Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Rate this post

Rau bầu đất với việc mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trước. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây để nắm được đặc điểm cũng như công dụng của loại rau này nhé.

Bạn đang đọc: Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Rau bầu đất sinh trưởng rất tốt

1. Rau bầu đất là gì?

Rau bầu đất hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như kim thất, rau lúi, thiên hắc địa hồng, dây chua lè,… có tên khoa học là Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC), thuộc cây họ Cúc. Bên cạnh đó, trong Hán Việt, loại rau này còn có tên gọi là xà tiếp cốt, thụ tam thất, kiến trũng tiêu, ô phong thất, bình ngoại thổ tam thất. 

Theo các nhà thực vật học, bầu đất xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam… Riêng ở nước ta, rau bầu đất thường mọc hoang, tuy nhiên chúng đang dần được trồng làm rau chế biến thức ăn ngay tại nhà ngày một phổ biến hơn trước.

Những đặc trưng của rau bầu đất:

  • Cây thuốc nam quý này thuộc thân thảo, mọc bò hơi leo.
  • Chiều cao trung bình của cây khoảng 1m. 
  • Thân cây mọng nước và thường phân thành nhiều cành.
  • Lá của rau bầu đất khá dày, giòn, có màu xanh đậm ở mặt trên và màu xanh nhạt ở mặt dưới, lá có chiều dài từ 3 – 8cm, chiều rộng từ 1.5 – 3.5cm.
  • Hoa của rau bầu đất có màu vàng da cam, thường nở ở ngọn cây, đầu hoa có dạng hình ống vô cùng đặc biệt.
  • Quả của loại rau này có ba cạnh, có một mào lông trắng ở đỉnh. 
  • Thời điểm lý tưởng để cây ra hoa kết quả là mùa xuân và mùa hè.
  • Cung cấp hàng loạt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: nước, protein, gluxit, chất xơ, tro, carotene, vitamin C.

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Rau bầu đất là gì?

2. Công dụng của rau bầu đất

Ở thời điểm hiện tại, rau bầu đất không chỉ mang lại nhiều lợi ích trong đời sống thường ngày mà còn được ứng dụng phổ biến trong y khoa. Chúng ta có thể điểm qua một số công dụng nổi bật của loại rau này như:

  • Với phần ngọn non của rau bầu đất, bạn hoàn toàn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon như: luộc, xào hoặc nấu canh.
  • Chữa chứng đái són, đái buốt gây khó chịu.
  • Giúp phụ nữ khắc phục được các tình trạng phổ biến như: bị viêm bàng quang mãn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu hoặc kinh nguyệt không đều…
  • Giúp trẻ em hết đái dầm và không đổ mồ hôi trộm.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng sốt phát ban và bệnh lỵ .

3. Một số bài thuốc quý từ rau bầu đất

Bên trên chính là những công dụng nổi bật của loại rau này. Nếu muốn sử dụng rau bầu đất thật hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua một số bài thuốc được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

3.1. Bài thuốc chữa đau mắt

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Sử dụng lá bầu đất đã giã đắp lên mắt đau

  • Lấy một lượng lá bầu đất vừa phải và rửa sạch.
  • Tiến hành giã nhuyễn lượng lá đã chuẩn bị cùng một ít muối hạt tạo thành hỗn hợp sềnh sệch.
  • Sử dụng phần lá vừa giã đắp lên mắt đau sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng.

3.2. Bài thuốc chữa bầm tím phần mềm do chấn thương

  • Lấy một lượng rau bầu đất tươi, rửa sạch.
  • Cho lá đã chuẩn bị cùng một vài hạt tiêu vào cối và giã nát.
  • Sử dụng hỗn hợp vừa tạo đắp vào nơi bị bầm tím. 
  • Nên đắp 1 lần/ngày.

3.3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

  • Nhai nuốt mỗi lần 7 – 9 lá bầu đất/lần.
  • Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
  • Tham khảo qua ý kiến của bác sĩ nếu muốn kết hợp với các vị thuốc khác về trị đái tháo đường.

3.4. Bài thuốc trị đái dắt, đái buốt

  • Rửa sạch 80gr rau bầu đất và để ráo nước.
  • Cho lá cùng 700ml nước vào nồi rồi sắc với lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml.
  • Lọc lấy nước, sau đó chia làm 2 lần uống trong ngày. 
  • Dùng liên tục trong 10 – 15 ngày sẽ thu lại hiệu quả nhất định.

3.5. Bài thuốc trị mất ngủ

Tìm hiểu thêm: TOP 25 quán BBQ tại Hà Nội siêu ngon, siêu đông khách

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời
Bài thuốc trị mất ngủ với rau bầu đất

  • Rau bầu đất có khả năng an thần, điều hòa máu huyết, từ đó góp phần mang lại cho bạn có giấc ngủ tốt.
  • Để điều trị chứng mất ngủ, bạn nên thường xuyên ăn tươi, xào hoặc nấu canh rau bầu đất đều được.

3.6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư 

  • Chuẩn bị 30gr rau bầu đất khô (hoặc 100gr rau bầu đất tươi) cùng 1 bình giữ nhiệt và 1 lít nước sôi. 
  • Hãy tiến hành rửa sạch rau bầu đất, sau đó ngâm với 800ml nước sôi cho vào bình giữ nhiệt trong thời gian 20 phút.
  • Cuối cùng, chắt lấy nước uống mỗi ngày sẽ thu được kết quả tốt.

4. Hướng dẫn cách trồng rau bầu đất

Bạn chắc hẳn rất muốn tự mình trồng được nguồn nguyên liệu chữa bệnh đến từ thiên nhiên này có phải không? Điều này không quá khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn bên dưới đây để trồng được những luống rau tươi tốt nhé.

4.1. Chuẩn bị đất trồng

  • Mặc dù rau bầu đất thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên bạn nên sử dụng đất thịt nhẹ hoặc cát pha để cây phát triển tốt hơn.
  • Đặc biệt, phần đất bạn sử dụng phải nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt.
  • Hãy xử lý đất bằng cách cày cuốc sẵn trong khoảng 15-30 ngày trước khi trồng. 
  • Cuối cùng, tiến hành đánh nhỏ, bón phân lên luống để chuẩn bị trồng rau.

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Hướng dẫn cách trồng rau bầu đất

4.2. Chọn hom

  • Để về sau cây có thể phát triển tốt, ngay từ đầu bạn nên lấy hom từ thân cây mẹ từ 3 tháng tuổi trở lên.
  • Theo những người có kinh nghiệm, tốt hơn hết người trồng nên lấy từ phần gốc đến phần bánh tẻ của thân. 
  • Tránh lấy phần ngọn quá non vì điều này có thể xảy ra hiện tượng thối gốc hom.

4.3. Cắt hom

  • Bắt đầu dùng dao hoặc kéo sắt để cắt hom, lưu ý cần tránh việc hom bị dập hoặc trầy xước. 
  • Về kích thước hom, người trồng nên cắt từ thân với chiều dài từ 10-20cm và trên mỗi hom cần có khoảng 3-5 mắt lá.
  • Tiến hành tỉa bớt lá, chỉ nên chừa khoảng 1/3 lá. 
  • Ngay khi cắt hom hay đem trồng hoặc giâm vào luống ươm ngay sau đó.

4.4. Chuẩn bị luống trồng

Tốt hơn hết nên trồng rau bầu đất trên luống nổi với chiều dài luống phụ thuộc vào độ rộng của vườn. Một số gợi ý cơ bản dành cho bạn như:

  • Chiều rộng của luống: 1 – 1.2m.
  • Chiều cao mặt luống: 12 – 20cm.
  • Các luống cách nhau: 0.3 – 0.4m.

Đặc biệt, để phòng tránh tình trạng ngập úng do mưa to và kéo dài gây ra, người trồng nên chủ động cài đặt thêm hệ thống thoát nước.

4.5. Cách trồng

  • Sau khi giâm cành đã ra rễ tốt và thành cây, bạn có thể trực tiếp dùng bay tạo hố trồng, hoặc dùng que nhọn chọc lỗ để cắm hom vào luống. 
  • Cần phải trồng rau bàu đất thẳng theo hàng ngang, hàng dọc và duy trì khoảng cách đều giữa các cây 15 – 25cm.
  • Khi đã hoàn thành công đoạn trồng cây lên luống, bạn hãy tưới nước ướt đẫm cho chặt gốc.
  • Trong trường hợp đất đai rộng rãi, tốt hơn hết bạn nên trồng thưa hơn và làm giàn cho rau bầu đất, như vậy cây sẽ phát triển rất tốt.

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Các công đoạn trồng rau bầu đất cần phải chỉn chu

5. Hướng dẫn cách chăm sóc rau bầu đất

Bên cạnh việc trồng cây đúng cách, bạn còn phải chăm sóc chúng thật kỹ càng. Cụ thể, để chắc chắn rau bầu đất phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh bạn cần phải đảm bảo những vấn đề sau:

5.1. Bón phân

  • Để cây sinh trưởng tốt, nên thường xuyên bón phân chuồng và phân super lân cho cây. 
  • Khi cây đã được trồng khoảng 2 tuần, hãy tiến hành bổ sung phân Ure cho cây bằng cách hòa tan phân với nước rồi tưới bằng bình sen trên mặt luống rau.
  • Lưu ý, sau khi tưới phân xong cần phải tưới lại một lần với nước sạch, điều này nhằm rửa sạch lượng phân bám trên lá rau.

5.2. Tưới nước

  • Việc cấp ẩm cho cây thực sự rất cần thiết, chính vì vậy bạn nên tưới nước với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát.
  • Khi bước vào mùa nắng hạn, bạn cần tăng tần suất tưới nước để tránh tình trạng cây chết vì khô.

5.3. Phòng bệnh

  • Người trồng phải thường xuyên nhổ cỏ dại.
  • Cần phải hết sức lưu ý, phòng trừ sâu bệnh hại và loại ốc sên ăn lá và chồi non.

Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

>>>>>Xem thêm: Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày gì? 

Cách chăm sóc cây tương đối đơn giản

6. Lời kết

Bạn thấy đấy, rau bầu đất thực sự mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Để có thể sử dụng loại rau này làm thuốc chữa bệnh một cách an toàn, bạn hãy tự mình trồng chúng theo cách mà chúng tôi chia sẻ bên trên nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *