Có lẽ rau càng cua vốn đã quen thuộc với nhiều người, chúng thường mọc dại ở nương, rẫy, các khu vực ẩm. Loại rau này được yêu thích bởi sự thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến rau càng cua là gì và những công dụng của rau càng cua đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu loại rau càng cua trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Rau càng cua là rau gì? Những công dụng hữu ích của rau càng cua
Contents
1. Rau càng cua là gì?
Rau càng cua còn được biết đến với những tên gọi khác như rau tiêu, đơn buốt, quỷ châm thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo, đơn kim, cương hoa thảo, cúc áo. Đây là một loài rau thuộc họ hồ tiêu, họ cây này có khoảng 12 chi với 3000 chủng loại. Chúng mọc hoang dại nhiều nơi, sống trong vòng một năm, thường phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
2. Đặc điểm của rau càng cua
Rau càng cua thuộc loại thảo mộc có rễ mọc quanh năm có chiều cao khoảng 15 – 45cm, thân mọng chứa nhiều nước. Rau có màu xanh nhạt, toàn thân nhỡ, nhẵn, lá mọc dạng so le, có cuống, phiến lá dạng màng, là hình trái tim, hơi tù và nhọn ở chóp, dài khoảng 15 – 20mm
Hoa thường mọc thành chùm dài ở đầu cây hợp thành bông, dạng sợi có cuống ở ngọn dài gập 2 – 3 lần lá. Quả mọng có hình cầu, đường kính 0,5mm và có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh. Khi mới mọc thường thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia thành nhiều nhánh nhỏ. Bộ rễ chùm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, mát mẻ.
Những nơi lý tưởng cho sự phát triển của rau càng cua thường nơi đất ẩm thấp, mương rạch, vách tường, chân tường, trên đá. Rau thường khai hoa vào tháng giêng hoặc 8 âm lịch với sức sống mãnh liệt, hạt nhỏ dễ phân tán đi xa, khi gặp điều kiện sống thích hợp sẽ lên cây và phát triển rộng. Rau càng cua hoàn toàn mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa.
3. Rau càng cua có chất dinh dưỡng gì?
Rau càng chua có vị mặn, ngọt, chua khi ăn có cảm giác giòn, dai. Rau được đánh giá giàu dinh dưỡng, đặc biệt chứa beta – caroten (tiền Vitamin A), rau chứa nhiều chất sắt, kali, magie còn chứa có chất khác như vitamin C, carotenoid.
Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34 mg, kali 277 mg, calci 224 mg, magie 62mg, sắt 3.2 mg, carotenoid 4,166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
4.Công dụng của rau càng cua
4.1 Chữa mụn nhọt
Rau càng cua đem rửa sạch sau đó có thể ăn sống hoặc giã ra đắp hoặc xay ra làm nước uống. Bạn nên sử dụng liên tiếp trong một tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
4.2 Chữa viêm họng, khô cổ khản tiếng
Sử dụng một nắm rau càng cua và rửa thật sạch. Bạn đem rau càng cua xay thành nước uống hoặc có thể nhai ngậm trực tiếp mỗi ngày. Nên uống liên tục từ 3- 5 ngày trong một thời gian dài cho đến khi cải thiện tình trạng của những triệu chứng trên.
4.3 Hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường, miệng bị khô rát
Món ăn ếch tẩm bột chiên giòn kết hợp với rau càng cua là loại món ăn hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường hay miệng bị khô rát.
Hãy thử dùng rau càng cua đã rửa sạch trộn cùng với giấm hoặc chanh dùng kèm thịt ếch được đem tẩm bột chiên vàng giòn. Hay rau càng cua xào với tỏi cũng giúp cho ổn định lượng đường trong máu.
4.4 Chữa tiểu khó, tiểu buốt
Trong rau Càng cua chứa một số thành phần có lợi ích đối với người mắc triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt. Dùng 200g rau càng cua nấu cùng 300ml nước. Nên dùng 2 lần/ngày và dùng liên tục trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả
Tìm hiểu thêm: 5+ tác dụng của rau Cải Xanh đối với sức khỏe
4.5 Hỗ trợ cho người bị thiếu máu nhẹ
Đối với những người mắc bệnh thiếu máu, việc bổ sung chất sắt cho cơ thể là điều cần thiết. Hãy dùng rau càng cua kết hợp với thịt bò để tạo ra món ăn hấp dẫn cực kỳ tốt cho người bị thiếu máu. Thêm hỗn hợp nước sốt nộm gồm chanh, đường, tỏi để món ăn có hương vị ngon miệng hơn.
4.6 Giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể
Một món canh rau càng cua kết hợp cùng với nấm kim châm, nấm rơm sẽ giúp thanh lọc cơ thể nhanh chóng. Các chất dinh dưỡng có trong những loại nguyên liệu này cũng giúp bổ sung cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết.
4.7 Phòng bệnh gout
Một số chất có trong rau càng cua có tác dụng giảm thiểu hàm lượng axit uric trong máu. Những người mắc bệnh gout được khuyên nên sử dụng thường xuyên món ăn được chế biến từ rau càng cua trong mỗi bữa ăn. Điều này giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
4.8. Chống oxy hóa
Hoạt chất Beta-carotene có nhiều trong rau Càng cua có tác dụng ngăn chặn và tiêu hủy các gốc tự do, đây là tác nhân chính gây tổn hại cho tế bào máu cơ thể. Đây cũng là chất hỗ trợ làm giảm quá trình lão hóa cơ thể.
4.9 Kháng khuẩn
Rau càng cua còn chứa các hợp chất như patulolide A, a xanthone glycoside có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra những hợp chất này còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phòng chống một số bệnh thông thường hiện nay.
>>>Đừng bỏ lỡ:
- Rau cải cúc là rau gì? Công dụng của rau cải cúc đối với sức khỏe
- Rau đắng là rau gì? Tác dụng của rau đắng là gì?
- Rau sắng là rau gì? Có ăn được không? Rau sắng mọc ở đâu?
- Rau bò khai là rau gì? Công dụng của rau bò khai
5. Cách chế biến một số món ăn ngon từ rau càng cua
Rau càng cua với vị mặn, đắng, chua, ngọt xen lẫn chút giòn và dai, rau càng cua được chế biến thành nhiều món ăn từ đơn giản cho phức tạp. Hãy tham khảo ngay một số món ăn siêu ngon dễ làm, bổ sung vào thực đơn của gia đình bạn nhé.
5.1 Salad rau càng cua trứng trộn
Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản từ rau càng cua, trứng luộc, hành tây, nước mắm, đường, dầu oliu,…kết hợp tất cả các nguyên liệu này cùng với nhau. Bạn đã có được món salad rau càng cua trứng trộn vừa đờ ngán mà vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa cơm của gia đình. Tuy chỉ là một món ăn tốt đối với sức khỏe của mỗi người. Nếu ngán những món ăn từ thịt, cá bạn hãy thử làm ngay món salad này nhé.
5.2 Gỏi rau càng cua thịt bò
Rau càng cua cần được chế biến nhẹ tay để tránh dập nát sau đó để ráo. Phần thịt bò ướp với các gia vị như hạt nêm, muối, tiêu trong vòng 30 phút để thịt thấm gia vị. Sau đó bắt chảo lên bếp cho dầu và tỏi phi vàng, cho thịt bò đã ướp xào vừa chín tới để thịt giữ được độ ngọt và mềm. Phần nước trộn gỏi gồm: nước mắm, tỏi,ớt, chanh, đường. Cho rau càng cua và thịt bò vào tô lớn rước đều nước sốt vậy là bạn đã có món gỏi rau càng cua thịt bò vô cùng bắt miệng.
>>>>>Xem thêm: Hà Nội có bao nhiêu quận huyện? Danh sách các quận, huyện?
5.3 Canh rau càng cua nấu nấm
Canh càng cua nấu nấm, món canh giải nhiệt mùa hè vô cùng thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình. Bạn hãy thử kết hợp rau càng cua, nấm đông cô cùng thịt xay. Món canh này có cách làm vô cùng đơn giản, rau càng cua và nấm hãy sơ chế và rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn. Cho nồi lên bếp, cho một chút dầu phi tỏi thơm cho thịt và nấm xào chín cùng các gia vị hạt nêm, muối cho thấm. Thêm nước vào đun đến khi sôi thì bỏ rau càng cua vào, đợi đến khi canh sôi lại thì tắt bếp.
5.4 Sinh tố rau càng cua
Bạn hãy thử kết hợp các nguyên liệu rau càng cua, sữa tươi, sữa đặc để có một ly sinh tố thơm ngon, mát lạnh những ngày nắng nóng nhé. Rau càng cua cần được rửa sạch, để ráo nước, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bạn có thể loại bỏ xác rau qua bằng cách lọc qua hoặc để lắng. Phần nước rau càng cua đã loại bỏ bã bạn cho thêm sữa tươi hoặc sữa đặc và đá theo ý thích. Vậy là bạn đã có một cốc sinh tố rau càng cua không chỉ thanh nhiệt và còn có công dụng đẹp da.
Trên đây là thông tin về rau càng cua và những công dụng của rau càng cua đối với sức khỏe con người. Ngoài ra loại rau này còn có thể chế biến thành những món ăn siêu hấp dẫn mà bạn có thể làm thử cho gia đình của mình.
>>>Đọc thêm:
- Rau chân vịt là gì? Ăn rau chân vịt có tác dụng thế nào đối với sức khỏe?
- Rau bợ là rau gì? Công dụng nổi bật và các bài thuốc chữa bệnh an toàn
- Rau dớn là rau gì? công dụng của rau dớn
- Rau đay là rau gì? Rau đay có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
- Rau nhút là rau gì? Tác dụng của rau nhút như thế nào đối với sức khoẻ?
- Rau lang là rau gì? An rau lang có tốt cho sức khoẻ không?
- Rau chùm ngây là rau gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng