Nhắc đến cây ngô đồng, chúng ta thường liên tưởng đến những hình ảnh thơ mộng, an nhiên. Thực tế, loại cây cảnh này không chỉ đẹp mà còn mang đến rất nhiều điều thú vị ẩn sâu bên trong. Để có thể hiểu rõ hơn về cây ngô đồng, bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Bạn đang đọc: Cây ngô đồng: Ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Contents
1. Cây ngô đồng là cây gì?
Cây ngô đồng còn được gọi với nhiều cái tên khác như sen lục bình hay dầu lai lá sen. Ở thời điểm hiện tại, cây ngô đồng được chia thành 2 loại, gồm ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Trong đó:
- Ngô đồng cảnh: Loài cây có tên khoa học là Jatropha podagrica, thuộc họ Euphorbiaceae (Đại kích), loài thực vật có hoa này thuộc chi Dầu mè, có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
- Ngô đồng thân gỗ: Loài cây có tên khoa học là Firmiana simplex, thuộc họ Cẩm quỳ và có nguồn gốc từ phương Đông.
2. Đặc điểm của cây ngô đồng
Về đặc điểm, giữa ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ có khá nhiều điểm khác biệt. Điểm giống nhau giữa chúng mà hầu như tất cả mọi người đều có thể dễ dàng nhận ra chính là cho những bông hoa khoe sắc rực rỡ.
2.1. Cây ngô đồng cảnh
- Đây là loài cây có dạng thân mọng nước, chứa độc, chúng thường phình ra như bình hoa.
- Thân cây cao từ 40 đến 100m, có nhiều vết sẹo và có nhiều nhánh tỏa ra.
- Lá cây không có lông, rộng, có chiều dài 10-20cm và 3-5 thùy hình oval.
- Hoa của ngô đồng cảnh dạng chùm, có màu hồng nhạt hoặc vàng (tùy loại).
- Trên cùng một thân cây có cả hoa đực và hoa cái và chúng bao gồm 5 cánh hoa.
- Quả cây ngô đồng cảnh có hình bầu dục, lúc còn sẽ có non màu xanh và khi chín chúng sẽ chuyển sang vàng. Thông thường, khi quả ngô đồng chín sẽ nổ tung, văng ra xa khoảng vài chục centimet, trong chúng có chứa chất kịch độc có thể gây chết người nếu ăn nhầm.
- Loài cây này có khả năng thu hút được nhiều loại bướm.
- Ngô đồng cảnh được trồng nhiều bởi ý nghĩa phong thủy cũng như công dụng trị bệnh ấn tượng.
2.2. Cây ngô đồng thân gỗ
- Loài cây này có khả năng sinh trưởng cao, chúng ưa sáng và thích ứng tốt ở vùng núi đá vôi, đất chua hoặc ngay cả đất trung tính.
- Ngô đồng thân gỗ có chiều cao trung bình 15 – 17m, đường kính 40 – 50cm.
- Phần vỏ cây thường nhẵn nhụi, khi già chúng sẽ có màu xám.
- Lá của cây ngô đồng thân gỗ có dạng chân vịt phân thành 3 – 5 thùy mọc cách nhau, lá không có răng cưa, mặt dưới có một lớp lông mềm, dài và rộng 8 – 35cm.
- Hoa có 5 cánh, đơn tính và có màu hồng nhạt, thường nở vào mùa thu.
- Quả cây ngô đồng thân gỗ thường có nhiều múi dẹt, vỏ cứng ghép lại với nhau thành hình tròn và có độc.
- Tại Việt Nam, cây gỗ đồng thân gỗ được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế…
3. Ý nghĩa của cây ngô đồng trong phong thủy
Tuy có hai loại nhưng cây ngô đồng cảnh hiện được ở ưa chuộng hơn để trồng trong nhà, làm cây cảnh. Chính vì vậy ở dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chủ yếu về loại cây này.
Tại Việt Nam, loại cây cảnh này được trồng khá phổ biến. Chúng sẽ giúp khu vườn của bạn thêm phần sinh động với sắc hoa rực rỡ. Không những vậy, cây ngô đồng còn được yêu thích vì mang đến rất nhiều ý nghĩa nổi bật trong phong thủy.
Xét theo tổng thể, nhìn bao quát cả cây ngô đồng cảnh như thấy được một búp hoa sen khổng lồ đầy đủ các bộ phận: lá cây ngô đồng tươi xanh rất giống lá sen, thân hình giống búp sen và những bông hoa dạng cụm đỏ. Chính nhờ hình dạng độc đáo như thế này, nhiều người tin rằng cây ngô đồng có khả năng xua được tà khí, góp phần hút vận may đến cho gia chủ.
Không chỉ vậy, loài cây phong thủy đặc biệt này có góp phần hóa giải tai nạn, mang đến sự an lành. Với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chúng còn là biểu tượng cho sự kiên cường, mạnh mẽ, sung mãn và trường thọ.
Dựa theo thuyết ngũ hành trong phong thủy, cây ngô đồng thuộc mệnh Mộc, chính vì vậy chúng rất phù hợp với những người mang mệnh Hỏa, Mộc. Trồng cây này trong nhà sẽ giúp người trồng thu hút được nhiều dòng năng lượng tốt, gặp phải nhiều may mắn trong công việc lẫn cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa hoa Diên Vĩ là gì và công dụng tuyệt vời của loài hoa này
4. Tác dụng của cây ngô đồng
Như những thông tin chúng tôi đã đề cập trước đó, cây ngô đồng ngoài có ý nghĩa đặc biệt về mặt phong thủy còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
- Được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực làm thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: giảm nôn mửa, trị táo bón và lợi sữa.
- Có khả năng giảm tình trạng sưng tấy và mưng mủ của các vết mụn.
- Cải thiện tình trạng vết ghẻ lở và một số bệnh ngoài da ngứa.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng và cầm máu hiệu quả.
- Được ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, sưng hạch, ho gà…
- Phần lá cây được dùng với liều lượng nhỏ có thể chữa bệnh trĩ, loét…
- Có thể được trồng như một loại cây cảnh để tăng thêm sinh khí cho sân vườn, thanh lọc không khí rất tốt.
5. Hướng dẫn cách trồng cây ngô đồng
Cây ngô đồng có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ cần trồng đúng cách chúng hoàn toàn có thể phát triển rất tốt. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, bạn có thể trồng cây ngô đồng theo 2 cách khác nhau là ghép cành hoặc gieo hạt. Đối với phương pháp trồng cây bằng cách gieo hạt, bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây để giúp cây sinh trưởng tốt nhất.
5.1. Chuẩn bị hạt giống
- Đầu tiên, lựa chọn những hạt to tròn, không bị sâu bệnh để làm hạt giống.
- Tiếp đến, mang hạt giống đi ngâm nước ấm có nhiệt độ 30 – 40 độ trong 30 phút để hạt mau nảy mầm hơn khi gieo xuống đất.
- Sau đó vớt hạt ra và bao lại bằng khăn ấm trong 1 ngày.
- Đợi đến khi hạt nứt ra thì mang đi trồng.
5.2. Trồng cây ngô đồng
- Bắt đầu cho hạt vào chậu có chuẩn bị sẵn đất, hoặc bạn cũng có thể trồng ở bất kỳ vị trí nào đó ngoài vườn.
- Bước tiếp theo, lấp 1 ít đất mỏng phía trên chừng 1 – 2 cm.
- Sau 2 ngày, hãy tiến hành tưới nước, duy trì đều đặn chừng 1-2 tuần sau hạt sẽ nảy mầm.
>>>>>Xem thêm: Top 22 đặc sản Vĩnh Long giúp “níu chân” thực khách
6. Cách chăm sóc cây ngô đồng
Cây ngô đồng không chỉ dễ trồng mà còn rất dễ chăm sóc. Đó chính là lý do vì sao bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chăm bón như những loại cây cảnh khác. Tuy nhiên, để cây tươi xanh, không sâu bệnh, bạn cần phải lưu ý:
- Vốn dĩ chúng là loài cây có thân mọng nước nên không cần quá nhiều nước vẫn có thể sống tốt, vì thế bạn chỉ cần tưới nước quanh gốc cây để duy trì độ ẩm là được, không nên tưới quá thường xuyên.
- Ngô đồng là một loài cây rất ưa sáng, vì thế bạn nên chủ động đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng và thoáng đãng, tuyệt đối không nên đặt cây ở nơi râm mát vì môi trường như thế này rất dễ làm cây úng gốc, rụng lá, cây không sinh trưởng tốt.
- Khi thấy cây bị úa lá thì hãy cắt bỏ, bón thêm ít phân NPK để cây phát triển khỏe mạnh hơn.
7. Lời kết
Với những chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cây ngô đồng chưa? Nếu muốn trồng làm cây cảnh trong vườn nhà mình, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn bên trên.