Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

Rate this post

Rau mầm là một loại thực phẩm phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt trong những năm gần đây. Loại rau này chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà thời gian thu hoạch lại nhanh chóng, đặc biệt rất dễ trồng nên nhiều người lựa chọn trồng tại nhà. Vậy rau mầm là rau gì? Có công dụng ra sao? Hãy cùng theo dõi trong bài viết này!

Bạn đang đọc: Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

1. Rau mầm là gì? Công dụng của rau mầm 

Rau mầm là loại rau non đang ở quá trình mọc mầm, kích thước nhỏ chỉ từ 5 đến 10cm và sống không cần trồng đất. Theo đó, rau mầm lấy dinh dưỡng từ hạt để nảy mầm và tạo ra hai lá mầm trước khi cần ánh sáng mặt trời và đất để có thể phát triển thành cây. 

Mầm cây con có ưu điểm là dễ trồng và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ người sử dụng như vitamin, đạm, chất khoáng, axit amin và phytochemical… Ngoài ra, loại thực phẩm này non, mềm, khá mọng nước nên sử dụng được toàn thân, rễ và lá. Đặc biệt, chúng có vị ngọt hoặc cay nồng tuỳ vào từng loại giống khác nhau. 

Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

​​Tìm hiểu rau mầm là gì? Công dụng của loại rau này

Dưới đây là một số công dụng của rau mầm, đó là: 

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể: Rau mầm chứa vitamin C, đây là chất chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp tăng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Vitamin A trong rau mầm cần thiết cho sự hình thành và phát triển tế bào tim, phổi, thận cùng nhiều cơ quan khác. 
  • Kích thích mọc tóc: Lượng vitamin C trong rau mầm giúp sản xuất collagen tự nhiên, làm mềm tóc, kích thích mọc nhanh dài và dày, chống rụng tóc hiệu quả. 
  • Hỗ trợ sinh sản: Loại thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, sắt… là những chất sản sinh máu, làm tăng khả năng vận chuyển oxy ở trong máu. Trong khi đó, kẽm giữ vai trò cân bằng khả năng sinh sản, ham muốn tình giục ở nam giới và nữ giới. Ở nữ giới thiếu kẽm có thể ức chế sự phát triển, gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Trong khi nam giới sử dụng kẽm thường xuyên mỗi ngày sẽ có lượng tinh trùng khỏe mạnh, số lượng nhiều hơn người không sử dụng.  
  • Làm đẹp da: Những chất oxy hoá làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nguy cơ ung thư…
  • Tốt cho cơ bắp: Các loại hạt, ngũ cốc chứa hàm lượng protein cao, khi được ngâm và nảy mầm lượng protein cũng được cải thiện. Đây là thành phần quan trọng của mọi tế bào trong cơ thể, giúp hình thành và phát triển cơ bắp. 

2. Có các loại rau mầm nào? 

2.1 Rau mầm họ cải

Rau cải mầm thường chứa nhiều chất xơ (hàm lượng này cao gấp 5 lần so với những loại rau thường). Ngoài ra, rau mầm họ cải rất dồi dào vitamin A, C, D, sắt, đạm cùng canxi tốt cho sức khỏe. 

Một số loại mầm họ cải rất được yêu thích là mầm cải xanh, cải thìa, cải xoong, cải ngọt… những loại rau mầm thuộc họ cải dễ trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch nhanh chóng chỉ sau từ 5 đến 7 ngày gieo. 

Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

Rau mầm họ cải rất đa dạng và dễ trồng

2.2 Rau mầm củ cải trắng

Mầm củ cải trắng chứa hàm lượng vitamin E dồi dào, giúp làm đẹp da, chống lão hoá… Ngoài ra, các hàm lượng vitamin A, D hỗ trợ tăng cường thị giác, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng cho cơ thể. Loại rau này có thể chế biến thành các món xào, món lẩu hay món salad trộn… 

2.3 Rau mầm súp lơ xanh

Mầm cây rau súp lơ xanh còn được gọi là rau mầm bông cải xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 30 lần so với súp lơ trưởng thành. Mầm cây này giàu chất chống oxy hoá, làm đẹp da và ngăn ngừa bệnh ung thư. 

>>>Bạn đã biết:

  • Ăn rau mồng tơi có tốt không?
  • Ăn rau diếp cá có tác dụng gì?

2.4 Rau mầm đậu xanh

Mầm đậu xanh (giá đỗ) là loại rau phổ biến nhất trong tất cả các loại mầm, chúng được đánh giá giàu vitamin C, E, lượng calo thấp giúp thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, đồng thời làm đẹp da. 

Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

Rau mầm đậu xanh được nhiều người yêu thích

2.5 Mầm đậu tương (đậu nành)

Mầm đậu nành giàu vitamin nhóm B, C, E hỗ trợ bảo vệ tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, loại mầm này có công dụng ngăn ngừa dấu hiệu lão hoá như da khô, nám, tàn nhang… 

2.6 Mầm đậu Hà Lan

Tuy là loại mầm mới phổ biến trong những năm gần đây, song mầm đậu Hà Lan lại rất được yêu thích do chứa nhiều vitamin E, có tác dụng giải nhiệt cơ thể và làm đẹp da. 

2.7 Rau mầm đậu đỏ, đậu đen

Mầm đậu đỏ, đậu đen giàu khoáng chất như chất chống oxy hoá, đạm, chất xơ, canxi và vitamin E… Đặc biệt, các chất trong mầm họ đậu còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chữa táo bón, ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch, ngăn ngừa lão hoá cùng làm đẹp da. 

2.8 Rau mầm rau muống

Mầm từ hạt rau muống chứa thành phần dinh dưỡng cao, mang đến nhiều loại vitamin, chất xơ và vi lượng cho cơ thể… 

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Tokyo có phải thủ đô của Nhật Bản không?

Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?
Mầm cây rau muống tươi ngon mơn mởn

2.9 Mầm lúa mạch

Mầm lúa mạch hay còn được gọi với tên gọi là cỏ lúa mì chứa một hàm lượng vitamin A cao, giúp điều chỉnh chức năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào, thị lực. Đặc biệt, mầm cây lúa mạch góp phần chống lão hoá và phòng ngừa ung thư hiệu quả. 

2.10 Rau mầm hướng dương

Mầm hướng dương có vị ngọt, bùi và là món ăn vô cùng ngon miệng, bổ dưỡng cho mọi nhà. Loại rau này chứa đến 25% protein, giàu carotene, vitamin B2, khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ, nhất là phụ nữ mang thai… 

3. Có những loại rau mầm nào không ăn được?

Bên cạnh những loại mầm kể trên cũng có một số loại rau mầm mà tuyệt đối chúng ta không nên sử dụng như mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim, mầm khoai lang, mầm khoai tây, mầm họ dưa… 

Theo nhiều nghiên cứu cho biết rằng, Alkaloid Solanine là chất độc có trong mầm khoai tây hay mầm của các loại dưa có thể gây ngộ độc với triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, tức ngực, đau đầu…

Trong khi đó các loại mầm đậu ván, đậu mèo, đậm kiếm… chứa hàm lượng glucozit sinh ra axit cyanhydric (HCN) – đây là một chất độc gây chết người, giống như trong măng và sắn. 

Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

Không phải loại mầm nào cũng có thể ăn được

>>>Đọc thêm: 

  • Rau bồ ngót có công dụng gì?
  • Sự khác nhau giữa rau cần ta và rau cần tây

4. Một số nguy cơ nhiễm hoá chất từ rau mầm

Hầu hết các mầm sẽ được trồng và phát triển trong môi trường ấm, ẩm, đây chính là điều kiện để những loại vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, khi trồng rau trên đất, rơm, xơ dừa… không được tiệt trùng khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển sẽ làm cho rau mầm nhiễm nấm mốc, vi khuẩn như Pythium, E.coli…

Ngoài ra, đất để gieo rau có thể chứa nhiều kim loại nặng cùng hàm lượng nitrat cao khi ăn vào có thể bị ngộ độc, nhất là đối với trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đấy, nếu quá trình chăm sóc rau không đảm bảo an toàn cũng có thể khiến rau bị nhiễm khuẩn. Nước tưới cho rau cũng phải là nước sinh hoạt sạch, sử dụng các loại nước bã chè, nước gạo sẽ khiến cho vi khuẩn gia tăng.

Chưa kể đến khi gieo mầm bằng những hạt có tẩm hóa chất do thời gian thu hoạch ngắn ngày dẫn đến tồn dư hóa chất có thể gây ngộ độc cho người dùng và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vậy nên phải chọn những hạt giống sạch, dành riêng cho rau mầm. 

5. Những lưu ý khi sử dụng rau mầm 

Ăn rau mầm mang đến nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng chúng cũng có thể gây ngộ độc khi ăn sống hay thậm chí là đã nấu chín. Sở dĩ do vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong môi trường ấm áp, ẩm ướt và loại thực phẩm này cũng được trồng trong điều kiện này. Trong đó tiêu chảy và sốt, đau quặn bụng là triệu chứng phổ biến xảy ra từ 12 đến 72 giờ sau khi bị nhiễm trùng. Vậy nên chế biến đúng cách giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong rau.

Những đối tượng đang bị suy giảm hệ thống miễn dịch bao gồm trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai không nên ăn bất kỳ loại mầm sống hay kể cả nấu chín. Nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, hãy nấu chín kỹ rau mầm khi muốn ăn chúng.

Rau mầm là rau gì? Có các loại rau mầm nào?

>>>>>Xem thêm: Tháng 3 nên đi du lịch ở đâu miền Nam? Top 20 điểm đến thú vị vào tháng 3

Những lưu ý khi sử dụng rau để an toàn cho sức khoẻ

Vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên một người chỉ nên ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 hay 2/10 rau khi đã trưởng thành. 

Mầm là loại rau dễ trồng trong môi trường nóng ẩm khiến những loại vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Vậy nên dù mua hay thu hái rau tại nhà đều không nên ăn sống mà hãy rửa thật sạch, kỹ trước chế biến món ăn. 

Nên sử dụng rau mầm đã nấu chín vì những hoá chất (nếu có) trong rau mầm có thể bị tiêu huỷ hoặc được giảm đi rất nhiều khi đã nấu chín. 

6. Hướng dẫn ăn rau mầm đúng cách

Bạn đọc hãy bỏ túi những hướng dẫn sử dụng các loai mầm cây đúng cách, từ đó đảm bảo sức khỏe của mình và người thân yêu:

  • Một là, chỉ mua những loại rau tươi đã được bảo quản lạnh đúng cách
  • Hai là, không mua rau mầm có mùi mốc hoặc nhầy nhớt
  • Ba là, rửa tay thật kỹ trước và sau khi xử lý rau sống
  • Bốn là, rửa kỹ rau mầm dưới vòi nước chảy trước khi sử dụng
  • Năm là, nấu chín rau mầm để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm
  • Sáu là có thể cho thêm loại rau này vào các món súp, món hầm hay món xào khi gần cuối quá trình nấu ăn. Ngoài ra có thể nướng trong lò cho đến khi rau mầm giòn và chuyển sang màu nâu.

Hướng dẫn ăn rau mầm đúng cách 

Đọc thêm: Cách trồng rau mầm tại nhà với 6 bước đơn giản

Trên đây là những thông tin hữu ích về rau mầm cũng như những công dụng và các loại rau này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan về chúng, từ đó sử dụng thực phẩm đúng cách. Chúc bạn và gia đình luôn vui khoẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *