Nghiên cứu cho thấy hầu hết thanh thiếu niên đều không có được số giờ ngủ cần thiết mà các em cần theo khuyến nghị của chuyên gia sức khỏe. Ngày càng có nhiều trẻ em trong độ tuổi này mắc các rối loạn giấc ngủ nhưng không được quan tâm và điều trị kịp thời. Các rối loạn giấc ngủ có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe và thành tích học tập.
Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở thanh niên: Ba mẹ nên làm gì?
Contents
1. Nhu cầu cho giấc ngủ của trẻ trong độ tuổi vị thành niên
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ buồn ngủ của chúng ta tại bất kỳ thời điểm nào trong một ngày. Đầu tiên là đã bao lâu rồi kể từ lần cuối bạn ngủ, đây là yếu tố liên quan đến sự cân bằng giấc ngủ. Nếu bạn thức quá lâu, sự cân bằng giấc ngủ của bạn sẽ bị mất đi. Hệ quả là bạn sẽ buồn ngủ hơn vào ban ngày.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến mức độ buồn ngủ của bạn là nhịp sinh học bên trong cơ thể. Nhịp điệu này hoạt động trong một chu kỳ 24 giờ, ở một người không gặp các vấn đề gì về rối loạn giấc ngủ, nhịp sinh học sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày. Bất kỳ sự xáo động nào trong giờ giấc đi ngủ, chẳng hạn như thức khuya hơn hoặc dậy trễ hơn đều, ít nhiều ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Về lâu dài, thói quen sinh hoạt này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Trẻ ở tuổi vị thành niên được khuyến cáo nên ngủ ít nhất 8-9 tiếng mỗi ngày. Tuy vậy, thói quen thức khuya vào ban đêm, liên tục thay đổi lịch trình khi ngủ có thể khiến các em không ngủ đủ giấc. Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ có thể trở nên rất buồn ngủ vào ban ngày trong khi tỉnh táo vào ban đêm. Kết quả là các em có thể ngủ thiếp đi ở trường và tính khí trở nên thất thường hơn.
2. Tại sao trẻ vị thành niên thường thiếu ngủ?
Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể bắt đầu trải qua nhiều thay đổi trong đó bao gồm cả thói quen đi ngủ. Trước tuổi dậy thì, cơ thể khiến chúng ta thường buồn ngủ vào khoảng 8:00 hoặc 9:00 tối. Khi bắt đầu dậy thì, nhịp sinh học này sẽ thay đổi, chúng ta có thể cảm thấy buồn ngủ trễ hơn vào vài giờ sau đó, vào khoảng 10:00 hoặc 11:00 tối.
Sự thay đổi tự nhiên trong nhịp sinh học của trẻ thanh thiếu niên được gọi là “Nhịp giấc ngủ chậm trễ“. Nhu cầu đi ngủ bị kéo xuống khiến trẻ đi ngủ muộn hơn khoảng hai giờ cộng với việc phái thức dậy sớm để đến trưởng khiến cho số lượng giấc ngủ của trẻ lứa tuổi này bị rút ngắn đáng kể.
Bên cành đó việc tự làm tổn thương mình bằng cách thức quá khuya vào ban đêm để làm bài tập về nhà hoặc sử dụng nhiều caffeine hoặc nicotine cũng sẽ khiến thanh thiếu niên khó có thể có được giấc ngủ chất lượng. Vào cuối tuần, trẻ lại có xu hướng ngủ bù cho các ngày trong tuần, nhưng điều này không mang lại nhiều kết quả tích cực. Thay vào đó, trẻ sẽ còn găp khó khăn hơn để đi ngủ vào tối Chủ Nhật và thức dậy đúng giờ khi tuần học mới bắt đầu.
Ngoài ra, do chưa ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ nên hầu hết các em đều nghĩ rằng trì hoãn giấc ngủ sẽ giúp các em có thêm nhiều thời gian để làm việc mình yêu thích. Thật vậy, chẳng riêng gì trẻ ở độ tuổi này, ngay cả người trưởng thành cũng cho rằng ngủ là một cái gì đó để chinh phục, muốn thành công thì bạn phải ngủ càng ít càng tốt.
Gánh nặng của những nhu cầu này kết hợp với những thay đổi trong cơ thể để khiến thanh thiếu niên khó có được giấc ngủ mà trẻ cần. Điều này khiến trẻ phải chiến đấu hàng ngày chống lại cơn buồn ngủ, vật lộn để thức dậy và đến trường đúng giờ. Việc không ngủ đủ giấc khiến trẻ ngủ gật trong lớp và bỏ qua các hoạt động xã hội, gắn kết gia đình vào cuối tuần.
3. Các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở thanh niên
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thanh thiếu niên ngủ đủ giấc. Bạn nên chú ý việc con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
Tìm hiểu thêm: Cận thị là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị cận thị
- Gặp khó khăn khi thức dậy hầu hết các buổi sáng
- Hành vi cáu kỉnh vào đầu giờ chiều
- Dễ ngủ vào ban ngày
- Bị giảm điểm đột ngột
- Ngủ nướng rất dài vào cuối tuần
Thiếu ngủ không phải là nguyên nhân duy nhất của buồn ngủ ban ngày. Thanh thiếu niên vẫn có thể cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày ngay cả khi họ dành đủ thời gian ngủ vào ban đêm. Sau đây là một số rối loạn giấc ngủ khác thường gặp ở lứa tuổi này:
3.1. Khó thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) xảy ra khi các cơ bên trong cổ họng trở nên thư giãn hơn khi bạn ngủ. Trọng lực làm cho lưỡi chặn đường thở khiến cho người ngủ trở nên khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ trong một vài giấy. Nó có thể xảy ra một vài lần một đêm hoặc thậm chí vài trăm lần mỗi đêm.
Cơ chế tự vệ của cơ thể sẽ cố gắng đánh thức người ngủ tỉnh táo hơn để ngăn chặn sự tắc nghẽn của đường thở và gây ra gián đoạn giấc ngủ. Điều này có thể khiến bạn rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. Những người thừa cân có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn.
3.2. Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là chứng rối loạn giấc ngủ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Nhưng người mắc chứng ngủ rũ sẽ không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, họ có thể ngủ bất ngờ bất cứ lúc nào hoặc bất cứ nơi nào. Những “cơn buồn ngủ” này có thể xảy ra trong khi ăn, đi bộ hoặc lái xe. Rối loạn này thường bắt đầu ảnh hưởng đến khi trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 25.
Đọc thêm: TÌM HIỂU VỀ CHỨNG NGỦ RŨ NARCOLEPSY: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
3.3. Rối loạn nhịp sinh học
Rối loạn này khá phổ biến ở thanh thiếu niên. Chúng có thể khiến trẻ buồn ngủ vào ban ngày khi ở trường và lại tỉnh táo nhất vào ban đêm. Dấu hiệu của rối loạn này bao gồm các vấn đề sau:
- Khó ngủ đến tận chiều tối hoặc sáng sớm
- Khó thức dậy vào buổi sáng đi học
- Ngủ rất muộn vào buổi sáng hoặc chiều vào cuối tuần
4. Cha mẹ nên làm gì?
Bạn nên thường xuyên nhắc nhở con không bao giờ lái xe khi cảm thấy mệt mỏi. Tai nạn liên quan đến lái xe buồn ngủ được gây ra bởi những người trẻ dưới 25 tuổi lấy đi mạng sống của hơn 1.550 người mỗi năm.
Cha mẹ cũng cần giúp thanh thiếu niên đưa ra lựa chọn sáng suốt về thời gian mà trẻ nên dành cho việc học tập. Bạn có thể giúp con tổ chức và cân bằng các nhiệm vụ trong một ngày bao gồm bài vở ở trường lớp, công việc nhà, sinh hoạt câu lạc bộ và thể thao, gia đình và bạn bè. Quyết định điều gì là quan trọng nhất cần ưu tiên và điều gì đôi lúc có thể bỏ qua để tập trung vào việc ngủ.
>>>>>Xem thêm: Chia sẻ thực đơn Low Carb 2 tuần đầu giảm cân và những lưu ý quan trọng
Hầu hết thanh thiếu niên sẽ ngủ ngon hơn nhiều bằng việc phát triển thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt. Vệ sinh giấc ngủ (Sleep Hygene) bao gồm các thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ giúp trẻ có được giấc ngủ chất lượng. Sau đây là một số việc đơn giản cha mẹ có thể làm để giúp con ngủ đủ giấc:
- Hạn chế ánh sáng tiếng ồn trong không gian ngủ để kích thích hormone gây buồn ngủ melatonin tiết ra.
- Giữ cho đầu óc thư giãn trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ bằng cách hạn chế tiếp xúc với các nội dung tranh ảnh, phim, game,… có yếu tố kinh dị, bạo lực hoặc học tập căng thẳng sát giờ đi ngủ
- Không nên dùng các thực phẩm chứa caffeine (bao gồm cà phê, soda và sôcôla) sau 4:00 chiều.
- Một thói quen tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tham khảo các loại thực phẩm giúp ngủ hơn TẠI ĐÂY
- Có thể ngủ trưa nhưng chỉ nên ngủ dưới 60 phút để tránh mất ngủ vào ban đêm
- Trẻ có thể cần phải thức dậy muộn hơn vào cuối tuần nhưng không nên thức dậy muộn hơn hai giờ so với thời gian thức dậy vào ngày trong tuần. Ngủ lâu hơn thế sẽ phá vỡ nghiêm trọng đồng hồ sinh học trong cơ thẻ. Điều này sẽ khiến việc thức dậy đúng giờ vào đầu tuần trở nên khó khăn hơn.
—————–
Thật khó để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về giấc ngủ của thiếu niên. Bạn có thể cho con đi khám khi trẻ gặp những vấn đề với giấc ngủ liên tục trong hơn một vài tuần. Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu hơn về nhu cầu giấc ngủ của thanh niên và “bỏ túi” nhiều biện pháp giúp trẻ có được giấc ngủ chất lượng hơn.
Nguồn tham khảo: https://www.uclahealth.org/sleepcenter/sleep-and-teens