Chăn ga khách sạn luôn có những yêu cầu cao và khắt khe hơn về thời gian giặt giũ và vệ sinh. Khách thuê phòng đều có thể yêu cầu thay chăn ga mới bất cứ lúc nào. Để đảm bảo sự sạch sẽ tối đa thì nhiều nơi sẽ thực hiện giặt chăn ga khách sạn mỗi ngày cho mỗi phòng có khách thuê.
Bạn đang đọc: Tuyệt chiêu giặt chăn ga khách sạn trắng sạch, bền màu với 5 bước đơn giản
Vì vậy, công việc này rất tốn kém thời gian, công sức cũng nhân lực. Do đó, hầu hết các khách sạn đều trang bị cho mình một “dàn” máy giặt công nghiệp phục vụ cho công việc này. Thế nhưng giặt như thế nào để trắng sạch mọi vết bẩn và chăn ga bền màu hơn? Điều này còn tùy thuộc vào cách thực hiện quy trình giặt giũ.
Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mách các bạn tuyệt chiêu giặt chăn ga của khách sạn sạch đẹp như ý với 6 bước đơn giản.
Contents
1. Những nguyên tắc khi sử dụng và giặt chăn ga khách sạn
Chúng ta đều biết, khách hàng đến khách sạn có sự đòi hỏi rất cao về độ sạch sẽ của chăn ga, gối, nệm. Vì vậy, nhân viên cần phải tuân thủ những quy tắc cơ bản trong giặt là chăn ga.
Điều này là rất cần thiết để khẳng định được chất lượng phục vụ của khách sạn. Mặt khác, việc sử dụng và giặt giũ chăn ga đúng nguyên tắc cũng giúp kéo dài tuổi thọ, tăng độ bền màu cho chăn ga. Vậy, đó là những quy tắc nào? Hãy cùng tìm hiểu!
1.1. Giặt chăn ga khách sạn đúng thời gian, đúng cách
Đối với những chăn ga, vỏ chăn, vỏ gối của gia đình thì mỗi tuần cần phải giặt giũ một lần. Nhưng với chăn ga khách sạn thì cần thường xuyên giặt giũ hơn. Khi khách trả phòng thì cần được thu dọn, thay mới và giặt chăn ga đã dùng ngay sau đó.
Để chăn ga đảm bảo sạch sẽ thì những phụ kiện khác như vỏ gối, ruột gối, ruột chăn, nệm giường cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Nệm giường nên được làm sạch mỗi lần một tháng, với ruột chăn, gối thì ít nhất mỗi năm 2 – 3 lần giặt sạch sẽ. Thường xuyên phơi nắng, khử mùi để các phụ kiện được khô ráo, khử mùi ẩm mốc, kháng khuẩn tốt hơn.
Chăn ga phải được giặt đúng cách, có thể bằng tay hoặc giặt bằng máy. Riêng với ruột chăn, ruột gối thì nên giặt khô để đảm bảo độ bền. Các loại chăn ga có chất liệu đặc biệt như lụa, gấm, satin 100% hay len thì không được giặt bằng máy giặt. Hãy thực hiện phương pháp giặt thủ công bằng tay để chăn ga bền, giữ màu và giữ được cấu trúc vải tốt hơn.
1.2. Nguyên tắc trong là ủi chăn ga khách sạn
Số lượng chăn ga trong khách sạn rất lớn nên việc giặt nhiều cùng một lúc là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, khi giặt chăn ga thường bị quấn vào nhau, khiến chúng bị nhăn nhúm sau khi giặt xong.
Lúc này, nhân viên khách sạn cần phải thực hiện công đoạn là, ủi phẳng cho chăn ga. Vừa giúp làm tăng tính thẩm mỹ tốt hơn, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp và chất lượng trong phục vụ của khách sạn.
Là ủi chăn ga sau khi giặt xong cũng là một bước để loại bỏ hết vi khuẩn còn lưu lại trên đó. Cho chăn ga thêm phần sạch sẽ và an toàn hơn với người dùng. Lưu ý rằng, các loại chăn ga lụa không thể là ủi, bởi nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi cấu trúc vải, khiến chăn ga bị khô cứng, nhanh hỏng và biến dạng.
1.3. Sử dụng chăn ga khách sạn đúng cách, khoa học
Không chỉ cần chú ý giặt chăn ga khách sạn đúng cách, đúng thời gian mà còn phải sử dụng chúng đúng cách và khoa học. Từ đó sẽ giúp cho chăn ga được bền đẹp lâu dài và tiết kiệm chi phí thay mới hiệu quả hơn.
Chăn/mền, ga gối bẩn không được để chung và lẫn lộn với chăn ga sạch, vi khuẩn, bụi bẩn có thể “lây” sang và làm bẩn chăn ga sạch. Nếu không phát hiện và giặt sạch lại thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Trường hợp kịp thời phát hiện thì sẽ phải mang chăn đi giặt lại. Việc giặt thường xuyên, liên tục khi không cần thiết sẽ khiến chăn ga nhanh hỏng, giãn và xù nhanh hơn.
Bên cạnh đó, không nên để chăn ga trực tiếp tiếp xúc và chịu nhiệt độ cao. Mức nhiệt cao sẽ khiến cho lớp vải bị khô, xơ, cứng nhắc, làm mất đi sự mềm mại và êm ái của chăn ga; đồng thời, nhiệt độ cao cũng có thể làm biến dạng, thay đổi cấu trúc vải, khiến nó kém bền hơn.
Không để chăn, ga bị dính vết bẩn cứng đầu, khó giặt như nước cafe, xăng dầu…Khi phát hiện chăn ga gối bị bám dính thức ăn, vụn thức ăn, ướt dính đồ uống thì cần xử lý ngay để không làm chất bẩn gây ra những vết ố vàng, loang lổ trên bề mặt, gây mất thẩm mỹ cho chăn ga.
1.4. Bảo quản chăn ga khách sạn đúng cách
Khi giặt chăn ga khách sạn và phơi khô ráo thì cần phải bảo quản đúng cách, đúng quy trình nếu chưa cần dùng tới. Chăn ga nên được gấp gọn gàng, cho vào túi nilon để đựng trong kho hoặc trên ngăn, kệ, tủ đựng đồ, trong ngăn kéo…cùng với túi chống ẩm.
Nó không chỉ giúp chăn ga luôn sạch sẽ, thơm tho mà còn tạo sự khô ráo, tránh bị ẩm mốc, gây mùi. Nhờ chăn ga được bảo quản tốt và đúng cách sẽ làm tăng độ bền, tuổi thọ cao hơn. Lưu ý rằng, nơi chứa đồ, kho bảo quản phải được giữ sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo để không làm ảnh hưởng tới chăn mền.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm chọn mua giường 1m4 phù hợp cho mọi gia đình
Nếu thực hiện đúng và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc trong sử dụng, bảo quản chăn ga khách sạn này sẽ giúp cho chúng được bền đẹp cùng thời gian, sử dụng được nhiều năm liền mà không cần thay mới, tiết kiệm chi phí đáng kể cho các khách sạn, nhà nghỉ.
Xem thêm: Cách xử lý nệm bị nấm mốc tại nhà nhanh nhất
2. Tuyệt chiêu giặt chăn ga khách sạn trắng sạch, bền màu với 5 bước đơn giản
Thực hiện việc giặt chăn ga đúng quy trình cũng là một trong những nguyên tắc cần thiết và quan trọng trong khâu giặt giũ, vệ sinh chăn ga gối của các khách sạn. Tiến hành theo 5 bước đơn giản sau để đảm bảo chăn ga trắng sáng tinh tươm, bền màu như mới.
2.1. Bước 1: Thu dọn chăn ga ngay khi khách trả phòng
Thời gian khách trả phòng thường không cố định, nhưng việc thu gom, dọn đồ dùng trong phòng phải được thực hiện ngay sau khi khách rời đi. Thay cho những chăn ga, đồ dùng đã dùng là những đồ và chăn ga sạch sẽ khác. Như vậy khi khách hàng tiếp theo đến có thể sử dụng được ngay khi nhận phòng.
Việc dọn chăn ga khi khách trả phòng xong cũng sẽ giúp các khách sạn quản lý và phân loại các bộ chăn ga đã dùng để đưa về phòng giặt ủi. Tại phòng giặt ủi, chăn ga sẽ được giặt sạch ngay, tránh để vi khuẩn, bụi bẩn, vết bẩn cứng đầu có cơ hội “sống sót”. Nếu để lâu, vết bẩn có thể bị lan rộng, bám chặt và khó xử lý hơn.
2.2. Bước 2: Mang chăn ga bẩn đến phòng giặt ủi, phân loại chăn ga
Khi đã hoàn thành việc thu gom chăn ga bẩn từ các phòng nghỉ mà khách đã rời đi thì việc tiếp theo chính là mang đồ tới phòng giặt là. Những nhân viên của phòng giặt ủi sẽ thực hiện khâu giặt giũ với máy hoặc bằng tay, tùy theo chất liệu chăn ga, gối.
Để chăn ga được giặt sạch sẽ hơn, nhân viên thu gom cần phải phân loại các bộ chăn ga bị bám bẩn nặng, có vết bẩn cứng đầu và lưu ý với bộ phận giặt là để họ có cách xử lý phù hợp và hiệu quả; đảm bảo cho các bộ chăn ga này giữ được sự trắng sạch, tươi mới giống như bình thường.
Cùng với việc phân loại mức độ bẩn của chăn ga thì nhân viên khách sạn cần phân loại chăn ga theo chất liệu vải riêng. Trong khách sạn, mỗi một loại phòng ngủ sẽ có những loại chăn ga có chất liệu khác nhau như: chăn ga lụa, gấm…dùng cho những phòng VIP, hay chất liệu cotton, cotton pha với các loại vải khác, chăn ga chất liệu tencel, polyester, len, lông…
Tại sao phải phân loại như vậy? Bởi khi phân ra các chất liệu khác nhau thì nhân viên giặt đồ sẽ biết được đâu là loại vải có thể giặt máy và bộ chăn ga nào phải giặt tay. Họ có thể chọn phương thức giặt phù hợp để cho hiệu quả giặt chăn ga khách sạn tối ưu nhất, đảm bảo độ bền cho chăn ga.
Mặt khác, phân loại chất liệu chăn ga dễ phai màu và không phai màu trước khi giặt cũng là công đoạn rất cần thiết. Tách những bộ chăn ga có thể phai màu để giặt riêng, những bộ không phai màu giặt chung với nhau. Điều này giúp cho chăn ga không bị dính màu, loang màu và lẫn màu vào nhau gây mất thẩm mỹ.
Để chăn ga được giặt sạch sẽ hơn, nhân viên thu gom cần phải phân loại các bộ chăn ga
05 bước giúp bạn chọn được drap giường khách sạn ưng ý
2.3. Bước 3: Tiến hành giặt chăn ga khách sạn
Sau khi đã phân loại chăn ga kỹ càng, nhân viên giặt là sẽ thực hiện khâu xử lý giặt. Với những bộ chăn ga phải giặt bằng tay thì cần lưu ý, ngâm đồ trước khi giặt để vết bẩn, bụi bẩn được loại bỏ tốt hơn. Xác định những vị trí bẩn nặng, ố vàng và vò nhẹ nhàng đến khi vết bẩn biến mất.
Tùy theo loại vết bẩn để sử dụng các mẹo nhỏ giúp tẩy trắng như: nước cốt chanh, giấm, chất tẩy rửa mạnh, hóa chất…giữ lại thật sạch với nước nhiều lần, loại bỏ bọt và chất tẩy rửa còn tích tụ bên trong tối đa. Sau đó vắt ráo nước và mang chăn ga đi phơi.
Những loại chăn ga không giặt được bằng máy thì tốt nhất cũng không nên sấy khô. Nhiệt độ cao có thể làm chăn ga bị khô cứng và mất đi sự mềm mại, mượt mà vốn có; ảnh hưởng tới độ bền và màu sắc của chăn ga, khiến chăn ga nhanh bị bạc màu hơn.
Với những chăn ga giặt được bằng máy thì chỉ cần cho chăn ga vào máy giặt, cho dung dịch tẩy rửa vào bên trong và chọn chế độ/chương trình giặt chăn mền đã được thiết lập sẵn trên máy. Cho thêm nước xả vải vào máy để giúp chăn ga thơm tho và tăng độ mềm mịn mỗi khi giặt xong.
Một lưu ý với cả hai cách giặt chăn ga khách sạn là không lạm dụng chất tẩy rửa mạnh. Chỉ nên dùng nước giặt hay dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng. Nên lộn trái chăn, ga ra khi giặt, vẫn đảm bảo sạch sẽ và bền màu hơn.
2.4. Bước 4: Sấy khô và là phẳng chăn ga sau khi giặt
Với những bộ chăn ga giặt tay thì sẽ phải mang đi phơi sau khi giặt xong. Khi chăn ga đã khô thì cần thu gom về và tiến hành là, ủi phẳng phiu.
Những loại chăn ga giặt bằng máy thường sẽ được vắt khô nước và được sấy khô ráo ngay khi vắt xong. Việc sấy khô nên chọn mức nhiệt độ thấp, phù hợp với từng loại chăn để không làm ảnh hưởng tới cấu trúc, chất liệu vải. Chăn ga được giặt sạch và sấy khô sẽ chuyển sang công đoạn là ủi.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh những bộ tranh canvas phòng ngủ ấn tượng
Là ủi chăn ga không chỉ giúp chúng phẳng phiu, đẹp mắt mà còn có tác dụng loại bỏ, diệt trừ hết các loại vi khuẩn còn lưu lại. Đảm bảo cho chăn ga sạch sẽ hơn, an toàn hơn khi sử dụng.
2.5. Bước 5: Bảo quản chăn ga khách sạn
Chăn ga được là ủi phẳng thì sẽ được gấp lại gọn gàng. Khi cần sử dụng, phục vụ phòng khách sạn chỉ việc lấy ra để thay thế những bộ chăn ga bẩn ngay khi khách trả phòng. Những bộ chăn ga thơm tho, sạch sẽ và được gấp gọn gàng sẽ được chuyển tới kho bảo quản.
Có thể đựng vào túi nilon buộc chặt, kín khít hoặc đựng trong ngăn chứa, tủ đồ, kệ đồ để bảo quản thật tốt. Tránh những tác động và sự xâm nhập từ các yếu tố môi trường và con người từ bên ngoài như: nhiệt độ cao, vi khuẩn, bụi bặm, chất bẩn…Nhớ rằng nơi bảo quản đồ cần phải đủ các điều kiện, gồm có: không ẩm thấp, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng, phòng phải khô ráo, thoáng mát.
Như vậy, chúng ta đã vừa cùng với nhau điểm qua những nguyên tắc trong sử dụng chăn ga khách sạn. Bloggiamgia.edu.vn cũng đã chia sẻ với các bạn tuyệt chiêu giặt chăn ga khách sạn luôn sạch sẽ và bền màu như mới với 5 bước nhanh gọn, dễ thực hiện.
Hy vọng các bạn đã lưu về cho mình một quy trình giặt chăn ga hiệu quả. Theo dõi các bài viết khác của Bloggiamgia.edu.vn để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho cuộc sống.