Cây Mộc Hương đã không còn xa lạ khi đây vị thuốc đông y thường dùng trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa hàng nghìn năm nay. Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng của Mộc Hương. Vậy loài cây này có đặc điểm gì? Loại cây này mang lại công dụng gì cho con người? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vị thuốc Mộc Hương ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cây Mộc Hương: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Contents
1. Sơ lược về cây Mộc Hương
Mộc Hương thuộc họ cúc, thân cỏ và sống lâu năm. Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ khô, cứng chắc cũng như thơm nồng và nhiều dầu. Cây Mộc Hương còn được biết đến là cây quế hoa và nó tên khoa học là Osmanthus Fragrans.
Mộc Hương được tìm thấy nhiều ở vùng châu Á cũng như xuất hiện nhiều ở dãy núi Himalaya và một vài quốc gia như Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay loại thảo dược này được trồng rất nhiều tại Việt Nam.
Loại cây này có rất nhiều ý nghĩa trong phong thủy nên thường được rao bán với giá rất cao, thậm chí đối với các loài cây này, nếu trồng lâu năm có thể lên đến hàng tỷ đồng.
2. Đặc điểm, ý nghĩa của phong thủy Mộc Hương
Hiểu rõ những đặc điểm, ý nghĩa và nắm được Mộc Hương hợp với mệnh gì sẽ giúp bạn quyết định chính xác có nên sử dụng cây trong khuôn viên, nhà ở của mình không. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về loài cây này mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Đặc điểm của cây Mộc Hương
Mộc Hương có thân gỗ nhỏ và chiều cao đạt từ 3 – 12m, các cành của chúng mọc nhiều và tỏa rộng ra xung quanh. Lá dày và hình bầu dục, răng cưa có lá màu xanh thẫm và có đường gân lớn.
Bên cạnh đó, hoa của cây nở quanh năm và rất thơm, đặc biệt vào mùa thu là thời điểm loài cây này nở hoa rực rỡ cũng như tỏa ra mùi thơm quyến rũ lòng người. Hoa mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc như trắng và vàng nhẹ.
Thế nhưng, quả ở cây này ra rất ít, thường cây Mộc Hương cho quả vào mùa xuân và có kích thước nhỏ, quả của cây có hạt và màu xanh lục.
2.2. Ý nghĩa cây Mộc Hương
Mộc Hương mang vẻ đẹp bình dị, chất phác chứ không rạng rỡ và nổi bật như những loài cây khác. Bên cạnh đó, cây còn tỏa ra mùi hương khá đặc biệt mà không phải loài cây nào cũng có được.
Màu sắc nhẹ nhàng cộng với hương thơm đặc biệt của cây Mộc Hương đã được dân gian mô tả rõ qua câu nói “Sắc trà hương Mộc”, qua đó, ta cũng thấy được cây này đã trở thành nét đặc trưng trong tính cách của người Việt: cần cù, bình dị, không hề phô trương nhưng lại luôn có sức hút đối với người xung quanh.
2.3. Cây Mộc Hương hợp với mệnh gì?
Nếu bản mệnh của bạn hợp với cây Mộc Hương thì bạn có thể đặt cây ở trong nhà làm cây phong thủy, cây sẽ mang lại may mắn, tốt lành cho bạn động thời xua đi những điều xui xẻo, không may mắn.
Cây Mộc Hương có hoa màu vàng và trắng, do đó cây sẽ phù hợp với những người mang mệnh Kim. Chính vì vậy, nếu bạn thuộc mệnh Kim và sinh vào các năm dưới đây thì có thể trồng cây Mộc Hương để mang đến tài lộc, may mắn cho bản thân nhé: Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993), Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001), Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985).
3. Có bao nhiêu loại Mộc Hương?
Chúng tôi xin giới thiệu một vài cách để bạn có thể phân biệt các loại cây Mộc Hương trên thị trường hiện nay, cụ thể như sau:
3.1. Cây Mộc Hương ta
Cây Mộc Hương ta thường có kích thước dày hơn, viền lá có xuất hiện răng cưa, vân lá hiện rõ và nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa của của cây Mộc Hương ta mọc đều và xum xuê, thân cây có nhiều vết nứt cùng các đốm sậm màu, hiện rõ sự cằn cỗi trên thân.
3.2. Cây Mộc Hương tàu
Lá của cây Mộc Hương tàu có kích thước mỏng, lá to và tròn hơn, viền lá không có răng cưa, vân lá ít hiện rõ hơn so với cây Mộc Hương có nguồn gốc từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoa của cây Mộc Hương tàu thường mọc không đều và ít hoa hơn so với các loại cây Mộc Hương khác. Thân cây Mộc Hương tàu láng mịn, ít xuất hiện các vết nứt và các đốm sẫm màu.
4. Công dụng của cây Mộc Hương
Cây Mộc Hương có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Hãy cùng khám phá 6 công dụng nổi bật nhất. Cụ thể như:
4.1. Chống viêm giảm đau
Cây Mộc Hương chứa các hợp chất tạo mùi thơm được gọi là tecpen và chúng có thể làm giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế COX hay được gọi là enzym cyclooxygenase. Enzym này được xem là các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen hướng tới.
Tìm hiểu thêm: Top 10 nước hoa nam dưới 2 triệu đáng mua nhất hiện nay
4.2. Làm tăng tháo rỗng dạ dày
Công dụng tiếp theo của cây Mộc Hương có tác dụng tăng tháo rỗng dạ dày đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Thử nghiệm đánh giá dựa trên những người mắc viêm dạ dày mãn tính.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi họ uống thuốc sắc Mộc Hương thì có sự thay đổi sản lượng axit dạ dày hay gastrin huyết thanh và nồng độ somatostatin trong huyết tương.
Hơn thế nữa, thử nghiệm này càng rõ rệt hơn đối với trên tình nguyện viên có sức khỏe bình thường. Khi sử dụng thuốc có thành phần của cây Mộc Hương thì việc làm rỗng dạ dày được rút ngắn rõ rệt cũng như nồng độ motilin trong huyết tương tăng đáng kể sau 30 phút.
4.3. Cây Mộc Hương hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Loại thảo dược này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách loại bỏ vi khuẩn hay virus và các tác nhân nhiễm trùng khác. Đồng thời cây Mộc Hương cũng hữu ích cho bệnh hen suyễn hay bệnh viêm phế quản và ho mãn tính.
4.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Tinh dầu trong cây Mộc Hương làm sạch đường tiêu hóa cũng như thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Sử dụng một vài giọt dầu pha với trà ấm sẽ hỗ trợ các chức năng tiêu hóa đáng kể. Hoạt chất costunolide trong dịch chiết của cây Mộc Hương có tác dụng chống loét mạnh.
Nghiên cứu khi sử dụng nước có thêm thành phần trong cây Mộc Hương trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thông qua đường uống. Sau đó các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra sự thay đổi của các yếu tố như tổng lượng acid dạ dày hay gastrin huyết thanh cũng như nồng độ somatostatin huyết tương.
Từ đó, kết quả trên 5 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy nước sắc Mộc Hương đẩy khá nhanh thời gian làm trống dạ dày và giải phóng motilin nội sinh (P 0,05).
4.5. Cây Mộc Hương tốt cho gan
Theo nhiều nghiên cứu thì cây Mộc Hương cũng có lợi cho việc điều trị bệnh gan, cụ thể như:
Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Chabrol và Charon Nat (1935) thì trong thổ Mộc Hương và hoạt chất của chúng là helene có tác dụng kích thích tiết mật trực tiếp và rất mạnh, do đó chúng sẽ được dùng trong những trường hợp kém gan, sung huyết gan và vàng da.
Bên cạnh đó cũng có một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research cho thấy thành phần trong cây Mộc Hương có thể hỗ trợ điều trị một số tổn thương gan nhất định.
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng những con chuột bị viêm gan do hóa chất ít bị tổn thương gan hơn khi được điều trị bằng chiết xuất các thành phần trong cây Mộc Hương.
4.6. Tốt cho hệ tim mạch
Một nghiên cứu trên thỏ cho thấy chiết xuất từ cây Mộc Hương cải thiện lưu lượng máu mạch vành cũng giảm nhịp tim. Tác dụng này tương tự như ở thỏ được điều trị bằng dược phẩm như diltiazem và digoxin.
Một nghiên cứu tương tự được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Pakistan báo cáo rằng những con thỏ được cho uống ba liều chiết xuất thành phần từ cây Mộc Hương đã cải thiện lưu lượng máu mạch vành cũng như giảm nhịp tim so với những con thỏ không được điều trị.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây Mộc Hương
Cây Mộc Hương thường được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi là thảo dược an toàn (GRAS) khi chúng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng cây Mộc Hương bao gồm chóng mặt và buồn nôn. Vì thế cần lưu ý khi sử dụng cây Mộc Hương như sau:
>>>>>Xem thêm: Khám phá ngay ý nghĩa Hoa Hồng theo từng màu sắc
- Nên sử dụng thực phẩm chức năng có chứa thành phần của cây Mộc Hương theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây Mộc Hương.
- Những người đã từng dị ứng với các họ thực vật thuộc họ Cúc hay họ Compositae như cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, hoa cúc và cúc tần… nên tránh sử dụng cây Mộc Hương.
- Những người bệnh thận nên tránh sử dụng cây Mộc Hương vì chúng chứa axit Aristolochic có thể gây hại cho thận và thậm chí dẫn đến ung thư khi dùng chúng với liều lượng lớn.
- Những người cao huyết áp cũng nên thận trọng khi sử dụng cây Mộc Hương.
- Cây Vạn Tuế là cây gì? Cây Vạn Tuế có ý nghĩa thế nào trong phong thuỷ?
- Cây ngô đồng: Ý nghĩa, công dụng và cách trồng
- Cây hoa trà & Nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Mộc Hương mà chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn, giúp các bạn giải đáp được băn khoăn cây Mộc Hương là cây gì, cây có những công dụng gì đối với sức khỏe từ đó ứng có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.