Tại Việt Nam, các món ăn được chế biến từ chân gà luôn được thực khách 3 miền ưa chuộng. Nào là chân gà luộc, chân gà ngâm sả ớt, chân gà sốt thái, chân gà tàu sì,… Vậy, chân gà bao nhiêu calo, ăn nhiều có mập, béo không? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Chân gà bao nhiêu calo? Ăn nhiều có mập, béo không?
Contents
- 1 1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g chân gà
- 2 2. Chân gà bao nhiêu calo?
- 2.1 2.1. Một cái chân gà bao nhiêu calo?
- 2.2 2.3. Chân gà ngâm sả tắc bao nhiêu calo?
- 2.3 2.4. Chân gà luộc bao nhiêu calo?
- 2.4 2.5. Chân gà nướng bao nhiêu calo?
- 2.5 2.6. Chân gà hấp hành bao nhiêu calo?
- 2.6 2.7. Chân gà sả ớt bao nhiêu calo?
- 2.7 2.8. Chân gà rút xương bao nhiêu calo?
- 2.8 2.9. Chân gà sốt thái bao nhiêu calo?
- 3 3. Những lưu ý khi ăn chân gà
1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g chân gà
Dưới đây là thành phần giá trị dinh dưỡng trong 100g chân gà
- Calo: 215
- Chất đạm: 20gr
- Chất béo: 14.3gr
- Carbs: 0.2gr
- Canxi: 7% giá trị hàng ngày (DV)
- Phốt pho: 7% DV
- Vitamin A: 3% DV
- Vitamin B9: 21% DV
Không chỉ là món ăn thơm ngon mà chân gà còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, chẳng hạn như:
- Hỗ trợ xương chắc khỏe: Chân gà chứa rất nhiều các chất chondroitin, proteoglycan và glycoprotein, là nguồn bổ sung dinh protein dồi dào, giúp cho sụn luôn giữ đủ nước, góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Chân gà còn chứa rất nhiều canxi giúp cho xương chắc hơn, tăng cường cấu trúc và ngăn ngừa nguy cơ gây loãng xương từ sớm.
- Cung cấp nguồn collagen dồi dào: Nhờ thành phần chính là 80% collagen và elastin nên việc ăn chân sẽ rất có lợi cho làn da và tóc, giúp giảm tốc độ lão hóa và giữa cho cấu trúc da của bạn luôn săn chắc.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Chân gà còn chứa nhiều các khoáng chất hố trợ tốt cho hệ miễn dịch như kẽm, đồng, magie, canxi,…
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Các chất dinh dưỡng gồm protein, collagen, glocosamine and chondroitin có trong nước dùng chân gà giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn, ngăn ngừa các chứng đầy bụng, đầy hơi, đặc biệt là giúp ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ bệnh nha chu: Trong chân gà chứa rất nhiều axit aman, chất tạo gelatin giúp răng chắc khỏe hơn, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới nứu.
- Làm đẹp da: Axit hyaluronic và chondroitin sulfate có trong chân gà giúp làn da luôn giữ đủ nước và giảm tốc độ lão hóa.
- Hỗ trợ chữa lành chấn thương: protein và canxi có trong chân gà còn đem đến tác dụng hỗ trợ chữa lành chấn thương, giúp tái tạo các dây thần kinh, cơ bắp và xương khớp trong cơ thể. Chính vì vậy, những ai đang trong quá trình chờ hồi phục xương khớp có thể ăn chân gà để đẩy nhanh tốc độ chữa lành xương của cơ thể.
2. Chân gà bao nhiêu calo?
Bạn có thể thấy, chân gà không chỉ thơm ngon mà còn mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe khác. Nhưng nhiều người cũng phân vân không biết ăn chân gà có tăng cân, béo không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào số lượng chân gà bạn ăn trong 1 tuần, cách chế biến cũng như thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao. Trước hết hãy cùng tìm hiểu chân gà có bao nhiêu calo nhé!
2.1. Một cái chân gà bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 chiếc chân gà sẽ cung cấp khoảng 70 kcl. Nhìn chung so với các loại thực phẩm khác, đây là con số không cao. Tuy vậy, một người thường ăn nhiều chiếc chân gà trong 1 lúc nên mức calo nạp vào trong 1 bữa ăn chân gà là tương đối cao.
2.3. Chân gà ngâm sả tắc bao nhiêu calo?
Chăn ga ngâm xả tắc chứa nhiều calo hơn so với chân gà luộc vì các nguyên liệu muối, đường, bột ngọt,… trong món ăn góp phần tăng mức calo trong món ăn. Trung bình 1 chiếc chân gà ngâm sả tắc sẽ cung cấp đến 137 kcl. Tương đương, 1kg chân gà ngâm sả tắc chứa khoảng 1370 kcal trong khi tiêu chuẩn nạp calo hàng ngày của một người trưởng thành nằm trong khoảng 1500 – 2000 kcl.
2.4. Chân gà luộc bao nhiêu calo?
Tìm hiểu thêm: Vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh đối với giấc ngủ
Chân gà luộc có lượng calo thấp nhất trong các món ăn chân gà, do cách chế biến đơn giản nhất và không sử dụng thêm gia vị khi chế biến. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 chân gà luộc chỉ cung cấp khoảng 61 kcal, trong khi 100g chân gà luộc sẽ có khoảng 215 kcal.
2.5. Chân gà nướng bao nhiêu calo?
Mức calo cung cấp bởi chân gà nướng cao vượt trội so với các phương pháp chế biến khác do chân gà nướng được tẩm ướp rất nhiều gia vị và chứa nhiều dầu mỡ.
So với các cách chế biến khác, mức calo trong chân gà nướng sẽ cao hơn do tẩm ướp nhiều hương vị. Cụ thể, một cái chân gà nướng cung cấp khoảng 100 kcal. Còn lượng calo trong chân gà nướng muối ớt khoảng 123 kcal/chân.
2.6. Chân gà hấp hành bao nhiêu calo?
Chân gà hấp hành không sử dụng nhiều dầu mỡ hay gia vị để chế biến nên chúng cung cấp hàm lượng calo tương đối thấp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g chân gà hấp hành chỉ cung cấp mức năng lượng khoảng 75 kcal.
2.7. Chân gà sả ớt bao nhiêu calo?
Mức calo trong chân gà ớt cũng cao khi sử dụng nhiều loại nguyên liệu khi chế biến như sả, ớt, đường, muối,… 1 chân gà sả ớt cung cấp khoảng 130 kcal.
2.8. Chân gà rút xương bao nhiêu calo?
Ước tính, chân gà rút xương sả tắc ước tình cung cấp khoảng 130 kcal/chân trong khi chân gà rút xương ngâm muối chỉ chứa khoảng 137 kcal.
2.9. Chân gà sốt thái bao nhiêu calo?
Món ăn này có lượng calo rất cao do quá trình chế biến sử dụng rất nhiều muối, đường, ớt và các loại gia vị khác. Trong đó phải kể đến là phần nước sốt, chứa rất nhiều gia vị khiến lượng calo trong món ăn này tăng lên chóng mặt. Cụ thể, một chân gà sốt thái chứa đến 150 – 175 calo.
3. Những lưu ý khi ăn chân gà
Để đảm bảo sức khỏe cũng như không bị tăng cân do ăn chân gà, dưới đây là một số lưu ý:
- Kiểm soát số lượng chân gà đã ăn: Bạn cần để ý và kiểm soát số lượng chân gà đã ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành không nên ăn quá 900g chân gà/ ngày để đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều lượng calo mà cơ thể cần
- Không nên ăn quá nhiều chân gà để lượng calo không vượt mức cơ thể cần thiết
- Phụ nữ mang thai có thể bổ sung món ăn này trong thực đơn của mình để tăng collagen, cải thiện hệ miễn dịch, bổ sung thêm canxi đồng thời giảm cảm giác ốm nghén. Lời khuyên là bạn nên ăn chân gà luộc thay vì các phương pháp chế biến khác chứa nhiều dầu mơ và gia vị cay nóng, nhiều đường, muối
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn đọc kinh tối trước khi đi ngủ, những điều quan trọng cần biết
- Đối với người đang trong quá trình giảm cân, có thể ăn chân gà để bổ sung dinh dưỡng nhưng cũng cần kết hợp với thực phẩm chứa tinh bột để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
- Tránh kết hợp chân gà với các thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chất béo vì chân gà rất giàu chất béo và đạm sẵn.
- Chân gà và các món ăn chế biến từ chân gà đem đến nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý phải ăn chân gà đúng cách cũng như số lượng vừa đủ.
Tóm lại, chân gà là một món ăn bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và chống lão hóa. Ăn chân gà bao nhiêu calo, có béo không là câu hỏi còn phụ thuộc vào cách chế biến cũng như số lượng tiêu thụ của mỗi người.
Trong đó, chân gà luộc là kiểu chế biến lành mạnh nhất. Bên cạnh việc kiểm soát số lượng chân gà đã ăn, bạn cũng cần có một chế độ thể dục thể thao lành mạnh để có được vóc dáng lý tưởng nhất.