Việc mua vàng tích trữ từ lâu đã được coi là một trong những cách chống lại lạm phát hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát liên tục leo thang trên toàn cầu như ngày nay thì chắc chắn việc mua vàng tích trữ lại nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dưới đây là top 11 kinh nghiệm mua vàng tích trữ người đầu tư không thể bỏ qua.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm mua vàng tích trữ người đầu tư không thể bỏ qua
Contents
- 1 1. Chỉ mua vàng khi tiền “nhàn rỗi”
- 2 2. Nên mua vàng tích trữ là vàng gì?
- 3 3. Khi nào nên mua vàng để tích trữ?
- 4 4. Mua vàng ở nơi uy tín
- 5 5. Mua ở đâu bán ở đó
- 6 6. Bán vàng vào thời điểm giá vàng cao
- 7 7. So sánh với lãi suất của ngân hàng
- 8 8. Không đầu tư vàng hình thức lướt sóng
- 9 9. Luôn cập nhật tin tức kinh tế thế giới
- 10 10. Nên mua vàng tích trữ hay gửi tiết kiệm?
- 11 11. Một số lưu ý cần biết khi mua vàng tích trữ
1. Chỉ mua vàng khi tiền “nhàn rỗi”
Chia sẻ về kinh nghiệm mua vàng tích trữ và đầu tư thông minh điều cốt lõi được giới đầu tư nhắn đến là chỉ mua, chỉ đầu tư bằng số tiền nhàn rỗi. Tiền nhàn rỗi ở đây được hiểu là khoản tiền sau khi trừ hết các chi phí sinh hoạt và bạn không cần dùng đến chúng trong vòng 1-3 năm tới.
Vì là một hình thức đầu tư, nên việc mua vàng tích trữ cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Theo chuyên gia, kinh nghiệm khi mua vàng tích trữ là chỉ nên dùng 10-20% tổng số thu nhập của mình để đầu tư sinh lời.
Việc đầu tư bằng tiền nhàn rỗi giúp bạn có thể yên tâm trong việc tạo ra các nguồn thu nhập để duy trì khoản đầu tư này. Đến một thời gian nào đó, bạn sẽ phải thật bất ngờ về tác dụng của lãi kép.
2. Nên mua vàng tích trữ là vàng gì?
Khi mua vàng tích trữ, bạn nên mua loại vàng 24K bởi độ bền đẹp và giá trị được đảm bảo lâu dài của nó. Đối với những loại vàng dưới 24K, khả năng hao mòn, trượt giá sẽ diễn ra nhanh hơn và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của hiện vật mà bạn đang đầu tư.
Bên cạnh đó, xu hướng thị trường cho thấy rằng việc giao dịch mua bán vàng thỏi/nhẫn/miếng trơn dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn so với những loại vàng có khắc chi tiết cầu kỳ.
3. Khi nào nên mua vàng để tích trữ?
Những thời điểm được liệt kê dưới đây chính là thời điểm “vàng” để bạn tham gia mua vàng tích trữ:
- Khi đồng tiền bị trượt giá, tỷ lệ lạm phát cao
- Chỉ số chứng khoán giảm và các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu hàng loạt
- Nền kinh tế bị khủng hoảng, chiến tranh, dịch bệnh xảy ra
- Ngân hàng trung ương đưa ra những chính sách nhằm thắt chặt lãi suất trên thị trường
>>>Đọc ngay: 5 chỉ vàng ta, vàng tây, 18K, 24K, 9999 giá bao nhiêu?
4. Mua vàng ở nơi uy tín
Kinh nghiệm mua vàng tích trữ tiếp theo là tìm chỗ mua vàng uy tín, lâu đời. Có nhiều lợi ích khi bạn chọn các tiệm vàng lâu năm, uy tín như: sản phẩm chất lượng với mẫu mã đa dạng, có nhiều sự lựa chọn, tính thanh khoản cao và sự minh bạch rõ ràng.
5. Mua ở đâu bán ở đó
Kinh nghiệm mua vàng tích trữ từ những người đầu tư là mua ở đâu bán ở đó. Khi bạn giao dịch mua và bán tại một cửa hàng, bạn sẽ dễ dàng tiến hành các bước thẩm định và định giá giá trị sản phẩm. Nhờ đó sẽ tiết kiệm được cho bạn rất nhiều thời gian giao dịch.
6. Bán vàng vào thời điểm giá vàng cao
Việc mua ở giá thấp và bán ở giá cao chắc chắn là điều mà bất cứ ai cũng nghĩ tới. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khi nào thì giá vàng mới là cao nhất để có thể bán lấy lời tối đa. Vì thắc mắc này mà nhiều nhà đầu tư thường chần chừ và bỏ qua cơ hội bán vàng với giá cao.
