Hồ Chí Minh là một trong 2 thành phố lớn và đông dân cư nhất nước ta. Cũng giống như Hà Nội, TPHCM đã trải qua rất nhiều thay đổi, được tiến hành mở rộng và sáp nhập nhiều lần. Tới nay, thành phố hiện có tổng cộng 24 quận huyện khác nhau. Vậy đó là những quận huyện nào? Dưới đây là tổng hợp chi tiết danh sách 24 quận huyện TPHCM mới nhất hiện nay!
Bạn đang đọc: Tổng hợp danh sách 24 quận huyện TPHCM
Contents
1. Tổng quan về vị trí địa lý của TPHCM
1.1. Diện tích
Trước khi tìm hiểu danh sách 24 quận huyện TPHCM hãy cùng xem diện tích của một trong các thành phố lớn nhất nước ta. Theo tính toán, TPHCM có tổng diện tích là 2.095,39 km².
1.2. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam nằm ở tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông. Hiện thành phố giáp với nhiều tỉnh thành lớn là:
- Phía Bắc: Giáp với tỉnh Bình Dương
- Phía Tây: Giáp với tỉnh Long An và Tây Ninh
- Phía Đông: Giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía Nam: Giáp với tỉnh Tiền Giang và biển Đông
Các điểm cực của TPHCM:
- Điểm cực Bắc: Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
- Điểm cực Tây: Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi
- Điểm cực Nam: Xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
- Điểm cực Đông: Xã Thạnh An, huyện Cần Giờ
1.3. Dân số
Theo thống kê vào năm 2021 thì dân số tại TPHCM là 9.166.800 người. Trong đó, tại khu vực các quận của thành phố có khoảng 7.239.600 người, chiếm 78,98% và các khu vực huyện có khoảng 1.927.200 người, chiếm 21,02%. Mật độ dân số vào khoảng 4.375 người/km². Trong đó, chủ yếu là người dân tộc Kinh. Ngoài ra còn có cả dân tộc Hoa, Khmer,…
1.4. Đặc điểm địa hình
Hồ Chí Minh tọa lạc tại phía Nam của đất nước và là thành phố trực thuộc Trung ương, thuộc miền Đông Nam Bộ. Tính theo đường bộ TPHCM cách thủ đô Hà Nội 1.730km và cách bờ biển Đông tính theo đường chim bay khoảng 50km.
Với vị trí đắc địa, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TPHCM được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả 3 tuyến đường, gồm: Đường bộ, đường không và đường thủy nối liền các tỉnh trong vùng. Đồng thời, đây còn được coi là cửa ngõ của quốc tế.
Đặc điểm địa hình của TPHCM là thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ phía Tây sang phía Đông. Trong đó, vùng cao nằm tại khu vực phía Bắc và Đông Bắc cùng với một phần của Tây Bắc. Độ cao trung bình của vùng cao vào khoảng 10 – 25m.
Ngoài ra còn có một số gò đồi nằm xen kẽ. Độ cao cao nhất của gò đồi lên tới 32m, tiêu biểu có thể kể tới đồi Long Bình tại Thủ Đức. Còn ở phía Nam và Tây Nam là khu vực vùng trũng của TPHCM với độ cao trung bình khoảng 1m, nơi thấp nhất là 0.5m.
1.5. Văn hóa, du lịch
Như đã nói, TPHCM không chỉ là một trung tâm kinh tế, tài chính mà còn là địa điểm văn hóa, du lịch rất lý tưởng. Hàng năm, TPHCM đón hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế ghé thăm.
Trong đó, một số địa điểm du lịch nổi bật của thành phố có thể kể tới như: Nhà thờ Đức Bà, dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, nhà hát Lớn thành phố, Landmark 81 – Tòa nhà cao nhất Việt Nam, bảo tàng lịch sử TPHCM, Bến Nhà Rồng, bảng tàng Phụ nữ Nam Bộ, Thảo Cầm Viên, công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, bảo tàng tranh 3D Artinus,…
Bên cạnh đó, tại TPHCM cũng có nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống như: Lễ hội chùa Phước Hải, lễ hội chùa Ông Bổn, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, lễ giỗ tổ nghề kim hoàn, lễ Kỳ Yên đình Trường Thọ, lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận, lễ Kỳ Yên đình Bình Đông, lễ hội lăng Ông Bà Chiểu, lễ Nghinh Ông,…
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm thủ tục trực tuyến Vietjet (check-in online) nhanh gọn từ A-Z
2. Lịch sử phát triển và danh sách 24 quận huyện TPHCM
Việt Nam nói chung và TPHCM nước ta nói riêng đã có một lịch sử phát triển dài. Cụ thể, vào năm 1698, Chúa Nguyễn đã cử Nguyễn Hữu cảnh – Thống soái của nước ta lúc bấy giờ vào kinh lược đất Phương Nam và đó cũng là lúc mà thành phố Sài Gòn được khai sinh. Tới ngày 05/06/1911, Bác hồ, lúc ấy là người thanh niên trẻ mang tên Nguyễn Tất Thành đã từ Bến Nhà Rồng, Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
Mãi cho tới tháng 07/1976, cái tên Sài Gòn – Gia Định vẫn luôn gắn liền với thành phố lớn nhất tại phía Nam của nước ta. Tuy nhiên, sau khi cuộc kháng chiến chống thành công, Quốc Hội nước ta đã chính thức đi đến quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên này vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quen gọi thành phố với cái tên cũ là Sài Gòn.
Tính tới thời điểm hiện tại thì thành phố Hồ Chí Minh chính là thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất cả nước. Đồng thời, đây cũng là trung tâm văn hóa, giáo dục và kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước.
Sau khi trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay, TPHCM có tổng cộng 24 quận huyện. Cụ thể là 19 quận và 5 huyện. Dưới đây là chi tiết danh sách 24 quận huyện TPHCM:
19 quận của TPHCM:
- Quận 1
- Quận 2
- Quận 3
- Quận 4
- Quận 5
- Quận 6
- Quận 7
- Quận 8
- Quận 9
- Quận 10
- Quận 11
- Quận 12
- Quận Bình Tân
- Quận Bình Thạnh
- Quận Gò Vấp
- Quận Phú Nhuận
- Quận Tân Phú
- Quận Thủ Đức (hiện đã là thành phố trong thành phố)
5 huyện của TPHCM:
- Huyện Nhà Bè
- Huyện Bình Chánh
- Huyện Hóc Môn
- Huyện Cần Giờ
- Huyện Củ Chi
3. Các khu đô thị của TPHCM
Danh sách 24 quận huyện TPHCM được chia làm 5 khu đô thị lớn, đó là:
- Khu đô thị trung tâm TPHCM: Quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình và quận Tân Phú
- Khu đô thị phía Đông TPHCM: Quận 2, quận 9 và Thủ Đức
- Khu đô thị phía Tây TPHCM: Quận Bình Tân và 1 phần của huyện Bình Chánh
- Khu đô thị phía Nam TPHCM: Quận 7, huyện Cần Giờ, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè
- Khu đô thị phía Bắc TPHCM: Quận 12, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn
Theo kế hoạch quy hoạch mới nhất thì từ giờ cho tới năm 2025, TPHCM sẽ phát triển theo phương hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp được đặt ở những khu vực nội thành cũ cùng khu đô thị vệ tinh phát triển theo cả 4 hướng là: Đông – Tây – Nam – Bắc.
4. Bản đồ danh sách 24 quận huyện TPHCM trên Google Map
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn màu tóc tôn da, làm sáng đường nét khuôn mặt
Hiện Google Map đã cập nhật bản đồ mới nhất về 24 quận huyện TPHCM. Bạn có thể tra cứu các tuyến đường, địa điểm du lịch,… của thành phố trên Google Map. Hoặc cũng có thể mua bản đồ giấy tại các nhà sách.
Sử dụng Google Map khi đi du lịch, công tác, sinh sống tại TPHCM rất thuận tiện bởi:
- Có thể tra cứu dễ dàng trên điện thoại, iPad, máy tính,… chỉ cần có kết nối internet
- Tìm kiếm các địa điểm nhanh chóng, chính xác
- Xác định đường quãng đường cần di chuyển
- Dự đoán được thời gian cần di chuyển và các phương tiện có thể sử dụng
Ngoài các phương tiện cá nhân thì tại TPHCM còn có khá nhiều phương tiện công cộng phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân như: Xe ông công nghệ, xe tãi, xe bus.
Trên đây là cập nhật danh sách 24 quận huyện TPHCM hiện nay. Nếu có dịp bạn đừng quên ghé thăm thành phố mang tên Bác để thăm quan những địa điểm du lịch nổi tiếng, những lễ hội ý nghĩa và thưởng thức nền ẩm thực độc đáo ở nơi đây nữa.