Khi bước vào độ tuổi 30 rất nhiều người đều gặp phải khủng hoảng về tâm lý. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi ở độ tuổi này có khá nhiều điều thay đổi khiến họ cảm thấy khó có thể chấp nhận. Vậy khủng hoảng tuổi 30 diễn ra như thế nào và cần phải làm gì để vượt qua? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng tâm lý này ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Khủng hoảng tuổi 30: 4 giai đoạn và 5 cách vượt qua
Contents
1. Khủng hoảng tuổi 30 – Thay đổi bất thường về cảm xúc
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, khi bước vào độ tuổi 30 chúng ta có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng, cảm xúc thay đổi thất thường, lúc lên lúc xuống. Đó là bởi khi này chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong cả công việc lẫn cuộc sống:
1.1. Muốn an phận hơn là phấn đấu
Khi bước vào tuổi 30 nhiều người bắt đầu muốn có một cuộc sống, sự nghiệp ổn định hơn, không còn muốn dồn tâm sức vào công việc nữa. Khi đó, bạn sẽ chẳng còn động lực để cố gắng và phát triển bản thân. Cảm giác cơ thể, suy nghĩ cũng ngày càng trì trệ hơn. Điều ấy làm tâm lý bạn dần xuất hiện các dấu hiệu: Lo lắng, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
1.2. Suy nghĩ về nhiều chuyện trong quá khứ
Một điều dễ thấy nữa ở những người gặp khủng hoảng tuổi 30 đó là thường hay nhớ tới những chuyện trong quá khứ. Nếu bạn được sinh ra trong một gia đình yên ấm thì sẽ cảm thấy luyến tiếc về khoảng thời gian đã qua. Nhưng nếu bạn có một tuổi thơ dữ dội, vất vả thì đó sẽ luôn là vết thương tâm hồn.
Việc suy nghĩ nhiều về quá khứ khiến bạn dễ so sánh với hiện tại. Từ đó tạo ra cảm giác bất an, hoang mang, thậm chí là suy sụp.
1.3. Không hài lòng về sự nghiệp
Mục tiêu sự nghiệp của mỗi người ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau. Khi vừa tốt nghiệp đại học chúng ta thường chỉ mong ước tìm được một công việc đúng ngành nghề với mức lương đủ sống. Thế nhưng, khi tới tuổi 30 chúng ta lại mong ước có một công việc tốt, vị trí và mức lương cao để chất lượng cuộc sống được nâng lên.
Nếu như không đạt được như kỳ vọng chúng ta sẽ bị “vỡ mộng” và rơi vào khủng hoảng tuổi 30. Tình trạng khủng hoảng sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bạn bè, đồng nghiệp xung quanh xây được nhà to, sở hữu xe xịn, thoải mái đi du lịch trong nước, nước ngoài hay được thăng chức.
1.4. Chán nản hôn nhân
Với những người kết hôn từ độ tuổi đôi mươi thì tới 30 tuổi sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản hôn nhân. Nguyên nhân là bởi hai vợ chồng đã hiểu rõ về nhau và không còn gì mới lạ để khám phá nữa. Các cuộc cãi vã cũng xuất hiện ngày càng nhiều, có thể liên quan tới chuyện nhà cửa, con cái, tiền bạc,… Dần dần khiến cả 2 trở nên xa cách, thậm chí là nghi ngờ nhau.
1.5. Lo lắng về con cái
Với những người đã có con thì cuộc sống càng trở nên bận bịu hơn và dường như cuộc sống của họ chỉ xoay quanh con cái. Thời gian dành cho bản thân ngày càng ít đi. Còn với những người tuổi 30 vẫn chưa có con sẽ bắt đầu sợ hãi về khả năng vô sinh. Những khi thấy bạn bè, người thân chia sẻ về con cái sẽ cảm thấy hoang mang, tâm trạng bị trùng xuống.
2. 4 giai đoạn cơ bản của người bị khủng hoảng tuổi 30
Thông thường, một người khi bị khủng hoảng tuổi 30 sẽ trải qua 4 giai đoạn. Đó là:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu bạn sẽ cảm thấy như mình đang bị mắc kẹt giữa những lựa chọn trong cuộc sống. Ví dụ như đang trong một mối quan hệ mệt mỏi không biết nên kết thúc không? Công việc không mấy thú vị liệu có nên từ chức?… Bạn không biết nên đưa ra quyết định như thế nào nên mãi vẫn quẩn quanh trong mớ hỗn độn
- Giai đoạn 2: Bạn ngày càng tin tưởng sẽ có cơ hội đến với mình. Những vấn đề về cảm xúc lúc lên lúc xuống trước đó có thể sẽ được kiểm soát. Điều này giúp bạn tìm ra được những khả năng mới và sở thích, dự định mới cho mình
- Giai đoạn 3: Khi này bạn sẽ bước vào thời kỳ xây dựng kế hoạch mới, cuộc sống mới cho mình
- Giai đoạn 4: Bạn không chỉ quan tâm tới mục đích ban đầu của mình mà còn chú ý tới cả những sở thích, nguyện vọng, mong muốn khác nữa
Tìm hiểu thêm: Áo Bomber là gì? Mách bạn 10 tips phối đồ với bomber đẹp, thời thượng
Số lượng người bị rơi vào khủng hoảng tuổi 30 ngày càng có xu hướng tăng lên. Theo như khảo sát từ Gumtree.com trên 1.100 người trẻ tuổi thì có tới 86% trong số đó thừa nhận bản thân gặp áp lực trong các mối quan hệ tình cảm, gia đình, công việc, tài chính trước độ tuổi 30.
Cứ 5 người lại có 2 người cảm thấy lo lắng rằng bạn thân có thể không kiếm đủ tiền chi tiêu cho cuộc sống. 32% cảm thấy bị áp lực việc kết hôn và có con. 6% có ý định dư cư và số còn lại thì mong muốn thay đổi sự nghiệp toàn diện.
3. Các cách thoát khỏi khủng hoảng tuổi 30
3.1. Thoát khỏi tâm lý vội vàng
Một trong những lý do khiến bạn rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi 30 đó là luôn nhìn vào thành công của bạn bè rồi so sánh với mình và cảm thấy tự trách vì bản thân thua kém hơn. Điều này sẽ khiến bạn càng rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Lúc này, bạn cần nghĩ thoáng hơn. Mỗi người đều sẽ có những sở trường riêng và bạn cũng vậy. Chỉ là bạn đang cần có thêm thời gian để khám phá và phát huy sở trường của mình.
3.2. Dành thêm thời gian để suy ngẫm
Bạn nên dành cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi hay du lịch. Điều đó sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn. Trong chuyến đi này bạn có thể thử thay đổi về suy nghĩ cũng như cách sống của mình. Nếu như không có thời gian đi du lịch thì cũng có thể thử tìm một vài cuốn sách hay để tự chiêm nghiệm cũng như mang lại cho bản thân kiến thức mới và cơ hội mới.
Đồng thời cũng có thể thử áp dụng một số cách ứng xử sau:
- Nếu mệt mỏi thì có thể dừng lại nghỉ ngơi, không cần quá sức
- Tránh xa những cuộc “buôn dưa lê bán dưa chuột” vô bổ
- Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
- Bỏ ngoài tai những lời phán xét tiêu cực, không mang tính xây dựng
- Yêu cầu nếu gặp thiệt hại
- Đề nghị cấp trên tăng lương, thăng chức
3.3. Lên thứ tự ưu tiên trong cuộc sống
Đặt ra quá nhiều kỳ vọng cùng lúc hoặc kỳ vọng quá lớn cũng là lý do đẩy bạn rơi vào khủng hoảng tuổi 30. Vì vậy, hãy dừng lại và lên thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình rồi giải quyết từng việc một. Ví dụ như:
- Thứ nhất, làm cuộc “cách mạng” thay đổi bản thân từ ngoại hình tới cách ứng xử
- Thứ 2, tiếp tục phát triển công việc để được tăng lương, thăng chức hoặc dừng lại và bắt tay khởi nghiệp
- Thứ 3, cân nhắc tới chuyện hôn nhân
- Thứ 4, tham gia khóa học kỹ năng phát triển bản thân
3.4. Sáng tạo những điều mới mẻ
Hãy tạo ra những điều mới mẻ để giúp cuộc sống của bạn thêm phong phú và giàu sức sống hơn. Ví dụ như thay đổi phong cách thời trang, đăng ký tham gia lớp nghệ thuật (đàn, vẽ tranh, khiêu vũ,…), học cách chụp ảnh,… Có vô vàn những điều mới mẻ và thú vị để cho bạn khám phá để giúp cuộc sống thêm màu sắc, từ đó thoát ra khỏi khủng hoảng tuổi 30.
3.5. Đánh giá lại mục tiêu
>>>>>Xem thêm: Thụ động là gì? Những hành động thiết thực cải thiện tính thụ động
Đôi khi bạn cảm thấy hoang mang như đi vào ngõ cụt là do bạn đang theo đuổi những mục tiêu không thực sự phù hợp với bản thân. Vì vậy, hãy bình tĩnh lại và đánh giá cẩn thận về những gì mình đã trải qua. Sau khi suy nghĩ thông suốt bạn sẽ tìm được hướng đi tốt nhất cho mình.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề khủng hoảng tuổi 30 – điều mà cả nam giới lẫn nữ giới khi bước vào độ tuổi này đều có thể gặp phải. Nếu bạn cũng đang rơi vào trạng thái này thì có thể áp dụng các cách chúng tôi đã chia sẻ để vượt qua.