Chúng ta thường thấy những người phụ nữ khi mang thai ngủ nhiều hơn mức bình thường thế nên việc họ bị mất ngủ tưởng chừng là việc không thể. Thế nhưng, sự thật là khi mang thai, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi ngủ vào buổi tối do những bất tiện về hình thể cũng như sự thay đổi hormone. Vậy, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về lý do vì sao bà bầu mất ngủ khi mang thai qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Bỏ túi thông tin hữu ích: Tại sao bà bầu mất ngủ khi mang thai?
Contents
1. Giấc ngủ trong thai kỳ
Theo nghiên cứu của National Sleep Foundation vào năm 1998 thì có tới 78% phụ nữ nói rằng họ bị mất ngủ khi mang thai. Nếu có thể ngủ được, chất lượng giấc ngủ của họ cũng bị giảm bởi nhiều lý do.
Bên cạnh đó, các bà bầu còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhất là vào giai đoạn đầu và giai đoạn ba của thai kỳ. Đây có thể là do sự thay đổi cảm xúc, cơ thể và ảnh hưởng từ các chứng rối loạn giấc ngủ ở bà bầu tạo nên.
2. Lý do mất ngủ
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bà bầu bị mất ngủ khi mang thai. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu:
2.1 Thời gian ngủ
Khi bước vào thời gian đầu của thai kỳ, lượng hormone progesterone trong cơ thể của các bà bầu tăng cao dẫn đến việc thường xuyên thấy mệt mỏi và ngủ nhiều vào ban ngày. Việc này có thể ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học, gây mất ngủ vào ban đêm.
2.2 Nhịp tim tăng
Tăng nhịp tim nhằm cung cấp đủ lượng máu cần thiết đến tử cung và để có đủ máu đến khắp cơ thể. Do đó, khi mang thai, tim cũng phải hoạt động nhiều hơn trước, làm cho các bà bầu dễ bị mất ngủ.
2.3 Tiểu đêm
Trong quá trình mang thai, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng máu tăng trong cơ thể. Quá trình này có thể khiến các bà bầu phải đi vệ sinh nhiều lần trong đêm. Và tình trạng này sẽ tăng dần khi bào thai phát triển dẫn đến tử cung lớn hơn làm gia tăng áp lực lên bàng quang.
2.4 Cuột rút và đau lưng
Với trọng lượng cơ thể ngày càng tăng, lưng và chân của các bà bầu phải chịu nhiều áp lực ngày một nhiều. Các cơn chuột rút và đau lưng xảy ra thường xuyên dẫn đến việc giấc ngủ hay bị gián đoạn, gây khó ngủ. Vào thời điểm này, cơ thể của các bà bầu cũng tạo ra một loại hormone có tên relaxin để chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở. Relaxin giúp thư giãn dây chằng xương chậu nhưng cũng dễ khiến họ bị tổn thương ở vùng lưng.
2.5 Bất tiện vào giai đoạn cuối thai kỳ
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi quá lớn dẫn đến việc khó tìm tư thế ngủ thích hợp cùng với áp lực nặng ở lưng làm cho các bà bầu hay bị mất ngủ. Bên cạnh đó, việc thai kỳ chuyển động thường xuyên trong suốt đêm cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của các bà bầu.
3. Một số triệu chứng rối loạn hay xuất hiện trong thai kỳ
Đi kèm với việc mất ngủ hay ngủ không ngon, các bà bầu còn dễ mắc phải các triệu chứng rối loạn sau:
3.1 Hội chứng chân không yên (RLS)
Hội chứng chân không yên là một dạng rối loạn giấc ngủ hay xảy ra ở các bà bầu. Hội chứng này tạo ra sự khó chịu, đau nhức như có kiến bò ở chân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Bật mí về 4 tư thế ngủ tốt cho nam giới
3.2 Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là một trong những hội chứng làm giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên, gây mất ngủ. Người mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ thường ngáy to rồi dừng một khoảng dài. Sau đó họ có thể bị ngạt thở hoặc thở gấp và dễ bị bừng tỉnh khỏi giấc ngủ.
3.3 Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một hội chứng thường thấy ở những người mang thai. Trong thời gian thai kỳ, hormone progesterone sẽ làm cho van giãn ra khiến tần suất trào ngược dạ dày tăng cao. Triệu chứng này thường xuất ở giai đoạn thai kỳ thứ ba khi thai nhi lớn dần, đè lên ruột và dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản trong đêm có thể dẫn đến tổn thương thực quản và ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bà bầu.
4. Mối liên hệ giữa việc mất ngủ và sức khỏe thai nhi
Bên cạnh việc tác động xấu đến sức khỏe của các bà bầu, mất ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là khi mất ngủ, thai nhi có thể bị:
Chậm phát triển: Thức khuya sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của các bà bầu gây rối loạn hormone. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và kìm hãm tăng trưởng nếu nghiêm trọng.
Bị thiếu máu: Để có thể phát triển khỏe mạnh, thai nhi cần được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng. Khoảng 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian tạo máu tự nhiên trong cơ thể và nếu bỏ qua thời điểm này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
5. Các phương pháp giúp bà bầu ngon giấc
Vì giấc ngủ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của các bà bầu và sự phát triển mạnh khỏe của thai nhi nên các bà bầu cần có các biện pháp hợp lý để bảo đảm cho mình một giấc ngủ ngon và chất lượng.
Ở thời kỳ mang thai, các bà bầu nên hạn chế sử dụng những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ vì có thể có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy, làm thế nào để ngủ ngon giấc khi mang thai? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tham khảo những biện pháp tự nhiên và không ảnh hưởng đến thai nhi sau:
5.1 Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn mang lại rất nhiều lợi ích cho các bà bầu, nhất là giúp quá trình sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn. 30 phút mỗi ngày có thể giúp tinh thần thư giãn và đảm bảo sức khỏe cho các bà bầu. Tuy nhiên, nên tránh vận động mạnh mà hãy tập các bài tập thư giãn như thiền hay yoga để tốt cho việc thả lỏng tinh thần và dễ ngủ hơn.
5.2 Chế độ ăn uống hợp lý
Hãy oại bỏ những thức uống có ga hay caffeine ra khỏi thực đơn hàng ngày và hạn chế dùng chúng vào buổi chiều tối. Việc này sẽ giúp các bà bầu ngủ ngon hơn. Nếu cần phải uống gì đó trước khi ngủ thì một ly sữa hoặc trà thảo mộc cùng mật ong sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Các bà bầu cũng nên tránh dùng những loại thức ăn cay nóng hoặc chiên dầu và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế nguy cơ mắc triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Bên cạnh đó, nếu có thể, các bà bầu cũng đừng nên uống nhiều nước vào buổi tối để không phải đi tiểu nhiều trong đêm làm giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần.
5.3 Vận động chân trước khi ngủ
Để tránh bị chuột rút, các bà bầu có thể ép sát chân vào tường hoặc đứng trên một chân. Việc làm giãn các cơ bắp trước khi ngủ cũng rất có ích. Ngoài ra, hãy chú ý đến việc bổ sung nhiều canxi cho cơ thể để giảm tình trạng chuột rút.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách áp dụng phương pháp thở 4 7 8 để ngủ ngon hơn
5.4 Môi trường ngủ
Hãy đảm bảo mình có một môi trường ngủ tốt với nhiệt độ, ánh sáng phù hợp và một chiếc giường hoàn hảo. Để ngủ ngon vào giai đoạn cuối của thai kỳ khi mà thai nhi đã lớn, các bà bầu có thể dùng các chiếc gối hỗ trợ tư thế ngủ như gối chữ u với thiết kế nâng đỡ tốt lưng, bụng và đầu.
Mất ngủ khi mang thai là một vấn đề gây đau đầu cho rất nhiều bà bầu hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn có thể giúp bạn biết được lý do vì sao bà bầu mất ngủ và có thể hạn chế tình trạng này để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/pregnancy