Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Rate this post

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt là cách tiết kiệm thời gian cho mọi người rất hiệu quả. Những gia đình hiện đại, những người không có thời gian tự giặt bằng tay thì sử dụng máy giặt là lựa chọn tối ưu hơn cả. Thế nhưng giặt bằng máy thường khiến vỏ chăn bị xù vải, nhanh giãn, dễ xơ. 

Bạn đang đọc: Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Làm thế nào để giặt máy mà vẫn đảm bảo chất liệu vải luôn bền đẹp, không bai giãn, xù xì và phai màu? Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia sẻ với các bạn cách giặt vỏ chăn với máy giặt giúp vỏ chăn sạch đẹp như mới.

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt là cách tiết kiệm thời gian cho mọi người rất hiệu quả. 

1. Những sai lầm thường gặp khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt

Không ít người gặp sai lầm khi giặt vỏ chăn bằng máy nhưng lại không hề hay biết. Điều này chính là một phần nguyên nhân khiến vỏ chăn nhanh bị bỏng và xù vải chỉ sau vài lần giặt. Đó là những sai lầm nào?

1.1. Không giặt giũ vỏ chăn thường xuyên

Mọi người thường cho rằng, vỏ chăn chỉ bẩn khi có mùi hôi nên rất ít khi giặt giũ, vệ sinh. Nhưng trên thực tế thì vỏ chăn là nơi sinh sống, ẩn cư của rất nhiều loại vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu không giặt giũ thường xuyên, vỏ chăn sẽ là một ổ dịch gây bệnh cho gia đình bạn, gây ngứa ngáy mỗi khi nằm ngủ. 

Thêm vào đó, khi các vết bẩn, vết ố vàng xuất hiện trên chăn không được xử lý kịp thời có thể sẽ lan rộng, khó làm sạch và gây mất thẩm mỹ cho vỏ chăn. Tốt nhất là nên giặt vỏ thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ, an toàn vệ sinh, mang đến giấc ngủ ngon hơn và tuổi thọ của chăn cũng được đảm bảo tốt hơn.

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Nên giặt vỏ thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ, an toàn vệ sinh

1.2. Không kiểm tra vỏ chăn trước khi cho vào máy giặt

Trong vỏ chăn có thể chứa các đồ vật lạ, dính những tạp chất bẩn mà rất khó phát hiện khi nhìn qua loa. Nhưng nhiều người lại thường bỏ qua bước kiểm tra vỏ chăn trước khi cho vào máy giặt nên xảy ra những tình huống rất đáng quan ngại. 

Ví dụ như các loại ghim, kẹp tóc, các mẩu kim loại hay vật nhọn có trong vỏ chăn rơi ra gây hư hỏng máy giặt khi đang máy đang hoạt động.

1.3. Giặt cùng lúc quá nhiều vỏ chăn

Nhiều người cho rằng việc giặt cùng lúc nhiều vỏ chăn có thể giúp tiết kiệm chi phí điện nước, thời gian và công sức, thế nhưng điều này là rất sai lầm. Khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt chỉ nên giặt mỗi lần một chiếc hoặc hai chiếc có màu sắc tương đồng. 

Không nên bỏ quá nhiều vỏ chăn cùng lúc vào máy. Một mặt sẽ không đảm bảo được sự sạch sẽ tối đa, mặt khác có thể duy trì trạng thái hoạt động tốt cho máy giặt, để máy không bị quá tải khi làm việc.

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt mỗi lần một chiếc

1.4. Chọn sai chế độ khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt

Các loại máy giặt được thiết lập nhiều chế độ giặt khác nhau, ví dụ như giặt mạnh, giặt thông thường, giặt nhanh hay giặt chăn mền…Mỗi một chế độ giặt sẽ có tốc độ, nhiệt độ, công đoạn vắt – xả khác nhau. 

Việc chọn sai chế độ giặt có thể làm ảnh hưởng tới độ bền của vỏ chăn, làm thay đổi cấu trúc chất liệu vỏ. Cần phải dựa vào đặc điểm của vỏ chăn mỏng hay dày để điều chỉnh và lựa chọn chế độ giặt phù hợp.

