Dịch Covid đang trở lại tại Việt Nam với một diễn biến vô cùng phức tạp. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tính đến ngày 1/8/2020, Việt Nam đã có 847 người nhiễm bệnh, 15 người tử vong, cách ly tập trung 27.472 người. Trước tình hình bệnh dịch nguy hiểm như hiện nay, một sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân chống dịch Covid.
Bạn đang đọc: Chống dịch Covid-19 bằng cách đi ngủ – Thật bất ngờ phải không?
Vậy, làm thế nào để tăng sức đề kháng trong mùa dịch? Câu trả lời vô cùng bất ngờ! Chỉ cần ngủ đủ giấc mỗi đêm, bạn đang giúp cho hệ miễn dịch của mình ở trong trạng thái “sẵn sàng” nhất. Vì sao một giấc ngủ ngon mỗi đêm lại khiến cho hệ miễn dịch khỏe mạnh? Cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây để biết được điều diệu kỳ mà giấc ngủ mang đến cho cơ thể nhé!
Contents
1. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch
Một nghiên cứu gần đây của của tiến sĩ người Đức Luciana Besedovsky (nhà nghiên cứu thuộc Khoa Tâm lý học Y tế và Thần kinh học Hành vi tại Đại học Tübingen ở Đức) đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ và khả năng tái tạo hệ miễn dịch.
Luciana Besedovsky đã đưa ra một cái nhìn mới về cách hệ miễn dịch có thể tự phục hồi trong khi ngủ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng các mức độ của tế bào T sẽ giảm trong ba giờ sau khi ngủ và sẽ trở lại sau đó.
Mười bốn mẫu máu được lấy từ các thanh niên khỏe mạnh có độ tuổi trung bình vào khoảng 25. Các mẫu máu được lấy hai lần tại hai thời điểm khi họ ngủ đủ giấc và khi họ thức suốt đêm. Người ta phân tích mức độ của các tế bào T (tế bào bạch cầu và được xem là nền tảng của hệ thống miễn dịch) trong máu của họ.
Khi những người tham gia có một giấc ngủ trọn vẹn, mức độ của tất cả các loại tế bào T đã giảm trong vòng ba giờ sau khi ngủ. Ngược lại, mức độ tế bào T vẫn ở mức cao khi các tình nguyện viên thức suốt đêm.
Không thể xác định được tế bào T đã về đâu khi chúng tách khỏi dòng máu trong quá trình ngủ. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm tác giả có ấn phẩm được xuất bản gần đây trên tờTạp chí Sinh lý học Hoa Kỳ – lý thuyết Sinh lý học tích hợp và so sánh cho thấy các tế bào T này có thể được tích lũy trong các hạch bạch huyết. Sự giảm nhanh mức độ tế bào T trong máu khi ngủ chỉ ra rằng “dù chỉ một đêm không ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch thích nghi”
Besedovsky cho biết trong một thông cáo báo chí: “Đây có thể là một trong những lý do tại sao giấc ngủ thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung.”
2. Bí quyết giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng
Giấc ngủ giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng coi trọng giấc ngủ của mình. Họ thường cố tình bớt đi giờ ngủ của mình để làm việc hoặc đắm chìm trong các phương tiện truyền thông giải trí.
Cuối cùng, những hành động tưởng chừng như chuyện nhỏ ở trên lại làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương nặng nề. Hiểu được vấn đề trên, chúng ta cần phải quan tâm hơn đến chất lượng của giấc ngủ của mình. Dưới đây là các bí quyết giúp cho giấc ngủ của bạn thật ngon và trọn vẹn
2.1 Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thiết lập một giờ đi ngủ và thức giấc cố định. Lâu ngày, cơ thể bạn sẽ làm quen với nhịp sinh học này. Từ đó, mỗi đêm bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao đáng kể.
Tìm hiểu thêm: Những lợi ích bất ngờ của thói quen dọn giường vào buổi sáng
2.2 Không dùng các chất kích thích vào buổi tối
Tuyệt đối không sử dụng cafein ít nhất từ 6 đến 7 giờ trước khi đi ngủ. Chất kích thích này có thể khiến cho não bộ của bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Thay vì uống cafein, bạn có thể dùng một ly sữa nóng hoặc một tách trà hoa cúc để giấc ngủ dễ dàng đến với bản thân hơn.
2.3 Tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Chúng ta đã quá quen với việc dính chặt mắt vào các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, tivi trước khi ngủ. Thói quen này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của chúng ta.
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ cản trở quá trình sản sinh hormone Melatonin – một hormone khiến cho bản thân buồn ngủ. Chính vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử 2h trước khi ngủ.
2.4 Thư giãn trước khi ngủ
Vào buổi tối trước khi ngủ từ 1 – 2 giờ, bạn nên hạn chế các hoạt động có thể gây căng thẳng như làm việc. Hormon cortisol gây khó ngủ sẽ sản sinh khi bạn căng thẳng và mệt mỏi.
Ngoài ra, bạn có thể giúp bản thân thư giãn bằng các bài tập yoga, tắm nước ấm, massage cơ thể…Đây là những bí quyết giúp bạn cảm căng thẳng và đi sâu vào giấc ngủ.
2.5 Không dùng nệm cũ
Một tấm nệm cũ kém chất lượng có thể là nguyên nhân của việc mất ngủ. Các chuyên gia cho rằng, một chiếc nệm cũ trên 8 năm sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, đồng thời, khả năng nâng đỡ của nệm sẽ không còn tốt như xưa.
Khi ngủ, các bộ phận trên cơ thể sẽ tạo ra các áp lực khác nhau trên nệm. Khi nệm đã cũ, chúng sẽ mất dần khả năng đàn hồi, dẫn đến việc không thể nâng đỡ tốt cơ thể khi sử dụng. Nếu đã sử dụng nệm trên 8 năm, bạn nên cân nhắc mua một chiếc nệm mới cho mình.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nệm và nhãn hiệu khác nhau. Nếu cần tìm một nơi mua hàng uy tín, đừng ngần ngại liên hệ ngay Bloggiamgia.edu.vn. Hiện nay, chúng tôi đang tổ chức chương trình “Mua Nệm Cũ Giá 5 triệu”.
Bloggiamgia.edu.vn nhận thu mua tất cả các nệm cũ với giá 5 triệu đồng. Số tiền này sẽ được giảm trừ trực tiếp khi khách hàng mua nệm mới tại Bloggiamgia.edu.vn. Vừa thanh lý được nệm cũ, vừa mua được nệm mới với giá rẻ hơn! Còn chần chừ gì nữa, liên hệ ngay Bloggiamgia.edu.vn nào!
Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc để giúp bạn tìm ra được một tấm nệm phù hợp nhất với sức khỏe bản thân và tình hình tài chính hiện tại. Giấc ngủ của bạn chính là niềm tự hào của chúng tôi!
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Hồng giòn bao nhiêu calo? Ăn hồng giòn có béo không?
Trước tình hình dịch bệnh tái bùng phát như hiện nay, đi ngủ đúng giờ mỗi đêm chính là cách tốt nhất bạn có thể làm để nâng cao sức đề kháng bản thân. Thay vì lo lắng hoang mang vì virus Corona, hãy dành thời gian đầu tư cho giấc ngủ của bản thân đi nào. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về những lợi ích diệu kỳ mà giấc ngủ mang đến cho cơ thể!
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/sleep-disorders/news/20170104/immune-system-reboots-during-sleep