Dường như mẹ thiên nhiên biết tất cả, đặc biệt là những thứ liên quan đến giấc ngủ. Việc thiếu ngủ thật sự có thể khiến chúng ta dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn, bao gồm cả việc bị nhiễm virus H1N1 hay Covid-19.
Bạn đang đọc: Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể ít bị nhiễm Virus hơn thế nào?
Theo lời bác sĩ y khoa Diwakar Balachandran, giám đốc trung tâm về giấc ngủ tại trường đại học Texas MD Anderson Cancer Center tại Houston: từ xa xưa, tổ tiên con người đã có những lời khuyên về giấc ngủ như: “Nếu không ngủ đủ giấc sẽ dễ bị bệnh” tưởng chừng không thể kiểm chứng, tuy nhiên ngày nay đã có những số liệu thực nghiệm chứng minh việc này là đúng.
Tuy việc ngủ không ngon giấc sẽ dễ khiến chúng ta bị bệnh được xem là chuyện khó tin. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh), có khoảng 50 triệu đến 70 triệu người trưởng thành Mỹ mắc phải các chứng bệnh rối loạn giấc ngủ hoặc không có khả năng giữ mình ở trạng thái tỉnh táo. Mặc dù việc nghỉ ngơi đều đặn không phải dễ trong xã hội hiện đại nhưng nó có thể giúp hệ miễn dịch của bạn tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công từ virus.
Contents
1. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch
Ngủ không đủ giấc đã tạo ra một danh sách dài các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm lý, bao gồm cả những vấn đề có nguồn gốc từ hệ miễn dịch suy yếu. Hệ miễn dịch được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm Virus và bị những bệnh như cảm, cúm và các bệnh tật khác. Khi hệ miễn dịch không thể hoạt động tốt, chúng sẽ không thể thực hiện vai trò của mình. Và kết quả là chúng ta sẽ bị dễ bị nhiễm bệnh.
Thế nhưng, mối quan hệ giữa việc thiếu ngủ và hệ miễn dịch lại không hề đơn giản như ta tưởng. Hệ miễn dịch thực chất rất phức tạp. Nó được tạo ra từ rất nhiều tế bào và protein có trách nhiệm ngăn cản những kẻ xâm lược như cảm và cúm đi vào cơ thể.
“Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào T-cells (là một trong số những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch của chúng ta. Chúng nhận diện các loại virus và vi khuẩn có hại khi các mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể. T-Cell đặc biệt còn có khả năng “nhớ” để mỗi khi các mầm bệnh trên tấn công trở lại (một đợt bùng phát dịch mới chẳng hạn) thì chúng sẽ phản ứng nhanh để dập tắt dịch bệnh sớm hơn những cơ thể mới bị bệnh đó lần đầu) sẽ giảm nếu chúng ta bị mất ngủ và các Cytokine gây viêm sẽ tăng lên. Việc này có thể dẫn đến mối đe dọa tiềm tàng đến sự phát triển các bệnh cảm cúm” – Bác sĩ Balachandran chia sẻ thêm.
Nói một cách đơn giản, việc thiếu ngủ có thể ngăn cản các chức năng của hệ miễn dịch. Bạn càng thức nhiều đêm thì khả năng miễn dịch với vi khuẩn hoặc cảm cúm của cơ thể bạn càng giảm bấy nhiêu.
2. Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và những cơn sốt
Thiếu ngủ không những khiến bạn dễ bị nhiễm Virus & cảm cúm hơn mà còn ảnh hưởng đến thời gian phục hồi khi chẳng may cơ thể bị nhiễm bệnh.
Cụ thể, cơ thể chúng ta có khả năng chống lại sự nhiễm trùng gây ra do các cơn sốt và điều này thường xảy ra khi ngủ. Những cơn sốt thường gia tăng vào buổi tối. Nếu chúng ta không ngủ, sự phản vệ của cơ thể sẽ không sẵn sàng. Vì thế sẽ không thể chiến đấu với sự nhiễm trùng đang diễn ra trong cơ thể một cách tốt nhất.
3. Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và vaccine
Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ thể bị thiếu ngủ sẽ ít nhận được sự bảo vệ từ các vaccine cúm dù họ đã tiêm chủng phòng ngừa so với những người được nghỉ ngơi đều đặn.
John Park, MD – Bác sĩ chuyên khoa phổi, một chuyên gia về giấc ngủ thuộc Mayo Clinic ở Rochester, Minn., John Park cũng đồng tình với ý kiến trên: “Chúng ta biết rằng các phản ứng của hệ miễn dịch bị ngăn cản khi cơ thể thiếu ngủ. Tức là, khi bị thiếu ngủ, các kháng thể được sản sinh từ các loại vắc-xin sẽ bị hạn chế. Kháng thể là các phân tử immunoglobulin, do các tế bào lympho B cũng như các tương bào tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ”.
Bác sĩ Park bổ sung rằng: Sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể tiếp nhận chủng ngừa nên một người thiếu ngủ nếu dính phải vi khuẩn cảm cúm cũng sẽ dễ bị bệnh hơn. Vì vậy vẫn cần nên nghỉ ngơi đầy đủ ngay cả khi đã được tiêm chủng Vaccine.
4. Mất ngủ: Vấn đề sống còn
Mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng chống chọi các căn bệnh nghiêm trọng. Theo một cuộc khảo sát, những người thiếu ngủ có nguy cơ cao bị chết do các bệnh về tim. Bạn càng mất ngủ, mức CRP càng tăng. CRP là một dấu hiệu của chứng viêm và chứng viêm này có thể dẫn đến các bệnh về tim.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nhận biết và xử lý rệp giường, mạt giường
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn: viêm là phản ứng của cơ thể trước tình trạng bị tổn thương. Trong một số trường hợp chúng ta cần phải xét nghiệm CRP vì đây là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu. Xét nghiệm CRP giúp đánh giá mức độ viêm và theo dõi đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng.
Những người ngủ ít thường dễ chết sớm hơn những người được nghỉ ngơi đầy đủ bởi nhiều nguyên nhân. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người ngủ khoảng 7 tiếng mỗi ngày có cơ hội sinh tồn cao hơn. Ngược lại, những ai ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày tuổi thọ của họ sẽ ngắn hơn.
5. Để chống lại bệnh tật, chúng ta nên ngủ bao nhiêu lâu?
Có một điều không thể phủ nhận rằng, có một số người vẫn ổn dù không ngủ nhiều. Đó là nếu họ sở hữu một hệ miễn dịch đặc biệt tốt, ngay cả khi không ngủ, khả năng cơ thể chống chọi lại với sự mệt mỏi cũng sẽ được lâu hơn. Một số tìm uống cà phê Starbuck và tự thích nghi. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một hệ miễn dịch yếu, bạn sẽ dễ bị hạ gục bởi sự nhiễm trùng nếu không ngủ đủ giấc.
Trung bình, người trưởng thành thường cần từ 7 đến 8 giờ ngủ mỗi đêm; trẻ em và thiếu niên cần nhiều hơn, từ 9 đến 11 giờ ngủ mỗi đêm. Việc duy trì giấc ngủ đều đặn chính là chìa khóa giúp giữ gìn vệ sinh giấc ngủ tốt và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tóm lại, điều tối quan trọng chúng ta cần phải nhớ ấy là, chúng ta đang sống trong một xã hội 24/7, tức mỗi người đều có 24 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần như nhau, mỗi người đều có công việc và thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện truyền thông như nhau. Thế nên giấc ngủ dần trở nên xa xỉ. Thế nhưng một giấc ngủ tử tế chính là điều kiện quan trọng tạo nên một lối sống khỏe mạnh.
5. Làm thế nào để ngủ đủ giấc
Bác sĩ Balachandran đã đưa ra một số lời khuyên về giấc ngủ như sau: “Hãy đi ngủ và thức dậy vào những giờ giống nhau mỗi ngày”. “Hãy đảm bảo không gian ngủ thích hợp bằng việc tắt máy tính, TV và các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ”.
Hãy cân nhắc đầu tư những chiếc nệm phù hợp với thể trạng và nhu cầu ngủ của mỗi người.
>>>>>Xem thêm: Giường bạt cho trẻ mầm non là gì? Có nên dùng giường bạt cho trẻ mầm non hay không?
Nếu như bạn không nghỉ ngơi đầy đủ thì câu hỏi quan trọng nhất chính là tại sao? Việc không ngủ ấy là do bạn lựa chọn vì cần phải thức để làm việc hay chỉ đơn giản bạn không thể ngủ? Nếu không thể ngủ do bị mất ngủ hoặc đang có vấn đề về sức khỏe, bạn hãy tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để có biện pháp phù hợp.
Các biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ bao gồm thuốc và các lời khuyên về giấc ngủ như: tránh dùng caffeine sau buổi trưa, không sử dụng cồn trong vòng sáu tiếng trước giờ ngủ và không hút thuốc trước khi ngủ. Bạn cũng có thể học cách thư giãn và các kỹ thuật liệu pháp hành vi nhận thức giúp thay đổi những hành động hoặc suy nghĩ gây ảnh hưởng tới khả năng ngủ.
Thật vậy, một giấc ngủ đủ và chất lượng chắc chắn sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm Virus, hoặc nếu nhỡ có bị nhiễm cũng sẽ mau chóng phục hồi hơn.
Nguồn tham khảo: www.webmd.com