Tìm hiểu thêm: Những điều cấm kỵ ở phòng khách theo phong thủy
Lời khuyên dành cho bạn là nếu danh mục đầu tư vàng của bạn đã có lời thì nên cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định chốt lời và bán ra. Cơ hội luôn lặp đi lặp lại trên thị trường vì vậy bạn không cần quá bận tâm nếu việc chốt lời ngày hôm nay chưa phải là các giá cao nhất.
7. So sánh với lãi suất của ngân hàng
Trong các kinh nghiệm mua vàng tích trữ của chuyên gia tài chính chia sẻ, tỷ suất lợi nhuận gửi tiết kiệm của ngân hàng Việt Nam trung bình từ 3-7%/ năm. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận của vàng trung bình từ 7-12%/ năm theo Tổng giám đốc Sàn Vàng Thế giới (VTG).
Như vậy có thể thấy rằng trước khi mua vàng tích trữ, bạn nên so sánh với lãi suất ngân hàng hiện hành. Đây là phương pháp đầu tư vàng thông minh giúp sinh lợi nhuận cao và tránh lạm phát.
8. Không đầu tư vàng hình thức lướt sóng
Hiệu ứng tâm lý của các nhà đầu tư nhất là người mới đó là sợ bỏ lỡ cơ hội và điều này đã khiến họ thường bán ra sớm hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, một trong những kinh nghiệm mua vàng tích trữ mà người đầu tư phải biết đó là không được đầu tư lướt sóng.
Hình thức lướt sóng thường khá rủi ro và thường chỉ dành cho những chuyên gia có sự am hiểu sâu về thị trường. Những người mới tập đầu tư, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức sẽ dễ bị thua lỗ nhiều.
>>>Bạn đã biết:
- Vàng 999 là gì?
- Vàng 9999 là vàng gì?
- Vàng 610 là vàng gì?
- Vàng 750 là gì?
9. Luôn cập nhật tin tức kinh tế thế giới
Luôn nắm chắc tình hình kinh tế thế giới chính là kinh nghiệm mua vàng tích trữ cần biết. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, con người thường có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư khác nhau để cất trữ tài sản của mình và vàng chính là một trong những kênh được nhắm tới. Với nhu cầu cao, giá vàng từ đó sẽ có xu hướng tăng trưởng.
10. Nên mua vàng tích trữ hay gửi tiết kiệm?
Đây có lẽ là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là những người tập tành đầu tư còn chưa chắc tay. Cả hai phương pháp này đều tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau.
Trong kinh nghiệm mua vàng tích trữ của các nhà đầu tư, việc mua vàng sẽ cho lợi nhuận cao hơn so với gửi tiền tiết kiệm. Trong khi đó, việc gửi tiền chỉ dành cho những ai thích lựa chọn an toàn và chỉ được hưởng mức lãi suất thấp, chưa kể việc rút tiền trước kỳ hạn còn làm cho lãi suất dường như bằng 0.
>>>>>Xem thêm: Lễ ăn hỏi – Tổ chức thế nào cho đúng lễ nghi?
Tuy nhiên, việc tích trữ vàng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như trộm, cháy. Vì vậy, bên cạnh việc luôn quan sát biến động thị trường, người đầu tư vàng cũng cần phải lựa chọn địa điểm cất trữ an toàn cho tài sản của mình.
11. Một số lưu ý cần biết khi mua vàng tích trữ
Trong kinh nghiệm mua vàng tích trữ, bạn cần nắm chắc các lưu ý sau đây:
- Vàng là một kim loại quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt với lượng khai thác có hạn hàng năm càng là điều kiện để giá trị của vàng tăng nhanh hơn.
- Vàng là nguồn tài nguyên hữu hạn, nhu cầu sử dụng cao nên giá trị của vàng sẽ ngày càng lớn.
- Nếu nắm trong tay một lượng vàng lớn, điều đó cho thấy bạn là người sở hữu một khối tài sản khổng lồ.
- Trước khi thực hiện các giao dịch mua/bán, bạn nên tìm hiểu kỹ đối tác của mình để tránh bị lợi dụng, lừa đảo.
- Là nhà đầu tư thông minh, có kiến thức và tâm lý vững chắc để có thể luôn giữ được “cái đầu lạnh” trong suốt quá trình đầu tư, tích trữ này.
Trên đây là top 11 kinh nghiệm mua vàng tích trữ mà bất kể nhà đầu tư nào cũng cần phải biết. Hy vọng những chia sẻ trên đã có thể giúp bạn nắm chắc được những kinh nghiệm hữu ích đồng thời có thể giúp bạn có thể vận dụng hiệu quả để trở thành nhà đầu tư thông thái nhất.
>>>Đọc ngay:
- 1 chỉ vàng bao nhiêu tiền?
- 1 lượng vàng bao nhiêu tiền?