Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Rate this post

Đã bao giờ bạn nghe người khác kể lại rằng bạn hay nói nhảm khi ngủ, nhưng bạn lại hoàn toàn không nhớ gì về điều này? Hay bạn đã từng thấy con bạn hét lên trong đêm, sau đó lại ngủ lại bình thường chưa? Bạn đã bao giờ mong rằng vợ hay chồng mình sẽ tiết lộ một bí mật nào đó lúc nói mê chưa?

Bạn đang đọc: Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Bạn hãy đặt thử một câu hỏi khi vợ hoặc chồng bạn đang ngủ, và đừng ngạc nhiên nếu bạn chỉ nhận được một câu trả lời trống rỗng và vô nghĩa. Một người nói mớ khi ngủ hóa ra lại chẳng nhớ bất kỳ điều gì họ đã nói cả!

Nói mớ khi ngủ có vẻ là một chuyện khá thú vị. Có thể là bạn đang nói chuyện vô thức với những người bạn vô hình lúc nửa đêm, hoặc cũng có thể là bạn đang nói chuyện với một thành viên nào đó trong gia đình hàng đêm. Cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi về nói mớ khi ngủ – những điều bạn cần biết về nói nguyên nhân và cách điều trị nói mớ.

Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Một người nói mớ khi ngủ hóa ra lại chẳng nhớ bất kỳ điều gì họ đã nói cả!

1. Nói mớ khi ngủ là gì?

Nói mớ khi ngủ (somniloquy) là một chứng thuộc nhóm các rối loạn giấc ngủ, xảy ra khi người ta đột nhiên nói trong lúc ngủ. Nói mớ trong giấc ngủ là một tình trạng rất phổ biến, thường thì nó không được xem là một vấn đề y tế nghiêm trọng.

Tiếng nói mớ trong khi ngủ có thể vô hại không đáng quan tâm, nhưng cũng có thể là một câu chuyện sinh động hay thậm chí là chứa những nội dung chỉ dành cho người lớn. Đôi khi, cuộc nói chuyện đó làm người nghe cảm thấy khó chịu và thô tục. Những người nói mớ thường sẽ không nói quá 30 giây mỗi lần, nhưng một số người lại có thể nói mớ rất nhiều lần trong suốt cả đêm.

Nội dung của những lời nói mớ đôi khi là những lời chỉ trích hùng hồn, nhưng nhiều khi lại là những lời lầm bầm rất khó hiểu. Lời nói mớ có thể liên quan đến những câu chuyện đơn giản, cũng có thể liên quan đến những bài phát biểu dài.

Người nói mớ nhiều lúc dường như đang nói chuyện với chính bản thân họ, nhưng cũng nhiều khi như đang trò chuyện với người khác. Họ có thể thì thầm hay thậm chí là hét toáng lên. Nếu bạn ngủ cùng người hay nói mớ, có thể là bạn sẽ chẳng thể chợp mắt nổi.

Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Những người nói mớ thường sẽ không nói quá 30 giây mỗi lần

2. Những ai thường hay nói mớ khi ngủ?

Có rất nhiều người thường xuyên nói mớ khi ngủ. Một nửa số trẻ em từ 3 đến 10 tuổi mắc chứng nói mê, trong khi đó thì khoảng 5% người trưởng thành cũng có tình trạng tương tự. Nói mớ khi ngủ có thể chỉ thỉnh thoảng mới diễn ra, nhưng cũng có khi diễn ra hàng đêm. Một cuộc khảo sát vào năm 2003 cho biết, cứ 10 trẻ lại có hơn 1 trẻ có hiện tượng nói mớ khi ngủ vài đêm trong tuần.

Tỷ lệ nữ giới và nam giới mắc chứng nói mớ là như nhau.

2.1. Triệu chứng của nói mớ

Thật khó để nói cho bạn biết là bạn đang nói mớ khi ngủ. Thường thì mọi người sẽ kể lại với bạn rằng họ nghe thấy bạn hét lên trong đêm khuya hay thậm chí là khi bạn đang ngủ trưa. Hoặc có thể là ai đó sẽ phàn nàn rằng tiếng nói mớ của bạn làm cho họ thức giấc cả đêm.

Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Thật khó để nói cho bạn biết là bạn đang nói mớ khi ngủ.

2.2. Nguyên nhân của nói mớ khi ngủ là gì?

Tuy nhiên thì các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng liệu các cuộc hội thoại trong giấc ngủ có liên quan đến giấc mơ hay không. Việc nói mớ này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ.

Nói mớ trong lúc ngủ thường xuyên xảy ra, và trong đa số các trường hợp thì nó vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nói mớ khi ngủ có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng hay một vấn đề nào đó về sức khỏe.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD) và hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” (sleep terrors) là hai loại rối loạn giấc ngủ có thể khiến người ta la hét trong khi ngủ. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng, hay còn được gọi là cơn khiếp sợ ban đêm, thường đi kèm với những âm thanh đáng sợ khi la hét, giãy giụa và va đập. Cũng thật không dễ dàng để đánh thức ai đó đang trong hiện tượng giấc ngủ kinh hoàng này. Trẻ em mắc hội chứng giấc ngủ kinh hoàng sẽ thường nói mớ và mộng du.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh dành cho các bậc cha mẹ

Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
Những người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM sẽ la hét, càu nhàu và có những hành vi vô thức.

Nói mớ trong khi ngủ cũng thường xảy ra cùng với chứng mộng du và rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (NS-RED), với biểu hiện là ăn khi đang ngủ.

Những yếu tố khác có thể gây ra tình trạng nói mớ bao gồm:

  • Một số loại thuốc điều trị
  • Căng thẳng về mặt cảm xúc
  • Sốt
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần
  • Lạm dụng chất kích thích

3. Làm thế nào để điều trị chứng nói mớ khi ngủ?

Nếu chứng nói mớ khi ngủ của bạn đột ngột xảy ra khi trưởng thành hoặc nó có liên quan đến nỗi sợ hãi, sự la hét cùng các hành động bạo lực khác, cách tốt nhất là hãy đến gặp một chuyên gia về giấc ngủ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu như việc nói mê một cách vô thức làm cản trở giấc ngủ của bạn và những người xung quanh.

Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hãy đến gặp bác sĩ của bạn để tham khảo các phương pháp điều trị

Còn nếu bạn cho rằng con bạn đang có vấn đề về giấc ngủ, hãy đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa.

Chuyên gia về giấc ngủ sẽ hỏi bạn xem bạn đã mắc chứng nói mớ bao lâu rồi. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải hỏi bạn cùng phòng, thậm chí là và bố mẹ của mình, bởi vì có thể là bạn đã bắt đầu nói mớ trong lúc ngủ từ thời thơ ấu.

Không cần một xét nghiệm nào để chẩn đoán nói mớ khi ngủ, tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm khác như nghiên cứu và đo đa ký giấc ngủ (polysomnogram) nếu bạn có dấu hiệu của các loại rối loạn giấc ngủ khác.

Nói mớ khi ngủ rất hiếm khi cần đến các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nói mớ ở mức nghiêm trọng có thể là hậu quả của một rối loạn giấc ngủ liên quan đến sức khỏe, và khi đó bạn cần được điều trị sớm.

4. Có cách nào để giảm chứng nói mớ khi ngủ không?

Không có cách nào để bạn có thể giảm việc nói mớ trong lúc ngủ cả. Tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc có thể khiến bạn nói mớ ít hơn khi ngủ.

Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: [ BẬT MÍ] Làm thế nào để ngủ ngon và trọn vẹn suốt cả đêm dài?

Hãy viết một cuốn nhật ký để xác định thói quen đi ngủ của bạn

Trong vòng hai tuần, hãy ghi chép mỗi lần bạn đi ngủ, khi nào bạn nghĩ bạn sẽ ngủ và khi nào bạn nghĩ bạn sẽ thức dậy. Một số điều sau đây cũng nên viết lại, bao gồm:

  • Các loại thuốc bạn đang dùng, và thời gian trong ngày bạn dùng chúng
  • Những gì bạn uống hàng ngày, uống khi nào, đặc biệt là đồ uống có chứa caffeine như cola, trà, cà phê, và các đồ uống có cồn
  • Thời điểm bạn tập thể dục

Biết được cách hạn chế tình trạng nói mớ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và không khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu. Hãy chú ý đến chất lượng giấc ngủ nhiều hơn và tập buông bỏ các muộn phiền để mỗi lần đặt lưng xuống giường là ngủ luôn tới sáng nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *