Giữa muôn vàn xu hướng thiết kế đình đám, phong cách chiết trung đã và đang trở thành một làn sóng thời đại được gia chủ vô cùng ưu ái. Cân bằng tuyệt đối giữa hơi thở phương đông cùng dấu ấn phương Tây trẻ trung, hiện đại, chiết trung đích thị là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng, hài hòa. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu thêm về phong cách bài trí độc đáo này thông qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Phong cách chiết trung (Eclectic): định nghĩa, đặc trưng và ứng dụng thực tế
Contents
1. Phong cách chiết trung là gì?
1.1 Định nghĩa phong cách chiết trung
‘Chiết trung’ là một từ ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là ‘sự lựa chọn’. Thuật ngữ này được khai sinh bởi những triết gia Hy Lạp thời xưa, khi họ nhận thấy bản thân không phù hợp với bất kỳ hệ tư tưởng hiện có nào và quyết định tự mình kiến tạo nên những giá trị hoàn toàn mới. Kể từ đó, chủ nghĩa chiết trung dần trở thành một khái niệm quen thuộc, có sức ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực và lan rộng ra nhiều quốc gia.
Theo những ghi chép lịch sử, trường phái nghệ thuật chiết trung chính thức ra đời vào nửa sau thế kỷ 19, bắt nguồn từ thủ đô Paris (Pháp). Sau quá trình tự làm mới và thay đổi liên tục, phong cách nói trên đã thành công khẳng định tên tuổi, ảnh hưởng trực tiếp lên nhiều lĩnh vực: từ nghệ thuật, thời trang đến kiến trúc và thiết kế. Giai đoạn hoàng kim của chủ nghĩa chiết trung kéo dài từ giữa thế kỷ 19 đến 20, trùng với thời kỳ giao thoa văn hóa Đông Tây đạt tầm đỉnh điểm.
Trong kiến trúc nói riêng, phong cách chiết trung (hay Eclectic) là lối thiết kế cơ bản, chủ yếu hướng đến sự trung hòa và tính bình đẳng nhất định trong bài trí. Điểm nổi bật của xu hướng này nằm ở sự bứt phá được thể hiện một cách rõ ràng, không bị ràng buộc bởi bất cứ quy chuẩn hay giới hạn nào.
Nói cách khác, chiết trung là sự pha trộn hoàn hảo giữa nhiều ‘lề thói’ tồn tại trước đó, khi cũ và mới giao thoa nhằm thúc đẩy chủ thể biểu lộ cái tôi riêng biệt trong tư duy thẩm mỹ. Tối giản nhưng không kém phần hoa mỹ, mộc lại nhưng cũng hết sức sang trọng, uy quyền, lối thiết kế này hứa hẹn ‘thổi bùng’ sức sáng tạo tiềm ẩn, mang đến cho bạn một không gian sống tràn đầy cảm hứng.
1.2 Phong cách chiết trung phù hợp với những không gian nào?
Có thể nói, phong cách chiết trung chính là ‘bảo chứng’ cho lối thiết kế và bài trí đương đại, đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố nội thất trong thực tế. Eclectic thường phù hợp với những không gian như căn hộ hoặc nhà ở – nơi gia chủ muốn bộc lộ tính cá nhân cũng như chú trọng sự ấm cúng, nhẹ nhàng. Tại đây, bạn có thể thỏa thích trưng bày các vật dụng lưu niệm, tác phẩm nghệ thuật hoặc quà tặng hay bộ sưu tập yêu thích,…
Ngoài ra, lối thiết kế này tiêu biểu này còn được ứng dụng để xếp đặt tại các văn phòng chuyên biệt, điển hình là công ty quảng cáo, du lịch, studio hoặc tổ chức sự kiện,… Đây đều là những địa điểm đòi hỏi sự bài trí tinh tế, khơi gợi cảm hứng sáng tạo và in đậm dấu ấn tự do.
Bên cạnh nhà ở tiện ích và nơi làm việc, bạn cũng có thể tích hợp phong cách chiết trung vào mô hình kinh doanh nghỉ dưỡng, bao gồm homestay và khách sạn. Với khả năng thiết lập không gian hoàn toàn vượt trội, eclectic sẽ là một gợi ý thú vị giúp khách hàng thư giãn và tận hưởng trọn vẹn mọi chuyến đi.
2. Đặc trưng của phong cách chiết trung
2.1 Tính cân bằng
Tính cân bằng là đặc trưng mang tính cơ bản của phong cách chiết trung, quyết định diện mạo và tinh thần chủ đạo của không gian sống. Sự hòa hợp phải được thể hiện rõ nét từ khâu hoạch định kích thước cho đến tính toán tỷ lệ, sao cho bố cục trở nên thật cân đối, tự nhiên. Điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là khi xu hướng này được tạo nên bởi quá trình giao thoa giữa nhiều hệ tư tưởng và phong cách khác nhau.
Mặc dù mỗi chi tiết đều bao hàm nét khác biệt riêng song nhìn chung, toàn bộ tổng thể phải khơi gợi được cảm giác thống nhất, không bị rời rạc hay đối chọi lẫn nhau. Mặt khác, đường nét thiết kế theo phong cách eclectic luôn hướng đến sự ‘vừa phải’, không quá nổi bật nhưng cũng chẳng mờ nhạt, lỗi thời.
2.2 Tính lặp lại
Song song với sự cân bằng cần thiết, tính lặp lại có chủ ý cũng là một điểm nhấn tiêu biểu làm nên thương hiệu của phong cách chiết trung. Biểu hiện này chủ yếu được ‘phô diễn’ khéo léo thông qua những chi tiết lặp lại khôn ngoan về màu sắc, hình dáng, kích thước cũng như kết cấu của mọi vật thể. Vận dụng thành công hiệu ứng lặp lại sẽ giúp bạn xây dựng nhịp điệu riêng cho không gian sống, mang đến cảm giác uyển chuyển và mềm mại rất riêng.
Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết: Tổng hợp 7 xu hướng phòng ngủ gây sốt năm 2024
2.3 Màu sắc
Như đã phân tích ở trên, màu sắc trong phong cách chiết trung không cần phải tuân thủ bất cứ nguyên tắc hay quy chuẩn kết hợp nào. Thay vì xác định gam màu chủ đạo và vận dụng những công thức phối màu tiêu chuẩn, gia chủ sẽ được toàn quyết quyết định sắc độ yêu thích nhằm sáng tạo nên một bảng màu thú vị của riêng mình. Tuy nhiên, để tránh gây phản tác dụng, bạn không nên quá tham lam mà hãy học cách tập trung vào một vài lựa chọn cụ thể.
2.4 Vật liệu và chất liệu
Tương tự như lối kết hợp màu sắc, danh sách chất liệu được tin dùng xuyên suốt phong cách chiết trung cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Phá vỡ mọi giới hạn cụ thể, chủ nhà hoàn toàn có thể lựa chọn cũng như kết hợp các loại chất liệu mong muốn, tự do tích hợp chúng một cách thật linh hoạt. Tuy nhiên, để các chi tiết còn lại trở nên nổi bật, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại sơn và ốp tường đơn giản, càng ít cầu kỳ càng tốt.
Bên cạnh đó, nếu muốn tạo nên điểm nhấn khác biệt cho tổng thể, đừng quên tận dụng hiệu ứng kết hợp tương phản bằng cách hòa phối các chất liệu đối lập hoặc không liên quan, qua đó tạo nên tính bù trừ cần thiết cho không gian sinh hoạt.
2.5 Điểm nhấn tiêu biểu
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bố trí và cài cắm những điểm nhấn xuyên suốt tổng thể sẽ giúp bạn hoàn thiện phong cách chiết trung in đậm dấu ấn cá nhân. Điều này thường được thể hiện thông qua một vài khác biệt nho nhỏ trong bài trí, ví dụ như sự hiện diện của một tấm thảm trải sàn, khung tranh, vật trang trí,… Đặc biệt, trong trường hợp này, đôi chút nhấn nhá chuẩn chỉnh về màu sắc cũng có thể phát huy công dụng ngoài mong đợi, biến căn nhà của bạn trở nên hút mắt hơn.
3. Gợi ý ứng dụng phong cách chiết trung trong thực tế
– Phòng khách: Gia chủ có thể thoải mái lựa chọn các vật dụng nội thất, từ bàn trà, ghế sofa đến tủ, kệ,… và xếp đặt chúng tùy theo gout thẩm mỹ. Thay vì tách biệt giữa các phần không gian, bạn nên quyết định tinh thần chủ đạo của tổng thể và đan xen yếu tố Đông Tây sao cho hòa hợp. Quan trọng hơn cả, quy trình lựa chọn vẫn phải dựa trên sự cân nhắc, tính toán cẩn trọng, đảm bảo tạo nên một ‘sợi dây đồng điệu’ xuyên suốt không gian.
– Phòng ngủ: Khác với những phần sinh hoạt chung, phòng ngủ được xem là không gian có tính cá nhân hóa cao nhất trong căn nhà. Do đó, bạn đừng ngần ngại biểu lộ toàn bộ sở thích và mong muốn cá nhân thông qua việc áp dụng phong cách chiết trung trong bài trí. Một số gợi ý thú vị dành cho bạn bao gồm: kết hợp tường gạch và sàn gỗ, sử dụng gỗ làm chất liệu chủ đạo, trang trí khung tranh và thảm, cộng hưởng bảng màu pastel cùng đèn chùm,…
>>>>>Xem thêm: 6 Ý tưởng trang trí phòng ngủ bình dân đẹp và ấn tượng
– Phòng bếp: Bếp ăn theo phong cách chiết trung ưa thích sử dụng các loại tủ treo mở nhằm thể hiện sự tự do, phóng khoáng. Ngoài ra, bạn có thể tùy ý lựa chọn và sắp xếp mọi đồ vật khác mà không cần bận tâm đến bất kỳ quy tắc nào
Không phải ngẫu nhiên mà phong cách chiết trung lại được yêu thích đến vậy. Với những ưu điểm hoàn toàn nổi trội, lối thiết kế này hứa hẹn trở thành lựa chọn đáng tin cậy, tôn vinh cá tính bản thể nhưng vẫn bắt kịp những đổi mới hiện thời. Hy vọng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông bổ ích về xu hướng nổi bật này.
>>>Đọc thêm:
- Phong cách nội thất Retro – Nét đẹp hoài niệm trong thiết kế nội thất
- Kiến tạo không gian sống xanh với phong cách Tropical
- Phòng ngủ phong cách Địa Trung Hải – Xu hướng mới trong thiết kế nội thất