Thực vật thủy sinh chủ yếu phát triển trong nước. Chúng rất đa dạng về chủng loại, một số loại khá giống với các loại cây thông thường mọc trên mặt đất, trong khi những loại khác lại khá khác biệt về hình dáng. Cây thủy sinh nhìn chung khá dễ trồng và chăm sóc đơn giản. Bên cạnh đó, nhiều loại thủy sinh rất đẹp mắt và có tác dụng làm cây cảnh trang trí cho không gian nội thất. Vì vậy, cây thủy sinh được trồng phổ biến với dạng để bàn và đặt tại văn phòng làm việc.
Bạn đang đọc: Top 6 cây thủy sinh đẹp nên đặt trong phòng làm việc
Nếu chưa biết chọn cây thủy sinh nào để đặt trên bàn làm việc của bạn, hãy tham khảo bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn để có những gợi ý thú vị.
Contents
1. Cây thủy sinh là gì? Phân loại thực vật thủy sinh
1.1. Cây thủy sinh là gì?
Bất kỳ loại thực vật hoặc thảm thực vật nào sống và phát triển trong nước đều được gọi là cây thủy sinh. Chúng được tìm thấy trong tất cả các loại nước dù là nước biển hay nước ngọt. Bạn có thể nhìn thấy cây thủy sinh ở biển, sông, hồ, ao…
Cũng giống như động vật sống dưới nước có những đặc điểm riêng biệt, thực vật thủy sinh cũng có những đặc điểm mà thực vật trên cạn không có.
Chẳng hạn như những loại cây cần được ngâm dưới nước để tồn tại hoặc chúng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong nước. Cũng có nhiều loài thực vật thủy sinh có thể chịu được việc ở ngoài môi trường nước nhưng chỉ sống được trong thời gian ngắn. Chỉ khi sống trong trong nước hoặc môi trường có nước mới tồn tại lâu dài.
1.2. Tầm quan trọng của cây thủy sinh
Mặc dù có nhiều loại thủy sinh sống hoàn toàn dưới nước và chúng ta thậm chí không nhìn thấy được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng chúng mang một tầm quan trọng rất lớn. Chúng là một phần thiết yếu của hệ sinh thái dưới nước .
Hơn nữa, chúng cung cấp oxy cho các loài động vật sống dưới nước. Thực vật thủy sinh còn cung cấp thức ăn cho một số loài động vật sống dưới nước.
Trong khi một số thực vật thủy sinh ở dưới nước, thì có một loại thực vật thủy nổi trên mặt nước ngọt hay sống ở nơi có độ ẩm cao. Một số loại chỉ có một phần (rễ) ở trong nước và thân nổi trên mặt nước. Những loại cây này rất được yêu thích để trồng trong bình hoặc trong các hũ đựng và đặt trên bàn làm việc, góc học tập hay kệ, tủ tivi trong gia đình…
Vì vậy, ngoài vai trò đối với hệ sinh thái nước, cung cấp thức ăn cho động vật dưới nước thì cây thủy sinh còn được dùng để trang trí cho không gian sống và làm việc, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, sự thư giãn và tạo môi trường trong lành cho không gian.
1.2. Phân loại cây thủy sinh
Cây thủy sinh có bốn loại phổ biến: tảo, thực vật nổi, thực vật chìm và thực vật nổi. Việc phân nhóm dựa trên vị trí của rễ và lá của chúng.
- Tảo: Chúng là loại cây thủy sinh phổ biến nhất. Chúng ta có thể tìm thấy chúng ở trên đá, chúng không có rễ, không có lá hay thân.
- Cây thủy sinh có lá nổi: Những cây này không hoàn toàn ở dưới nước nhưng có rễ hút nước. Chúng ta có thể tìm thấy chúng ở nước ngọt hoặc nước mặn. Lá của chúng cứng và lớn để hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Ví dụ bèo tây, lục bình, hoa súng… là những cây thủy sinh nổi.
- Thực vật thủy sinh chìm: Những loại thực vật thủy sinh này đều bám rễ ở tầng dưới cùng của nước. Hầu hết chúng có lá mỏng và hẹp. Cây thủy sinh chìm gần như hoàn toàn ở trong nước như rong rêu.
- Thực vật thủy sinh nổi hoàn toàn: Cũng có thể gọi chúng là thực vật thủy sinh nổi. Chúng bám rễ vào mặt nước, nhưng phần lớn thân cây đều ở trên mặt nước. Chúng yêu cầu ánh sáng mặt trời nhiều và liên tục. Ví dụ cây hà thủ ô và cây củ mài đỏ.
2. Top 6 cây thủy sinh để bàn đẹp, dễ chăm sóc nhất
Có nhiều loại cây thủy sinh sống khác nhau để bạn lựa chọn và mỗi loại cây đều có những yêu cầu riêng về việc chăm sóc. Tham khảo một số loại thực vật thủy sinh dễ chăm sóc dưới đây để trang trí cho bàn làm việc của mình thêm đẹp mắt và sinh động nhé.
2.1. Cây tiên ông – cây thủy sinh để bàn đẹp
Nếu bạn là người yêu thích hoa thì đừng bỏ qua loại cây tiên ông này. Mặc dù là một loại thực vật thủy sinh nhưng nó có hình dáng không khác gì những loại cây trên cạn. Đặc biệt hơn là cây tiên ông có hoa rất đẹp. Màu sắc của hoa cũng rất đa dạng, từ màu trắng, tím đến hồng, xanh…Đặt một bình cây tiên ông tại góc làm việc chắc chắn sẽ khiến tinh thần thêm phấn chấn, vui vẻ hơn.
2.2. Cây hồng môn
Cây hồng môn là loại cây thủy sinh rất được yêu thích để đặt bàn. Nó có hình dáng rất đặc biệt với 4 phần cơ bản là: rễ ở dưới nước, thân và lá, hoa sẽ ở trên mặt nước. Phần rễ trắng và lá xanh đã đủ để tạo sự nổi bật. Thêm vào đó là phần mo hoa đa dạng màu sắc như trắng, hồng, đỏ…và có hình trái tim. Phần hoa của cây hồng môn sẽ mọc thành cụm dài và nằm trên mo hoa.
Loại hoa này rất dễ trồng và chăm sóc. Các bạn chỉ cần cho cây vào trong bình, phần rễ ngâm trong nước, cây sẽ sinh trưởng và phát triển bình thường. Chỉ cần thường xuyên đổi nước và thêm nước cho cây để tránh làm rễ bị hư hỏng.
2.3. Cây kim tiền – cây thủy sinh phong thủy tốt
Nếu bạn muốn trồng một loại cây thực vật thủy sinh vừa đẹp vừa có ý nghĩa phong thủy tốt thì hãy chọn ngay cây kim tiền. Theo quan niệm phong thủy, cây kim tiền sẽ giúp mang tới tài lộc, tiền bạc và sự nghiệp phát triển cho người trồng. Đặc biệt là khi đặt lên bàn làm việc, cây kim tiền sẽ mang tới sự thuận lợi cho công việc của bạn.
Cây kim tiền có loại trồng trên đất, có loại trồng trong nước. Các bạn có thể chọn cây kim tiền thủy sinh để dễ chăm sóc hơn. Chỉ cần bỏ cây vào bình thủy tinh và cho nước cùng chất dinh dưỡng vào trong nước, cây sẽ hấp thu dinh dưỡng từ nước và luôn xanh tươi.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách lựa chọn đèn chùm cổ điển phù hợp cho từng không gian
2.4. Cây vạn lộc
Một loại cây trồng để bàn được nhiều người lựa chọn nhất định không thể không nói tới cây vạn lộc. Cũng như cây kim tiền, cây vạn lộc cũng có ý nghĩa phong thủy nhất định. Cây vạn lộc sẽ giúp mệnh chủ thu hút tài lộc, vận may, chiêu dụ tiền tài, phú quý.
Cây vạn lộc có thể trồng cả trong nước lẫn trong đất. Tuy nhiên, nếu chọn để đặt bàn thì cây vạn lộc thủy sinh sẽ dễ trồng và ít công chăm sóc hơn.
Cây vạn lộc có phần lá màu đỏ hoặc hồng, phần viền lá màu xanh lục, hoa có màu trắng. Có những loại vạn lộc sẽ có phần gân lá màu xanh và phần lá màu hồng. Với màu sắc nổi bật, rực rỡ, cây vạn lộc sẽ giúp bàn làm việc của bạn thêm ấn tượng.
2.5. Cây buồm trắng
Cây buồm trắng hay còn được gọi là cây lan ý, với đặc trưng là lá dài xanh mượt, thân và lá đều thanh mảnh, phần hoa màu trắng tinh khôi. Cây không chỉ mang nét đẹp thanh thuần mà còn có tác dụng hút các chất độc hại từ thiết bị điện tử trong phòng làm việc. Vì vậy, ngoài việc tạo tính thẩm mỹ, trang trí cho căn phòng thì cây buồm trắng còn rất tốt cho sức khỏe con người.
2.6. Cây Bàng Singapore
Nhiều người hẳn đã từng thấy một cây bàng singapore to lớn được trồng trong chậu cây có nhiều đất và sỏi trắng trang trí bên trên. Thế nhưng một điều mà các bạn vẫn chưa biết là bàng singapore còn có loài thủy sinh trồng trong nước.
Cây bàng singapore thủy sinh có kích thước rất nhỏ nhắn, ít phát triển nên rất thích hợp để trồng trong những bình thủy tinh nhỏ và đặt trên bàn làm việc. Lá cây bàng dày và lớn, có màu xanh tươi mát sẽ giúp nơi làm việc của bạn thêm mát mẻ và hài hòa với yếu tố thiên nhiên.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh flan thơm ngon béo ngậy tại nhà
Trên đây là top 6 cây thủy sinh để bàn dễ trồng, dễ chăm sóc nên có trên bàn làm việc mà Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp lại. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại thực vật thủy sinh khác mà các bạn có thể tham khảo như: cây cỏ đồng tiền, dây thường xuân, cây trúc phú quý, cây rau má dù, cây rong đuôi, bèo Nhật, bèo vẩy ốc, rêu java, tảo cầu, nha đam thủy sinh, cây ngọc ngân…Hãy chọn một hoặc một vài loại cây để đặt trên bàn làm việc hoặc trong phòng làm việc của mình để tạo không gian gần gũi với thiên nhiên, giúp thư giãn tinh thần tốt hơn trong những giờ làm việc mệt mỏi nhé.