Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

Rate this post

OEM ra đời như một giải pháp giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong khâu sản xuất và tăng thêm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vậy thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM so với truyền thống như thế nào? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu ngay về OEM tại bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

1. Thương hiệu OEM là gì?

Ngày nay, OEM trở thành một thuật ngữ không còn mấy xa lạ gì hiện nay. Vậy OEM chính xác là gì? Yêu cầu nào mà một hàng hóa OEM cần tuân thủ trước khi tung ra thị trường. Nếu bạn cùng có những thắc mắc trên thì hãy cùng xem ngay nhé.

1.1. Định nghĩa OEM

OEM là viết tắt của một cụm từ tiếng Anh – “Original Equipment Manufacturer”, dịch sát nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. Có thể hiểu một cách đơn giản thì hàng OEM là mặt hàng được sản xuất bởi một doanh nghiệp hoặc một nhà máy mà chuyên thực hiện việc cung ứng các sản phẩm dựa theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

Original Equipment Manufacturer – thương hiệu OEM là khái niệm không còn quá xa lạ hiện nay

Một ví dụ đơn giản để bạn hình dung đó là Apple và Foxconn. Trong đó, phía Apple sẽ là khách hàng, có trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ cùng với việc phân phối sản phẩm ra thị trường. Còn Foxconn là OEM chuyên sản xuất những dòng sản phẩm cho Apple.

Hiện nay, các mặt hàng OEM ngày càng phổ biến và được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Một số mặt hàng OEM mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất phải kể đến như các vật dụng nhà bếp, bình nước, khăn,….

Ngoài ra, OEM còn có khả năng sản xuất quần áo, đồ nội thất, phụ kiện thời trang,… với chất lượng tuyệt vời cùng giá thành vô cùng hợp lý Đặc biệt, những mặt hàng này đều được ghi rõ tên doanh nghiệp, nơi sản xuất,…. nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chọn lựa.

1.2. Yêu cầu hàng hóa OEM

OEM cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ tất cả các yêu cầu của bên đặt hàng. Đồng thời, OEM còn phải sản xuất các sản phẩm dựa theo các quy định về chất lượng và bảo mật trong kinh doanh.

Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

Thương hiệu OEM cần được sản xuất các sản phẩm dựa trên yêu cầu của bên đối tác

1.3. Sự khác biệt của OEM với kinh doanh truyền thống

Đối với các hình thức kinh doanh truyền thống thì những hạng mục công việc như nghiên cứu và sản xuất sản phẩm sẽ do công ty trực tiếp thực hiện. Chính vì thế, việc đầu tư một dây chuyền sản xuất với quy mô, nhân mô, nhân lực, cùng hệ thống quản lý tiên tiến là điều vô cùng cần thiết.

Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

Thương hiệu OEM là giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Còn đối với 1 công ty OEM thì việc mà bạn cần làm đó là tìm một công ty đối tác, để họ giúp đỡ khâu sản xuất, lắp ráp. Bên cạnh đó, OEM có thể giúp sản xuất sản phẩm cùng lúc cho rất nhiều công ty khác nhau. Điều này sẽ giúp công ty bạn tối ưu hóa được nguồn nhân lực, chi phí cũng như thời gian.

1.4. Phân biệt giữa OEM, ODM và OBM

OEM, ODM và OBM đều là những thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong ngành sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết được sự khác nhau giữa 3 khái niệm này là gì?

1.4.1. OEM

OEM – Original Equipment Manufacturer là từ chuyên dùng để chỉ những công ty hay công xưởng chuyên sản xuất hàng hóa theo thiết kế và thông số kỹ thuật cho các công ty đối tác.

1.4.2. ODM

ODM – Original Design Manufacturing được dùng để chỉ hình thức kinh doanh chuyên thiết kế các sản phẩm theo từng đơn đặt hàng.

Tìm hiểu thêm: 10 loại đá phong thủy mệnh Thổ thu hút tài lộc, may mắn

Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM
ODM sẽ có những sự khác biệt nhất định với OEM mà bạn nên biết rõ

Vậy sự khác biệt giữa OEM và ODM là gì? Trong khi OEM chỉ nhận các đơn hàng sản xuất hay gia công sản phẩm theo yêu cầu. Thì ODM chỉ thiết kế và xây dựng sản phẩm theo mong muốn của đối tác. Những công ty ODM vô cùng quan trọng và là phần không thể thiếu trong quá trình tạo ra một sản phẩm nào đó.

1.4.3. OBM

OBM – Original Brand Manufacturer là từ dùng để chỉ nhà sản xuất của những thương hiệu gốc. Những công ty OBM không thiết kế hay sản xuất sản phẩm, mà họ có trách nhiệm duy trì thương hiệu và tạo uy tín trong lòng khách hàng. Công ty OBM có thể thuê các công ty OEM và ODM để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

2. Hàng OEM có tốt hay là không?

Nhìn chung những mặt hàng OEM đều rất tốt, không hề thua kém hàng chính hàng. Bởi công ty OEM sẽ sản xuất sản phẩm dựa trên yêu cầu và các thông số mà đối tác đưa ra. 

Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

Những mặt hàng OEM không chỉ có chất lượng tốt mà giá cả còn phải chăng

Về giá thành, vì độ tinh xảo kém hơn so với hàng chính hàng một chút nên giá sản phẩm từ OEM sẽ thấp hơn. Dẫu vậy, nhìn chung, những sản phẩm OEM là 1 chín 1 mười so với hàng chính hãng nên bạn không cần phải lo lắng. 

3. Một số lưu ý khi mua hàng OEM

Khi muốn mua hàng OEM, bạn cần đặc biệt cẩn trọng, vì ở nước ta, ranh giới giữa hàng OEM và hàng FAKE thật sự vô cùng mong manh. Do đó, để tránh mua phải hàng FAKE, bạn cần tìm mua những mặt hàng này ở những cơ sở buôn bán uy tín như siêu thị, cửa hàng lớn…. nhất là những mặt hàng về gia dụng. Đặc biệt, kiểm tra kỹ tem chống hàng giả, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi quyết định.

Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của việc mua hàng OEM

>>>>>Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Đếm ngược ngày Tết năm 2024

Tốt nhất là bạn nên kiểm tra sản phẩm trước khi mua để tránh chọn phải hàng FAKE

4. Những lợi thế trong chiến lược thương hiệu OEM

Kinh doanh truyền thống khác với kinh doanh theo mô hình OEM chủ yếu ở khâu sản xuất. Với mô hình OEM, doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều chi phí vào việc đầu tư sản xuất. Bởi tất cả các giai đoạn trong khâu sản xuất hay gia công đều sẽ được thực hiện bởi các doanh nghiệp OEM. Đây cũng chính là lý do giúp những mặt hàng OEM có giá thành thấp hơn so với mặt hàng chính hàng dù chất lượng không hề kém cạnh.

Thêm vào đó, việc kinh doanh theo mô hình OEM còn mang đến những lợi ích khác cho doanh nghiệp như:

  • Công ty có thể thoải mái đưa ra nhiều chiến lược cũng như hình thức kinh doanh khác nhau, sao cho phù hợp với mặt hàng đang kinh doanh.
  • Việc thử nghiệm một sản phẩm có thể được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Bởi chi phí để sản xuất một sản phẩm theo mô hình OEM sẽ rẻ hơn so với thông thường.

Tuy nhiên, các công ty OEM có thể nhanh chóng nắm bắt được thành quả nghiên cứu cũng như công nghệ của những công ty đặt hàng. Do đó, khi lựa chọn đối tác OEM, bạn cần lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, có độ tin cậy cao, để tránh bị ăn cắp công nghệ mà mình đã tốn nhiều thời gian để nghiên cứu bấy lâu.

  • Những điều mà bạn cần nên biết về thương hiệu Chanel cao cấp
  • Thương hiệu Gucci: Biểu tượng quyền lực của nền thời Trang Thế Giới

Trên đây là những thông tin chi tiết về OEM như thương hiệu OEM là gì? hay cách phân biệt giữa thương hiệu OEM, ODM và OBM? Hy vọng sau những chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn, bạn đã hiểu thêm về OEM. Để từ đó quyết định mình có nên kinh doanh theo mô hình OEM hay không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *