Rau lủi rừng là một đặc sản được rất nhiều người người yêu thích gần đây, chúng tuy dân dã nhưng có vị ngon rất đặc biệt, có vị ngọt, mát, thơm và hấp dẫn vị giác. Có thể nói, đây là tinh hoa giữa núi rừng đại ngàn và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rau lủi rừng là rau gì? Có tác dụng thế nào và cách chế biến ra sao? Chính vì vậy, ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Rau lủi rừng là rau gì? Tác dụng và các món ăn ngon từ rau lủi rừng
Contents
1. Rau lủi rừng là rau gì?
Rau lủi rừng còn có nhiều tên gọi khác như kim thất, thân cây lủi thuộc loại bò trường, màu tím, có lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép răng cưa không đều và nhẵn bóng, lá có mùi thơm rất đặc trưng.
Rau lủi hiện nay là một trong những loại rau được mọc tự nhiên hoặc trồng nhiều ở miền núi vùng cao, địa hình dốc như Gia Lai, Quảng Nam… Rau lủi sẽ sống cheo leo ở trên sườn dốc có nhiều đá, trên nền đất feralit đỏ vàng, thoáng khí và thoát nước tốt. Cây rau sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên không cần chăm bón. Thân này đan chéo vào thân kia làm người đi hái rau phải rẽ lối mà đi.
Ngày trước, đối với người đồng bằng, cây rau lủi hiếm khi tìm thấy ở chợ, có chăng do những người thân có dịp lên núi hái mang về làm quà để thay đổi khẩu vị. Giờ đây ở khắp mọi miền tổ quốc, loại rau rừng này đã trở thành món ăn khoái khẩu được nhiều người tìm mua. Có thể nói đây là một loại rau quý, vừa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vừa có tác dụng như một vị thuốc. Rau có hương vị đặc trưng, có vị thanh mát của núi rừng, khi ăn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu ở hậu vị.
2. Rau lủi rừng có tác dụng gì?
Trong Đông y, rau chứa vị cay, ngọt thơm và có tính bình. Do đó, một số tác dụng đặc trưng của rau có thể kể đến là:
- Thanh nhiệt và giải độc
- Lợi tiểu, tiêu viêm và tán ứ tiêu thũng
- Hỗ trợ chữa viêm họng, viêm phế quản mãn
- Hỗ trợ chữa phong tê, thấp khớp, đau xương khớp, chấn thương sưng đau
- Hỗ trợ chữa ho gió, ho gà, ho lao
- Bị thương do té ngứa loét hay bong gân
- Rau lũi rừng hỗ trợ điều hoà máu huyết, an thần, giảm đau nhức, chữa đau đầu, chóng mặt, cầm máu tốt, điều hoà huyết áp, kinh nguyệt và giải độc…
- Chữa đái dắt, đái buốt, đái dầm
- Chữa đau nhức mỏi lưng
- Chữa mụn ngứa…
3. Một số bài thuốc dân gian từ rau lủi rừng
Là một loại rau rừng nhưng chúng được coi như một bài thuốc dân gian có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người, điển hình là tăng cường sức khỏe, phòng và chống bệnh tật, điều hoà, tăng cường chức năng nội tiết… Dưới đây là một số bài thuốc từ rau lủi rừng:
Chữa tiểu đường:
Ăn rau lủi sẽ có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, theo đó, bạn cần nhai và nuốt khoảng 7 8 lá rau lủi một ngày là đủ. Đây được coi là một vị thuốc thiên nhiên đơn giản và hiệu quả.
Chữa viêm họng, viêm phế quản:
Thời tiết giao mùa dễ khiến bạn mắc bệnh viêm họng, ho gió, ho khan… Hãy lấy lá rau lủi rừng nhai, ngậm và nuốt nước. Tính bình và vị ngọt thanh mát sẽ giúp cổ họng của bạn trở nên dễ chịu.
Chữa vết thương và chảy máu: Khi bị thương, chảy máu hãy dùng rau lủi bịt vào miệng vết thương để giảm đau, giảm sưng và viêm.
Chữa mất ngủ: Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ hãy ăn rau lủi tươi hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng an thần, điều hòa tuần hoàn máu, tạo tiền đề cho giấc ngủ thuận lợi.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm du lịch hang Múa cho những ai thích trải nghiệm
Tuy nhiên, vì là những bài thuốc dân gian nên vẫn cần có nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả sử dụng và tính an toàn của loại rau này. Đồng thời, bạn đọc cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng rau lủi rừng như một bài thuốc chữa bệnh.
4. Món ăn ngon từ rau lủi rừng
Ban đầu, rau lủi chỉ là món ăn rất bình thường, được người dân miền sơn cước đem luộc và chấm mắm cái. Sau này, loại rau này có thể chế biến thành nhiều loại món ăn khác như rau lủi xào tỏi, rau lủi kho thịt, rau lủi nấu canh… Hiện nay, loại thực phẩm quý này đã ngày càng phổ biến trong mâm cơm của nhiều gia đình và ở trên bàn tiệc của nhà hàng. Dưới đây là một số cách chế biến món ăn ngon từ rau rừng này.
4.1. Ăn rau lủi rừng luộc với thịt kho
Nguyên liệu cần chuẩn bị: thịt ba chỉ 100gr, một ít thịt mỡ, rau rừng: 200gr.
Bước 1: Thịt mỡ cắt hạt hạt lựu sau đó cho vào chảo phi để ra mỡ rồi vớt lấy tóp mỡ để riêng. Tiếp theo cho thịt ba chỉ vào cho đến khi săn lại thì thêm một ít tỏi cùng hành băm vào. Khi thịt bắt đầu tiết ra mỡ hãy nêm thêm đường để lên màu.
Bước 2: Đừng quên cho một ít nước mắm vào kho để thịt thấm gia vị. Đến khi thịt nước sánh lại thì múc thịt ra nồi đất, rắc thêm hành lá cắt nhỏ lên mặt, thêm tóp mỡ và vài lát ớt đỏ.
Bước 3: Đối với rau rừng, luộc chín rau rừng với nước sôi ít muối, rau vừa chín tới thì vớt ra, ăn kèm với thịt kho quẹt.
4.2. Rau rừng xào tôm
Nguyên liệu: Rau rừng: 200gr, tôm sú: 100gr.
Bước 1: Tôm lột vỏ, chẻ lưng và ướp với ít hạt nêm, tiêu, hành để cho ngấm gia vị. Rau rừng nhặt lấy phần ngọn và thân mềm, rửa sạch.
Bước 2: Hãy phi thơm dầu, tỏi rồi cho tôm vào xào chín, trút tôm ra đĩa. Sau đó xào tiếp phần rau và nêm vừa ăn. Khi rau chín trút ra đĩa, xếp tôm lên trên cho đẹp.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký GrabBike, GrabCar đơn giản, nhanh chóng
4.3. Canh rau lủi rừng cua đồng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cua đồng xay: 200gr
- Rau rừng: 100gr.
Bước 1: Lọc cua đồng để lấy nước.
Bước 2: Cho nước cua đồng vào nồi, nấu ở lửa nhỏ cho lên váng cua. Sau đó cho rau rừng vào nêm nếm vừa ăn, thêm vài lát hành tím. Rau chín thì tắt bếp.
Bước 3: Múc rau ra tô rồi cho phần váng cua lên trên và dùng nóng.
Cau rau lủi vừa chín tới sẽ có màu xanh tự nhiên, hơi nhơn nhớt nhưng có vị giòn sừn sựt, thoảng mùi hương của thuốc bắc. Món canh này dùng vào ngày nắng nóng sẽ rất ngọt lành.
Bên cạnh cua đồng, bạn cũng có thể dùng tôm khô để nấu món canh này, nhưng phải ngâm tôm vào nước ấm thật mềm trước khi đem giã nhuyễn để vịt ngọt tôm hoà quyện vào nước canh.
Trên đây là những thông tin về rau lủi rừng là rau gì, chúng có tác dụng thế nào? Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thêm kiến thức hữu ích. Chúc bạn có giây phút thư giãn tuyệt vời.