1.5. Sử dụng hóa chất, chất tẩy rửa mạnh khi giặt vỏ chăn

Dung dịch và các chất tẩy rửa có độc tố mạnh sẽ khiến lớp vải của vỏ chăn bị “biến chất”, mất đi đặc tính và cấu trúc ban đầu. Do đó, vỏ chăn nhanh hỏng hơn nếu dùng quá nhiều chất tẩy rửa mạnh. Chưa kể, màu sắc của vỏ chăn sẽ nhanh bị phai, bạc màu và cũ đi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, những vết bẩn lâu ngày chưa được xử lý rất khó làm sạch nên nhiều người lựa chọn giải pháp là chất tẩy chuyên dụng, điều này rất không tốt vì ảnh hưởng đến độ bền của vỏ chăn. Tốt nhất nên hạn chế dùng chất tẩy mạnh mà nên ưu tiên sử dụng những mẹo nhỏ để làm sạch các vết bẩn cứng đầu.

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Dung dịch và các chất tẩy rửa có độc tố mạnh sẽ khiến lớp vải của vỏ chăn bị “biến chất”

1.6. Sấy vỏ chăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Mặc dù có nhiều loại vỏ chăn khá dày dặn nên cần thời gian dài để sấy khô. Nhưng nếu sấy quá lâu ở mức nhiệt độ cao sẽ khiến vỏ chăn trở nên khô cứng, giảm độ mềm mịn vốn có. Nếu như có không gian rộng rãi để phơi đồ thì nên phơi vỏ chăn được khô tự nhiên ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng gay gắt, trực tiếp từ mặt trời.

Sai lầm khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt là điều không thể tránh khỏi với những người lần đầu sử dụng. Nhưng cần biết rút kinh nghiệm và tìm hiểu thêm để tránh mắc những lỗi không đáng có này. Hãy theo dõi phần nội dung tiếp theo để biết những lưu ý cần thiết khi giặt vỏ chăn với máy giặt.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ruột chăn siêu nhẹ

2. Những lưu ý trước khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt

Mặc dù vỏ chăn cũng tương tự như quần áo bình thường nhưng khi giặt với thiết kế khác biệt hơn nên khi giặt bằng máy cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

2.1. Vỏ chăn được làm từ chất liệu gì?

Trước khi giặt vỏ chăn bạn cần xác định được nó có chất liệu gì để xem có nên giặt bằng máy hay không. Khi mua bạn nên hỏi nhân viên bán hàng chất liệu vỏ chăn hoặc quan sát trên tem, mác để biết được nó được làm từ vải gì.

Một số loại vải đặc thù như lụa, satin, gấm,…không nên giặt máy mà chỉ nên vò nhẹ bằng tay. Trong khi những loại vải như cotton, tencel, polyester… thì có thể sử dụng máy để giặt.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những câu chúc ý nghĩa cho ngày quốc tế phụ nữ 8.3

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải
Một số loại vải đặc thù như lụa, satin, gấm,…không nên giặt máy mà chỉ nên vò nhẹ bằng tay

2.2. Phân loại vỏ chăn có màu sắc khác nhau trước khi giặt 

Cũng giống như với quần áo, vỏ chăn có nhiều chất liệu với màu sắc khác nhau. Những loại vỏ chăn có màu sắc trắng thì nên để riêng để giặt riêng. Vì những vỏ chăn có màu sặc sỡ và dễ bị phai màu khi tiếp xúc với nước sẽ dính màu lên vỏ chăn trắng, gây mất thẩm mỹ. 

Những chiếc vỏ chăn có màu sắc khác nhau nên giặt riêng để không bị loang màu, lẫn màu vào nhau. Nên giặt vỏ chăn cùng với ga gối theo bộ để đảm bảo màu sắc của chúng không bị phai và loang lổ khi giặt xong.

2.3. Để quần áo và vỏ chăn riêng khi giặt

Trước khi giặt vỏ chăn bằng máy nên chú ý không để lẫn quần áo vào trong vỏ chăn. Quần áo và vỏ chăn có thiết kế khác nhau với đặc điểm chất liệu không giống nhau. Việc để chung quần áo và chăn ga gối sẽ khiến quá trình giặt máy không được đảm bảo. 

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Trước khi giặt vỏ chăn bằng máy nên chú ý không để lẫn quần áo vào trong vỏ chăn

Bởi mỗi loại vải, loại đồ dùng sẽ có quy trình giặt khác nhau. Nên phân quần áo và vỏ chăn, ga, gối ra riêng biệt để khi giặt lựa chọn đúng chế độ giặt phù hợp.

Những điều bạn nên biết về drap phủ giường

2.4. Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách, không bị xù vải

Vỏ chăn, ga, gối là những thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người khi nằm ngủ. Vì vậy, việc thường xuyên giặt giũ chúng là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giặt quá nhiều lần và giặt bằng máy giặt cũng là nguyên nhân khiến vỏ chăn nhanh hỏng hơn. 

