
- Trung hòa axit dư thừa giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ làm hạ đường huyết và giải độc cơ thể.
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe của tim mạch.
- Bổ sung sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.
- Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe.
- Hợp chất isoflavone trong bột sắn dây giúp ngăn chặn các yếu tố dẫn đến sạm da, tàn nhang ở phụ nữ.
- .v.v.
2. Nên uống bột sắn dây sống hay chín?
“Uống bột sắn dây sống mới có thể giữ lại được tất cả chất dinh dưỡng của sắn dây, mang đến lợi ích tốt nhất cho sức khỏe”. Đây là quan niệm của rất nhiều người khi sử dụng bột sắn dây. Vậy, sự thật là chúng ta nên uống bột sắn dây chín hay sống mới là tốt nhất?
Theo Khoa Dinh dưỡng thuộc Bệnh viện Vinmec cho biết: “Thông thường, bột sắn dây sẽ được chế biến theo cách thủ công, thế nên trong quá trình lọc tinh bột, có thể sẽ chưa lọc được hết tất cả các tạp chất dẫn đến tình trạng tinh bột sắn dây dễ bị nhiễm khuẩn”.
Điều đó cũng có nghĩa là, nếu pha bột sắn dây với nước nguội sẽ có thể dẫn đến nguy cơ đau bụng, tiêu chảy… Tốt nhất, chúng ta nên pha bột sắn dây với nước sôi hoặc nấu thành chè để tiêu diệt được các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, nhất là trẻ em và người lớn tuổi.
Hơn thế nữa, khi pha chế bột sắn dây ở nhiệt độ cao còn giúp thành phần tinh bột có trong bột sắn dễ dàng phân ra thành các đoạn ngắn hơn. Nhờ vậy mà, bột sắn dây có thể hấp thụ qua thành ruột và đi vào máu một cách dễ dàng, đồng thời tránh cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
Nếu không muốn uống nóng, bạn vẫn có thể để nguội bột sắn dây đã pha với nước đun sôi hay thêm một ít đá rồi uống. Đối với chè sắn dây, bạn còn có thể giữ chúng trong ngăn mát tủ lạnh rồi thưởng thức. Điều này vẫn giúp bạn giữ được công dụng của sắn dây dành cho sức khỏe, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
3. Công thức pha bột sắn dây thơm ngon, tốt cho sức khỏe
Sau đây là cách pha bột sắn dây vừa thơm ngon, dễ uống và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo và thực hiện:
3.1. Pha bột sắn dây cùng với nước sôi
Tìm hiểu thêm: Có nên kê gối dưới lưng khi ngủ không? Bí quyết để giữ cột sống thẳng trong suốt giấc ngủ
Nguyên liệu:
- Bột sắn dây: 1 muỗng canh
- Nước sôi: 1 ly
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh (không bắt buộc vì thêm nước cốt chanh sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn).
- Đường: Tùy theo khẩu vị, nếu không thích uống ngọt bạn có thể không cho thêm đường cũng được.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn cho bột sắn dây vào ly, sau đó đổ nước sôi một cách từ từ, vừa đổ bạn vừa khuấy thật đều tay để tránh tình trạng bột bị vón cục, không chín đều.
- Bước 2: Cho nước cốt chanh và đường đã chuẩn bị vào và khuấy đều là bạn có thể thưởng thức ngay.
3.2. Nấu chín bột sắn dây
Nguyên liệu:
- Bột sắn dây: Khoảng 2 đến 3 muỗng canh
- Nước lọc
- Nước sôi già (nước vừa đun sôi)
- Đường: Tùy theo khẩu vị, nếu không thích ngọt bạn có thể không cho thêm đường cũng được.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho bột sắn dây vào ly rồi thêm đường và 10ml nước lọc vào khuấy tan.
- Bước 2: Tiếp theo, cho nước sôi già vào và khuấy đều lên thành dạng sền sệt là được. Nếu bạn pha nhiều bột sắn dây thì hãy cho vào nồi và khuấy đều với lửa nhỏ cho tới khi bột sánh sệt như soup là được.
4. Lưu ý cần nhớ khi uống bột sắn dây
Ngoài uống bột sắn dây chín thì bạn nhất định không nên bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Mỗi ngày, nạn không nên uống nhiều hơn 1 ly bột sắn dây.
- Không nên uống bột sắn dây với quá nhiều đường. Nếu cho đường chỉ nên cho thêm 1 chút.
- Tuyệt đối không cho trẻ em uống bột sắn dây sống vì nó có thể khiến bé bị lạnh bụng, tiêu chảy.
- Người đang mắc phong hàn, cảm lạnh hoặc đang có biểu hiện huyết áp thấp thì tuyệt đối không sử dụng bột sắn dây.
- Hạn chế ướp hoa bưởi vào bột sắn dây, vì nó sẽ làm giảm tác dụng của bột.
- Nước bột sắn dây để lâu sẽ bị đông lại và mất vị ngon. Do đó, bạn nên dùng hết trong khoảng 15 – 30 phút sau khi pha.
- Đối với phụ nữ có thai bị nóng trong người khi uống nước bột sắn dây sẽ rất tốt. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu động thai, hoặc cảm thấy cơ thể bị lạnh và mệt mỏi thì không nên dùng bột sắn dây.
- Ngoài ra, khi mua bột sắn dây bạn cần tìm hiểu thông tin xuất xứ một cách kỹ lưỡng để sử dụng có hiệu quả và an toàn.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không? Nên cho trẻ nằm gối khi nào?
Như vậy, có thể thấy được bột sắn dây mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những thông tin Bloggiamgia.edu.vn đã chia sẻ bên trên đã giúp giải đáp thắc mắc nên uống bột sắn dây sống hay chín. Tuy nhiên, uống như thế nào vẫn phải đúng cách, đúng liều lượng mới đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/co-nen-uong-san-day-song/