Tường bị ngấm nước là tình trạng phổ biến mà nhiều gia đình gặp phải, nhất là trong những ngày thời tiết mưa ẩm, trời nồm. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng. Để hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tường bị hư hại do ngấm nước, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé.
Bạn đang đọc: Bỏ túi 5 cách xử lý tường bị ngấm nước hiệu quả nhất
Contents
1. Tường bị ngấm nước do đâu?
Tường bị ngấm nước do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là khách quan hoặc chủ quan. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến tường bị hư hại do nước, bạn nên nắm rõ để có thể đề phòng cũng như xử lý tốt nhất.
1.1. Tường nhà bị ngấm nước do mưa nhiều
Tường nhà bị ẩm mốc, ngấm nước chủ yếu là do thời tiết mưa nhiều. Vật liệu xây dựng tường gồm có xi măng và cát, cả hai đều hút nước mạnh nên khiến tường bị ẩm mốc. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, do không có nước mưa nên tường nhà luôn khô ráo. Vào những ngày mưa, tình trạng tường bị ngấm nước sẽ trầm trọng hơn.
1.2. Do ống nước, rãnh nước
Với những ngôi nhà có lắp đặt hệ thống thoát nước, ống nước trong nhà để làm nhà tắm, nhà vệ sinh, phục vụ nấu ăn trong bếp, có thể xảy ra tình trạng nước bị thấm vào trong tường. Khi đường ống bị hỏng hoặc lắp đặt không đúng kỹ thuật, tường nhà sẽ bị ảnh hưởng.
Tùy từng ngôi nhà mà mức độ bị thấm sẽ khác nhau, có nhà chỉ xuất hiện những vết loang lổ gây mất thẩm mỹ. Cũng có những trường hợp ngấm nước nặng, nước chảy thành giọt rơi xuống sàn gây ẩm ướt, trơn trượt.
1.3. Tường nhà xuống cấp, không được bảo dưỡng định kỳ
Sau một thời gian dài sử dụng, tường nhà có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc lớn, vết bong tróc… những điều này khiến cho tường dễ bị thấm nước hơn, nhất là vào những ngày mưa.
1.4. Xây dựng không đúng quy chuẩn
Để tường có khả năng chống thấm nước tốt, yếu tố về tỉ lệ của cốt xi măng và vữa (xi măng + cát) cần đúng quy chuẩn. Việc trộn sai tỉ lệ các vật liệu trước khi xây dựng khiến cho các lỗ rỗng xuất hiện giữa các viên gạch lớn, làm tăng tỉ lệ tường bị ngấm.
1.5. Không chủ động phương án chống thấm từ khi xây dựng
Ngay từ ban đầu khi xây dựng, nếu các phương án chống thấm dột không được thực hiện thì tỉ lệ tường bị ngấm nước sẽ cao hơn so với những ngôi nhà được xây dựng kế hoạch chống thấm ngay từ đầu.
Chính vì vậy, trước khi xây nhà, bạn cần tìm hiểu về các phương pháp chống thấm phù hợp, tìm đơn vị thi công uy tín để phòng tránh tình trạng tường bị hư hại do ngấm nước.
2. Tại sao cần xử lý tường bị ngấm nước?
Khi tường nhà bị ngấm nước, điều bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, sau đó tìm giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Tường nhà bị ngấm nước nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nên những ảnh hưởng sau đây.
2.1. Công trình bị xuống cấp
Tường nhà có thể bị bong tróc, nứt vỡ các mảng vữa là dấu hiệu cho thấy ngôi nhà của bạn đang xuống cấp trầm trọng. Trong trường hợp này, cần khắc phục càng sớm càng tốt để tránh làm cho tình trạng ngôi nhà thêm tồi tệ hơn.
2.2. Gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà
Tường nhà bị ngấm nước có thể xuất hiện các vết loang lổ, xuất hiện rêu mốc, tạo ra sự khác thường với những khu vực khác. Màu sắc của vị trí tường bị thấm nước cũng có thể là màu vàng ố, màu rêu, những mảng màu này khiến cho ngôi nhà xấu hơn rất nhiều sau khi mới xây.
2.3. Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Khi tường bị ngấm nước, nguy cơ ổ điện hay các thiết bị âm tường bị chập điện khá cao, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm.
2.4. Nguy hại cho sức khỏe
Vị trí tường bị thấm nước sẽ ẩm mốc hơn so với tình trạng chung của căn phòng, đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, từ đó gây nên các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn, nấm da…
3. Cách xử lý tường bị ngấm nước hiệu quả nhất
Cách xử lý tường bị ngấm nước hiệu quả là xác định vị trí gây ra sự cố và khắc phục chúng. Khi nguyên nhân và vị trí thấm nước bị loại bỏ, tình trạng ngấm nước của tường cũng được khắc phục. Dưới đây là một số cách xử lý được áp dụng phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo nhé.
3.1. Tường bị ngấm nước tại trần nhà
Trần nhà bị ngấm nước có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hệ thống ống nước ngầm bị vỡ, sàn nhà tắm, nhà vệ sinh không được xử lý chống thấm, tầng thượng không có mái che và không được xử lý chống thấm khiến nước mưa ngấm vào tường.
Tìm hiểu thêm: Acrylic là gì? Những ứng dụng của Acrylic trong đời sống
Cách xử lý tường có thể thực hiện như sau:
- Nếu tường bị ngấm nước do đường ống nước: Tìm vị trí ống nước bị hư hỏng và sửa chữa hoặc thay mới ống nước.
- Nếu tường ngấm nước do sàn: Sử dụng hỗn hợp xi măng, cát và vật liệu chống thấm để trám bít lại những vị trí bị nứt, thấm nước. Sau khi đã hoàn thành, tiếp tục sử dụng gạch men để lát sàn nhằm tăng khả năng chống thấm hiệu quả hơn.
- Nếu trần nhà bị thấm nhưng mức độ nhẹ, chỉ mới xuất hiện các vết ố thì có thể xử lý bằng cách sử dụng sơn chống thấm để ngăn ngừa tường bị ngấm nước nặng hơn. Tiếp tục dùng chất liệu sợi thủy tinh và keo chống thấm sơn phủ lên bên trên bề mặt, cuối cùng là trét lại bằng xi măng.
3.2. Tường bị thấm nước do mái nhà
Thấm nước trên mái nhà chủ yếu là do thợ thi công không tiến hành chống thấm cho tường nhà đúng kỹ thuật. Một số nguyên nhân khác khiến mái nhà thấm nước có thể là do kết cấu mái không ổn định, sau một thời gian dài sẽ khiến nước bị tồn đọng và gây ra thấm dột.
Để xử lý tình trạng này, bạn có thể dùng xi măng để trát lại những vị trí bị rạn nứt trên mái nhà. Nếu máng xối bị vỡ, khả năng thoát nước kém thì tốt nhất nên làm lại hoặc dùng xi măng bịt kín lại.
3.3. Tường nhà bị thấm dột
Tường nhà bị thấm dột có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể xử lý như sau:
- Dùng dụng cụ như bay hoặc chổi sắt để cạo bỏ lớp sơn cũ, các mảng vữa có độ liên kết kém.
- Sử dụng keo silicon hoặc xi măng để làm đầy vị trí vừa cạo bỏ sơn, vữa nhằm tạo mặt phẳng để tiến hành chống thấm, hạn chế tình trạng đọng nước sau khi hoàn thành.
- Dùng sơn lót để tăng cường khả năng chống ngấm nước của tường. Tiếp sau đó, bạn sử dụng sơn bóng để phủ bên trên sơn lót, như vậy thì khả năng tường bị ngấm nước sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.
- Ngoài sử dụng sơn, bạn cũng có thể dùng gạch để ốp lên tường nhà nhằm mục đích chống thấm. Ốp gạch cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc tăng cường tính thẩm mỹ của không gian.
4. Cách phòng tránh tường nhà không bị ngấm nước
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đó là kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã truyền đạt lại cho con cháu. Với tình trạng tường nhà bị ngấm nước cũng vậy, tốt hơn hết bạn nên chủ động thi công chống thấm khi đang xây dựng. Tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế mà bạn có thể áp dụng các cách chống ngấm nước cho tường nhà dưới đây:
4.1. Sử dụng chất phụ gia chống thấm dạng bột
Phương pháp chống ngấm nước này mang lại hiệu quả cao và duy trì trong một thời gian dài. Chất chống thấm dạng bột sẽ được pha trộn với vữa hoặc bê tông để chống ngấm nước. Nếu muốn sử dụng, chỉ cần pha trộn bột với nước theo đúng tỉ lệ, sau đó dùng chổi để quét lớp bột chống thấm vừa hòa lên trên bề mặt bê tông.
4.2. Phòng ngừa tường bị ngấm nước bằng sơn chống thấm
Sơn chống thấm có dạng nước, có tác dụng bảo vệ bề mặt tường nhà không bị ngấm nước do các nguyên nhân như nước mưa, hư hỏng đường ống nước… Sơn chống thấm còn có công dụng tăng cường tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp không gian thêm đẹp mắt và ấn tượng hơn.
>>>>>Xem thêm: Quản lý chi tiêu cá nhân là gì ? Cách để làm chủ tài chính với quy tắc 50/20/30?
4.3. Phòng ngừa tường bị ngấm nước bằng hóa chất chống thấm dạng lỏng
Hóa chất chống thấm dạng lỏng được nhiều chủ xây dựng yêu thích vì có khả năng chống thấm rất hiệu quả. Để chống thấm, bạn có thể trộn chất chống thấm này với vữa khi thi công. Sau khi hoàn thành, tường nhà sẽ có công dụng chống thấm nước hữu hiệu, hạn chế tình trạng tường ẩm, nấm mốc, mùi hôi khó chịu.
Trên đây là một số thông tin về cách xử lý tường bị ngấm nước mà Bloggiamgia.edu.vn đã gửi đến bạn. Sau bài viết này, mong rằng bạn sẽ biết cách làm thế nào để tường nhà mình khô ráo, không bị thấm nước, từ đó giúp cho ngôi nhà thêm sạch đẹp hơn.