Vậy giặt như thế nào đúng cách, đảm bảo không bị bai giãn, xơ xù? Thực hiện giặt vỏ chăn bằng máy giặt theo quy trình dưới đây.

2.5. Tháo vỏ chăn và làm sạch bụi bẩn, kiểm tra vỏ chăn

Bước đầu tiên cần làm là tháo vỏ chăn ra và làm sạch bụi bẩn trên vỏ chăn để loại bỏ tạp chất nếu có. Kiểm tra xem trong vỏ chăn có dính vật lạ hay không. Như đã nói, việc này giúp an toàn hơn trong quá trình dùng máy giặt. Tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra như hỏng máy giặt, kẹt máy …do vướng phải các loại vật dụng kim loại, vật khô cứng.

2.6. Lộn trái vỏ chăn ra khi giặt giúp vỏ chăn bền màu hơn

Nhiều người thường không để ý tới bước lộn trái vỏ chăn này khi giặt với máy, trong khi đây là bước rất quan trọng. Khi lộn trái vỏ chăn sẽ giúp cho mặt ngoài vỏ chăn không bị xù và màu sắc vẫn được giữ nguyên như mới, bền màu hơn.

2.7. Cho vỏ chăn vào máy giặt và sử dụng chất tẩy rửa phù hợp

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

Tùy vào loại chất liệu của vỏ chăn mà các bạn cần có lựa chọn loại chất tẩy rửa phù hợp.

Tùy vào loại chất liệu của vỏ chăn mà các bạn cần có lựa chọn loại chất tẩy rửa phù hợp. Nhìn chung, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh, kiềm cao để giặt, bởi chúng có thể khiến cho vỏ chăn bị ăn mòn, lớp vải dễ bị xơ và xù lên; đặc biệt, chất tẩy mạnh sẽ khiến vỏ chăn nhanh bị bạc màu, khiến nó trở nên cũ kỹ và bẩn hơn. 

Những chất tẩy rửa nhẹ nhàng như nước giặt, xà phòng chứa ít kiềm vẫn giúp vỏ chăn sạch sẽ nhưng ngăn vỏ chăn phai màu, bạc màu tốt hơn. Tránh xa những loại xà phòng tổng hợp khi giặt vỏ chăn.

2.8. Lựa chọn đúng chế độ giặt trên máy giặt

Chúng ta đều biết, máy giặt có nhiều chế độ giặt khác nhau nên việc điều chỉnh và lựa chọn đúng chế độ giặt cho vỏ chăn mền là hoàn toàn có thể, rất dễ dàng thực hiện. Hãy chọn chế độ giặt chăn mền hoặc giặt ngâm trên máy giặt để máy giặt đúng theo quy trình, nhiệt độ và lực giặt phù hợp với vỏ chăn. 

Đồng thời, lượng nước được dùng cho hai chế độ này cũng nhiều hơn, giúp vỏ chăn sạch sẽ và bền đẹp hơn. Lưu ý rằng, không nên dùng chế độ giặt mạnh tay hoặc vắt cực mạnh, bởi nó sẽ làm cho vỏ chăn bị giãn ra, vải bị xơ hơn và biến dạng nếu dùng lực quá mạnh.

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách không bị xù vải

>>>>>Xem thêm: Bí quyết lựa chọn drap giường 1m8

Hãy chọn chế độ giặt chăn mền hoặc giặt ngâm trên máy giặt

2.9. Phơi vỏ chăn đúng cách sau khi giặt xong với máy

Sau khi giặt chăn xong thì cần phải phơi đúng cách. Không nên dùng các loại máy sấy, quạt sưởi để làm khô vỏ chăn vì nhiệt độ cao sẽ khiến vỏ chăn bị khô cứng, mất đi sự mềm mịn của lớp vải. 

Hãy phơi chăn ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh được ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời. Nhớ là lộn trái vỏ chăn để phơi để màu sắc của vỏ chăn không bị phai đi, vỏ chăn sẽ bền màu như mới trong thời gian nhiều năm liền.

Vỏ chăn nên được trải trên mặt phẳng như bàn, bệ, phản để phơi để không bị nhăn nhúm, co rúm, không bị kéo giãn, chảy xệ như khi phơi bằng sào, dây phơi.

Giặt vỏ chăn bằng máy giặt là thói quen của nhiều gia đình hiện nay, vừa sạch sẽ lại tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức hơn. Thế nhưng để đảm bảo độ bền của vỏ chăn cần phải thực hiện theo quy trình và những lưu ý như trên. 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều mẹo hay trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *