Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Rate this post

Một phòng ngủ bừa bộn có thể khiến bạn căng thẳng, cáu gắt mỗi ngày và thậm chí ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bạn. Vệ sinh phòng phủ đúng cách sẽ giúp bạn có một không gian lý tưởng, thư giãn để nạp năng lượng cho ngày mới. Vì vậy, sau những ngày làm việc bận rộn, hãy dành một giờ để dọn dẹp phòng ngủ của mình nhé. Đừng bỏ lỡ cách vệ sinh phòng ngủ mà VUA NỆM mách nhỏ đến bạn trong bài viết này. 

Bạn đang đọc: Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

1. 3 lý do thuyết phục nên áp dụng cách vệ sinh phòng ngủ khoa học

Đối với mỗi gia đình, phòng ngủ luôn được ví như “linh hồn” của một ngôi nhà nên luôn cần được chăm chút tỉ mỉ. Dưới đây là 5 lý do sẽ khiến bạn thực hiện vệ sinh phòng ngủ định kỳ đấy:  

  • Vệ sinh phòng ngủ sẽ đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sức khỏe chúng ta;
  • Tập lối sống sinh hoạt sạch sẽ cho gia đình (bố mẹ cũng như con cái);
  • Tạo cảm giác thích thú và dễ chịu khi bước vào phòng ngủ;

Để làm sạch phòng ngủ một cách khoa học, bạn cần liệt kê các bước và thực hiện theo trình tự bài bản. Bài viết này chia sẻ đến bạn cách vệ sinh phòng ngủ khoa học và dễ dàng nhất.

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Cách vệ sinh phòng ngủ đúng cách – đâu quá khó 

2. Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học, hiệu quả

2.1. Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học bằng việc sắp xếp lại vị trí đồ đạc

Nào! bây giờ hãy bắt tay vào công việc đầu tiên đó là dọn dẹp rác, quần áo bẩn và các đồ đạc không cần thiết ra khỏi phòng. Đó là tất tần tật mọi thứ từ khi xé mác quần áo chưa dọn, đồ ăn vặt đêm khuya, lọ mỹ phẩm đã sử dụng hết… Một mẹo nhỏ là bạn hãy sắp xếp một chiếc sọt rác nhỏ ở trong phòng để gom rác và đổ rác định kỳ. 

Tiếp theo, sắp xếp đồ đạc vào đúng vị trí như kệ sách, bàn làm việc, tủ quần áo… Hãy tập bỏ thói quen vứt đồ bừa bộn để căn phòng trở nên gọn gàng và ngăn nắp ở những lần sau. 

Sau đó, bạn cần làm sạch một số điểm cao nhất như khung cửa sổ, đèn trần, quạt trần, lau sạch các đèn trong phòng ngủ, lau sạch kính khung cửa sổ… 

Bên cạnh đó, nếu phòng ngủ của bạn cũng có một số đồ vật như thảm lót sàn, rèm treo cửa, kệ sách, đồ trang trí… thì cũng hãy dành chút thời gian để hút bụi hoặc giặt sạch sẽ nếu chúng bị dính vết bẩn nhé.

Cuối cùng là sử dụng máy hút bụi và cây lau nhà để làm sạch mọi ngóc ngách trong phòng ngủ của bạn.

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Lau dọn, sắp xếp đồ đạc để căn phòng trở nên gọn gàng sạch sẽ 

2.3. Cách vệ sinh phòng ngủ với việc thay drap giường, vệ sinh nệm, khung giường

Nếu phòng ngủ là ‘linh hồn” của ngôi nhà thì giường nệm sẽ là “trái tim” của phòng ngủ, do đó cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Việc vệ sinh giường ngủ vẫn bị nhiều gia đình hiểu sai rằng “chỉ cần thay drap và giũ mền là xong”. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và chất lượng giấc ngủ thì việc này không đơn giản như vậy. Ngoài thay drap giường sạch sẽ, chúng ta còn cần vệ sinh khung giường và những bộ phận khác. Vệ sinh phòng ngủ định kỳ sẽ giúp bạn có được lợi ích sau: 

  • Loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn gây kích ứng da và có hại cho sức khỏe gia đình bạn;
  • Tạo không gian ngủ thoải mái, dễ chịu để bạn có một giấc ngủ sâu và tốt hơn;
  • Tăng độ bền và tuổi thọ cho giường ngủ;
  • Tăng tính thẩm mỹ để bạn được thư giãn nhất.

3.1. Tháo drap trải giường, vỏ gối và chăn ra ngoài

Bước đầu tiên vệ sinh giường ngủ là di chuyển toàn bộ vật dụng trên mặt đệm và tháo các lớp đồ dùng ở trên như vỏ gối, gối trang trí, chăn…. để mang đi giặt.

Sau khi chuyển hết các vật dụng ở trên giường ra ngoài, bạn cần tháo thêm lớp drap trải giường, ga cố định nệm và lớp bọc để dùng để bảo vệ nệm mang đi giặt cùng với vỏ gối. 

2.3.2. Cách vệ sinh phòng ngủ cho tấm nệm

Nệm tuy đã được phủ qua lớp drap trải giường nhưng cũng cần được vệ sinh thường xuyên, bởi nệm có thể chứa rất nhiều bụi bẩn, ẩm mốc trong thời gian dài. Vì vậy đừng bỏ qua việc hút bụi cho tấm nệm của bạn nhé. 

Bạn nên sử dụng máy hút bụi có gắn cọ lớn trong quá trình vệ sinh mặt trên cùng của nệm. Đồng thời sử dụng vòi hút dài để hút hết bụi khỏi khe rãnh, mép, viền, cạnh của góc nệm. 

Ngoài ra, bạn có thể xử lý ngay vết bẩn, vết ố vàng lâu ngày bằng dung dịch oxy già hòa với nước rửa chén để tạo thành hỗn hợp bọt. Sau đó dùng bàn chải đánh răng nhúng vào bọt nước và chà xát nhẹ nhàng lên vùng nệm bị bẩn. Tiếp theo lau sạch nước thừa bằng một tấm khăn ẩm.

Sau khi đã xử lý vết bẩn, bạn hãy vệ sinh và khử mùi toàn bộ nệm bằng cách rắc baking soda lên khắp bề mặt nệm. Giữ nguyên baking soda ở trên nệm khoảng 30 phút để chúng hút mùi cùng càng chất lòng còn sót lại trong khi loại bỏ vết bẩn. Tiếp theo, sử dụng máy hút bụi để hút hết muối trên bề mặt và trong góc, khe rãnh và đường viền nệm.

Cuối cùng, bạn nên phơi nệm ra ngoài không khí để sấy khô hết những vệt nước còn đọng lại ở trên nệm.

Vậy là vệ sinh xong tấm nệm rồi!

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khóCách vệ sinh phòng ngủ cho tấm nệm sạch sẽ

2.3.3. Cách vệ sinh phòng ngủ với khung giường

Đối với khung giường thì việc vệ sinh cũng rất đơn giản, tùy thuộc vào từng chất liệu như giường bọc da, bọc vải, bọc nỉ, giường gỗ, giường sắt sẽ có một cách lau chùi khác nhau. 

Vệ sinh giường ngủ bằng chất liệu da, cần sử dụng khăn sạch và bàn chải lông mềm, máy hút bụi và đặc biệt là sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành riêng cho da. 

Đối với giường ngủ bọc vải hoặc bọc nỉ, chúng có tính chất khác hoàn toàn với bọc da, bởi chúng có tính thấm hút. Ở loại giường này, bạn có thể tháo lớp bọc vải mang đi giặt khô một cách rất đơn giản. 

Cách vệ sinh phòng ngủ có giường gỗ đơn giản hơn những chất liệu khác, bạn chỉ cần sử dụng bình xịt nước phun lên bề mặt giường rồi dùng khăn lau sạch. Tuy nhiên bạn không nên xịt quá nhiều nước để hạn chế lượng nước tích tụ ở trên bề mặt gỗ sẽ khiến giường hư nhanh hơn. 

Ở chất liệu giường ngủ sắt, chúng ta có thể sử dụng phèn chua, giấm ăn pha loãng với nước sạch thấm lên các vết hoen gỉ và dùng bàn chải lông mềm cọ sạch là được. 

2.3.4. Cách vệ sinh phòng ngủ bằng việc giặt gối, chăn, drap giường

Gối là tấm đệm dùng để kê trực tiếp phần đầu để nằm ngủ ở trên giường. Do đó chúng có thể dính mồ hôi, chất bẩn từ tóc, tế bào chết trên da mặt, gàu, nấm… sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, dị ứng hoặc khó thở. Do đó chúng ta cần thay vỏ gối và đem giặt thường xuyên để luôn thơm mát và sạch sẽ. 

Tương tự như gối, chăn và drap giường cũng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể nên chứa nhiều bụi bẩn. Vì vậy bạn cần tháo ra để mang đi giặt và thay phiên vỏ drap, vỏ chăn khác vào sử dụng. 

  • Vỏ gối và drap giường: giặt cách nhau 2 tuần;
  • Vỏ chăn: giặt cách nhau từ 1 đến 2 tháng; 

Bạn nên dựa vào chất liệu và hướng dẫn sử dụng khi mua sản phẩm mà giặt chúng bằng nước lạnh hay giặt khô. Đặc biệt, nên tránh giặt vỏ bọc giường bằng nước ấm, như vậy sẽ khiến hư nhanh và biến dạng. 

Tìm hiểu thêm: Top 10 xưởng mộc, xưởng gỗ nội thất uy tín tại TPHCM mà bạn cần biết

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Thực hiện giặt chăn, drap và vỏ gối theo định kỳ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ 

3. Trải lại ga giường – chuẩn bị cho một đêm say giấc nào!

3.1. Hướng dẫn cách bảo vệ nệm

Ông bà ta đã có câu “của bền tại người”, do đó để chiếc giường thân yêu của mình có thể phát huy tối đa tuổi thọ thì cần bỏ túi ngay một số mẹo bảo vệ nệm. 

Sau khi đã vệ sinh tấm nệm sạch sẽ, bạn nên thay phiên mặt sử dụng nệm bằng cách đổi chiều hoặc lật tấm nệm. Cách làm này sẽ giúp cho nệm của giữ được độ đàn hồi tốt hơn và gia tăng tuổi thọ cho nệm.

Đối với loại nệm thông thường không phân biệt mặt trên hay mặt dưới, bạn có thể lật mặt bên kia lại để nằm. Hoặc bạn chỉ cần xoay 180 độ đối với những loại nệm phân biệt mặt trên mặt dưới rõ ràng. Lưu ý rằng cứ 3 đến 6 tháng thì nên đổi chiều một lần để nệm lún đều hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng tấm bảo vệ nệm (topper nệm) nhằm bảo vệ tối đa cho chiếc nệm để hạn chế tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn, từ đó sẽ dễ dàng vệ sinh, bảo vệ tấm nệm bên dưới bền và sạch hơn. Hơn nữa, tấm bảo vệ nệm còn rất mềm mại, nhẹ nhàng giúp bạn thoải mái khi sử dụng. Mời bạn đến thăm cửa hàng, đại lý chính hãng của VUA NỆM để được tư vấn về sản phẩm. Hoặc có thể truy cập website tại đây để tìm  hiểu và lựa chọn tấm bảo vệ nệm mà mình ưng ý nhất. 

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Bảo vệ tấm nệm bằng cách sử dụng topper nệm 

3.2. Lắp drap trải giường sạch, lồng vỏ gối

Sau khi đã vệ sinh, sấy khô, lật và bảo vệ nệm thì bạn đã có thể trải ga sạch lên nệm rồi. Tiếp theo là lồng vỏ gối, sau đó đặt gối cùng các đồ trang trí trở lại trên giường. 

Trước khi trải drap và đưa mọi vật dụng về vị trí cũ, hãy lướt tay khắp nệm để kiểm tra xem nệm còn ướt  không? Nếu trải drap và chăn lên nệm ướt có nguy cơ sản sinh nấm mốc gây hại cho sức khỏe của bản thân đấy.

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Trải lại drap giường, lồng vỏ gối để hoàn thiện công việc vệ sinh phòng ngủ

3.3. Cách khử mùi hôi cho giường ngủ hiệu quả

Để phòng ngủ luôn thơm tho và dễ chịu, bạn có thể sử dụng hoa thơm, nến thơm, sáp thơm để ở trong phòng giúp mùi hương lan tỏa dần dần. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu, hương liệu nhỏ vào bông gòn và để ở các góc phòng… sẽ giúp căn phòng của bạn có mùi thơm dễ chịu và thư giãn đầu óc. 

Đối với các loại giường da và vải thường có các loại xịt khử mùi chuyên dụng mà bạn có thể sử dụng, đảm bảo an toàn cho chất liệu sản phẩm cũng như sức khỏe của bản thân.

Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

>>>>>Xem thêm: Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

Sử dụng nến thơm để tạo mùi hương dịu nhẹ cho không gian ngủ của bạn 

Trên đây là những hướng dẫn về cách vệ sinh phòng ngủ mà VUA NỆM muốn gửi đến bạn đọc. Hãy lưu lại cẩm nang hữu ích này cho lần vệ sinh sắp tới và sẽ thật tuyệt vời khi bạn chia sẻ điều thú vị và bổ ích này đến những người bạn của mình. Chúc bạn có phút giây thư giãn tuyệt vời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *