Thuật ngữ espresso đã không còn quá xa lạ với người Việt yêu thích cafe trong những năm qua. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu espresso là gì, thậm chí có thể nhầm lẫn nó với cafe là một. Trên thực tế thì không phải như vậy. Vậy chính xác thì espresso là gì? Phân biệt nó với cafe như thế nào? Cách pha chế espresso đúng tiêu chuẩn ra sao? Tất cả sẽ được Bloggiamgia.edu.vn giải đáp trong bài viết này, cùng theo dõi để có thêm thông tin thú vị về espresso nhé.
Bạn đang đọc: Espresso là gì? Phân biệt Espresso với cafe, cách pha Espresso đúng tiêu chuẩn
Contents
1. Espresso là gì? Nguồn gốc của espresso
Có rất nhiều cách hiểu về espresso, nhưng tựu chung lại có 2 quan điểm cơ bản như sau:
Một là, espresso là một loại cafe nhưng đậm đặc và nguyên chất hơn cafe pha thông thường và thường được phục vụ bằng những ly/tách nhỏ. Nó có nồng độ caffeine cao hơn so với các loại cafe khác.
Hai là, espresso là một phương pháp pha chế cafe nhanh bằng cách cho bột cafe nguyên chất đã được xay mịn vào một máy pha cafe chuyên dụng sử dụng tấm lọc, cho nước nóng đi qua tấm lọc đựng bột cafe. Dưới áp lực nén của máy pha cafe và nước nóng đi qua sẽ tạo ra cafe espresso.
Vậy thì thực chất espresso là gì? Quan điểm nào đúng? Chính xác thì espresso là chỉ một phương pháp pha chế cafe chứ không phải là một loại cafe như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên thì ngày nay người ta thường dùng thuật ngữ này để nói về một loại cafe mà không phải là cách thức để pha cà phê. Tóm lại, espresso là một phương pháp pha chế pha chế cafe. Cafe được pha theo cách thức này sẽ được gọi là cafe espresso.
Cafe espresso là thức uống cà phê đậm đặc được pha theo tỷ lệ 1:2 giữa hạt cà phê xay mịn và nước nóng. Nó được làm bằng máy pha cà phê espresso , ép nước qua bột cafe dưới áp suất cực lớn. Một ly espresso ngon phải có hương vị cà phê đậm đà nhưng không được có vị khét hoặc quá đắng.
Phương pháp pha cafe espresso bắt nguồn từ đất nước Ý. Trong tiếng Ý thì espresso nghĩa là express, tức là một loại cách pha cafe nhanh với phục vụ cafe ngay lập tức. Từ sau khi nổi tiếng tại Ý vào những năm 1930, thì espresso đã bắt đầu lan rộng sáng Tây Ban Nha, sau đó là Anh đến Mỹ và giờ là ở các nước Châu Á và Trung Đông.
2. Phân biệt cafe espresso và cafe thông thường
Espresso hay cafe espresso cũng là một loại cafe nhưng có một số điểm khác biệt so với cafe thông thường, ở thành phần, cách pha, đặc điểm của nguyên liệu, nồng độ caffeine…Cụ thể như sau:
2.1. Hương vị espresso đậm đặc hơn
Espresso được làm từ cùng một loại hạt cafe, được chế biến và rang theo cùng một cách. Bất kỳ nguồn gốc và loại cà phê rang nào cũng có thể được sử dụng để pha cà phê espresso.
Nhưng sự khác biệt giữa cà phê thường và cà phê espresso là ở cách xay và cách xử lý hạt cà phê. Bột cafe để pha chế cafe espresso được nghiền mịn hơn và được đóng gói chắc chắn trước khi ép nước nóng qua máy pha cà phê espresso.
Vì vậy, cà phê espresso có hương vị rất đậm đà và nguyên chất. Nó cũng được biến tấu theo nhiều cách để tạo ra các loại cà phê khác như cà phê cappuccino hoặc americano….
Nhìn chung, espresso có tất cả các hương vị giống cà phê thông thường nhưng được mọi hương vị dường như được nhân lên gấp đôi, bao gồm vị đắng, ngọt nhẹ, chua, thơm hơn. Cà phê espresso có kết cấu đặc hơn, mịn hơn cà phê.
2.2. Thành phần của espresso
Một tách cà phê espresso sẽ có hai lớp được tách biệt rõ rệt, bao gồm lớp crema và lớp liquid.
- Lớp crema là lớp bọt trên bề mặt của tách cà phê espresso.
Trong quá trình pha cà phê espresso, carbon dioxide (CO2) cùng với tinh chất và dầu cà phê tạo thành những bong bóng nhỏ nổi lên trên cùng gọi là crema. Lớp bọt này khá đắng và tạo nên đặc trưng cho loại cà phê này.
- Lớp liquid là lớp nước cà phê ở bên dưới lớp crema
Lớp này là lớp nước cà phê tạo nên hương vị chính cho espresso. Khi uống sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị cà phê, từ thơm, đắng, ngọt, chua…
2.3. Lượng caffeine trong espresso
Bởi vì cà phê espresso cô đặc hơn nhiều so với cà phê thông thường, nên nó có hương vị đậm đà hơn và lượng caffeine cao hơn, trung bình từ 5 đến 7 lần so với một tách cà phê pha cùng thể tích.
Nếu như ở cà phê thông thường thì lượng caffeine sẽ từ 80 – 150mg/tách 250ml. Trong khi đó, cà phê espresso có lượng caffeine khoảng 40 – 75mg với một tách chỉ 30ml. Nếu như cùng một lượng thể tích là 250ml thì espresso có lượng caffeine sẽ là cao hơn nhiều lần so với cà phê thông thường.
3. Nguyên tắc và cách pha espresso
3.1. Nguyên tắc khi pha chế
Có một số nguyên tắc khi pha cà phê espresso mà các bạn có thể tham khảo và thực hiện để tạo nên hương vị độc đáo cho cà phê espresso.
Tìm hiểu thêm: TOP 12 quán bún bò Huế ngon nhất TP.HCM đúng chuẩn hương vị Cố đô
- Trộn espresso: Theo đó, các bạn có thể trộn nhiều loại hạt cà phê với nhau, khi xay sẽ khiến chúng trộn lẫn vào nhau để tạo nên những tách cà phê có hương vị đa dạng và độc đáo.
- Rang espresso: Rang hạt cà phê với mức nhiệt độ phù hợp để tạo nên màu sắc cà phê đẹp mặt và có hương vị đúng chuẩn. Thông thường, người ta sẽ ngừng rang cho đến khi hạt cà phê nổi lần thứ nhất.
- Xay espresso: Máy xay kiểu Burr (gồm một bánh xe mài di chuyển và một bề mặt không di chuyển) thường được sử dụng để xay hạt cà phê cho espresso. Thời gian xay hạt chỉ trong 23 – 28 giây, đảm đảm hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bột cà phê và không khí, tránh làm giảm và biến đổi hương vị của cà phê.
- Pha cà phê espresso: Ở nguyên tắc này, các bạn cần phải thực hiện đúng trình tự các bước đúng quy trình để cà phê được thơm ngon. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể cách pha ở phần cách pha cà phê espresso ngay dưới đây.
3.2. Cách pha cà phê espresso thơm ngon
Để pha cà phê espresso, chúng ta thực hiện theo hướng dẫn:
Bước 1: Chuẩn bị bột cà phê và máy pha cà phê
- Ở bước này, nếu đã có bột cà phê sẵn, các bạn có thể tiến hành bước thứ 2.
- Nếu chưa có bột cà phê, các bạn lựa chọn các hạt cà phê để xay thành bột như ở phần 3.1 chúng ta đã tìm hiểu.
- Chuẩn bị máy pha cà phê. Trường hợp không có máy pha cà phê espresso, các bạn có thể sử dụng bình Aeropress.
- Chuẩn bị nước nóng pha cà phê espresso 80 – 90 độ C, hoặc tối đa là 95 độ
- Rửa sạch bộ lọc porta
Bước 2: Nén bột cà phê
- Cho bột cà phê vào bộ lọc torpa
- Dùng dụng cụ nén – được gọi là tamper để nén cà phê với lực vừa phải
- Xả nước nóng trên máy để máy cấp nước ổn định và nhiệt độ nước thích hợp.
- Gắn bộ lọc torpa đã nén bột cà phê dưới vòi nước nóng.
Bước 3: Pha cà phê espresso
Bước cuối cùng sẽ là pha cà phê espresso sau khi đã nén. Lúc này, khi đã gắn bộ lọc torpa dưới vòi nước nóng, các bạn tiếp tục thực hiện như sau:
- Lấy tách đựng cà phê đặt dưới vòi của torpa.
- Ấn xả nước nóng, nước sẽ chảy qua bột cà phê nén trong torpa. Từ vòi của torpa, nước cà phê sẽ chảy xuống dưới tách cà phê đặt cuối cùng.
- Nước cà phê espresso lúc đầu sẽ có màu đen, sau đó sẽ có màu nâu. Phần bọt nổi lên trên bề mặt sẽ xuất hiện khi kết thúc quy trình pha cà phê.
- Lưu ý rằng thời gian để lấy nước cà phê espresso chỉ trong khoảng 23 – 28 giây, để bột cà phê không bị tiếp xúc lâu với không khí. Chỉ nên xay bột cà phê khi cần pha, không nên xay sẵn. Nếu đã xay sẵn thì cần bảo quản kỹ càng trong túi và đóng gói sao cho bột cà phê không bị oxy hóa.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách chọn khoai lang dẻo, ngon, thơm
Chúng ta vừa tìm hiểu espresso là gì, cách pha chế espresso cũng như sự khác biệt của nó với cà phê thông thường. Nếu bạn cũng yêu thích cà phê espresso, hãy dành thời gian chỉ vài phút để tự tay pha chế cho mình một ly espresso tại nhà nhé, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi tự mình thực hiện đó.
>>>Đọc thêm:
- Cafe sữa bao nhiêu calo?
- Cà phê đen bao nhiêu calo?