Ai hay làm bánh hẳn không còn quá xa lạ với khái niệm bột mì hữu cơ. Vậy đây là bột mì như thế nào, đặc điểm, tính chất cũng như công dụng của loại bột mì này là gì? Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ bột mì hữu cơ là gì, cụ thể về đặc điểm, tính chất và đặc biệt là công thức các loại bánh ngon được làm từ loại bột mì này.
Bạn đang đọc: Bột Mì Hữu Cơ Là Gì? Phân Biệt Các Loại Bột Mì Hữu Cơ
Contents
1. Bột mì hữu cơ là gì?
Hữu cơ là chỉ nguyên liệu tạo thành bột mì, là các hạt lúa mì hoặc ngũ cốc được lấy từ vùng Tây Nam Á. Bột mì hữu cơ khá phổ biến, thường là nguyên liệu chính tạo nên những món bánh mì thơm ngon, hấp dẫn.
Bột mì hữu cơ có giá trị dinh dưỡng khá cao. Đó là lý do khiến loại bột này được các thợ làm bánh ưu tiên chọn lựa so với những loại bột mì thông thường. Hàm lượng cám trong bột mì hữu cơ vừa giúp thành phẩm đạt được hương vị tuyệt hảo, lại cực kỳ tốt cho sức khỏe con người.
Trong thực tế, bột mì hữu cơ thường được ứng dụng vào các món bánh ăn kiêng, dành cho những ai đang theo đuổi chế độ ăn low carb, eat clean hoặc những người ưa thích các loại thức ăn thô. Bánh làm từ bột mì này cung cấp lượng calo ít hơn nhưng vẫn đảm bảo hương vị và chất lượng.
Các thành phẩm từ bột mì hữu cơ cũng có thể ăn kèm với sữa tươi, nước ép trái cây… tùy vào công thức chế biến và loại bánh.
2. Phân loại bột mì hữu cơ thông dụng trên thị trường
Hầu hết các loại bột mì dạng hữu cơ trên thị trường được chia làm ba loại chính. Cụ thể như sau:
2.1. Bột mì hữu cơ đa dụng
Đây là loại bột tự nhiên, được chế tạo hoàn toàn từ lúa mì nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên và tuyệt đối không có chất tẩy trắng. Tính tự nhiên của bột mì hữu cơ đa dụng cực kỳ an toàn và lành tính đối với sức khỏe con người, đặc biệt không gây biến đổi gen.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bột mì hữu cơ là các loại hạt ngũ cốc. Giá trị dinh dưỡng của loại bột mì này là hàm lượng chất xơ kích thích chuyển hóa các chất thành năng lượng, đặc biệt bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, tránh xa các bệnh về đường ruột.
Bên cạnh đó, trong bột mì hữu cơ đa dụng cũng đồng thời chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu như magie, photpho, kẽm, sắt… đặc biệt là lượng protein dồi dào và đầy đủ giúp cơ thể phát triển toàn diện, duy trì những hoạt động cơ bản nhất.
2.2. Bột mì hữu cơ nguyên cám
Đây là loại bột mì được làm từ lúa mì hữu cơ hoàn toàn. Chất dinh dưỡng có trong loại bột mì này được lấy từ cám mầm, bao gồm một lượng dồi dào các vitamin, khoáng chất tốt như protein, kẽm, sắt, magie và đặc biệt là chất xơ. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong loại bột mì hữu cơ này giúp cung cấp đủ năng lượng và vi chất cho cơ thể con người, cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Bột mì hữu cơ nguyên cám thường được sử dụng để chế biến thành những chiếc bánh ngũ cốc nguyên cám thơm ngon, hấp dẫn. Loại bánh này cực kỳ hấp dẫn cho những ai theo đuổi chế độ ăn Eat Clean và Low Carb.
2.3. Bột mì hữu cơ Spelt
Loại bột mì này bắt nguồn từ Mỹ. Thành phần trong loại bột mì này có đến hơn 14% protein được tinh chế trực tiếp từ hạt mì spelt nguyên cám.
Đây là loại bột mì hữu cơ phù hợp nhất đối với những đối tượng bị dị ứng gluten. Từ nguyên liệu này, bạn có thể dễ dàng thực hiện những món bánh nướng có hương vị tuyệt hảo.
Tìm hiểu thêm: Top 12+ kiểu ôm và ý nghĩa của chúng giúp mối quan hệ tốt hơn
Đọc thêm: Bột mì làm bánh gì? Giới thiệu 38 cách làm bánh ngon từ bột mì
3. Công thức chế biến các loại bánh từ bột mì hữu cơ
Một loại nguyên liệu chỉ thực sự phát huy tối đa tác dụng khi chúng được đặt đúng công thức chế biến món ăn. Bột mì hữu cơ cũng vậy. Sau đây là những món bánh ngon, dễ làm nhất được làm từ loại bột mì này.
3.1. Bánh mì hữu cơ
Các nguyên liệu cần chuẩn bị lần lượt là:
- Café men nở (loại hữu cơ)
- Bột mì hữu cơ
- Nước ấm
- 10ml giấm và 10ml dầu ăn
- Muối (2/4 muỗng)
- Đường 10 gr.
- Bánh mì nguyên cám
Bạn thực hiện theo quy trình sau để có thành phẩm bánh mì từ bột mì hữu cơ hoàn chỉnh:
Bước 1: Trộn bột
- Cho tất cả các nguyên liệu kể trên vào một cái tô, bát thật lớn. Sau đó, dùng phới trộn đều để tất thảy hòa quyện vào nhau. Bạn có thể sử dụng cách trộn bột bằng máy thay vì bằng tay để các nguyên liệu được hòa quyện tốt hơn và tiết kiệm công sức, thời gian.
- Sau khi các nguyên liệu đã trộn thành công là bước ủ bột. Bột ủ tốt nhất trong 6 – 8 tiếng để men nở hoàn toàn.
Bước 2: Tạo hình bánh
- Khi mở màng bọc dùng để ủ bột ra, bạn phải tiếp tục nhào bột thêm từ 5 – 7 phút nữa.
- Sau khi bột đạt được độ dẻo dai nhất định, bạn chia nhỏ thành những phần bằng nhau, kích thước tùy theo khẩu phần mà bạn quyết định.
- Khi chia đầu cũng là lúc bạn lăn và vê bột thành những hình trụ dài. Sau đó, đặt bột ở nơi kín gió trong vòng 15 phút để bột nghỉ ngơi.
- Sau 15 phút, bạn rạch một đường ở giữa (tạo hình bánh mì) và xịt thêm một lớp nước bên trên đẻ bánh có độ ẩm tốt.
Bước 3: Nướng bánh
- Bật lò và nướng bánh mì bột mì hữu cơ ở nhiệt độ 175 độ C, thời gian nướng là 20 phút. Nếu nướng bằng lò vi sóng thì nên để mức nhiệt 200 độ C, nướng trong 10 phút. Quan sát từ bên ngoài thấy bánh nở đều, vỏ bánh màu vàng rụm là bánh đã chính và đạt yêu cầu, sẵn sàng thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm: Bánh mì làm từ bột mì hữu cơ ngon phải có lớp vỏ giòn, vàng rụm và ruột bên trong thì mềm mại, tươi ngon. Bánh mì này ăn ngon nhất khi còn nóng hổi.
Đừng bỏ lỡ:
- 8 loại bánh mì ăn kiêng giảm cân hiệu quả không thể bỏ qua!
- Bánh mì đen bao nhiêu calo? Ăn bánh mì đen có gây béo hay không?
3.2. Bánh quy làm từ bột mì hữu cơ nguyên cám
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để có mẻ bánh quy hữu cơ nguyên cám la:
- Bột mì hữu cơ nguyên cám: Khối lượng 500gr.
- Trứng gà 1 quả.
- Banking soda 1 muỗng cà phê.
- Hạnh nhân, hạt điều, óc chó, đậu phộng, hạt bỉ, nho khô, việt
- quất mỗi nguyên liệu lất khoảng 10g.
- Đường ăn kiêng.
- Vỏ chanh bào.
- Bơ lạt.
Quy trình làm bánh quy từ bột mì hữu cơ nguyên cám như sau:
Bước 1: Trộn đều bột.
- Bạn đun nóng phần bơ lạt để tan chảy thành chất lỏng. Sau đó, bạn đánh đều bơ và trứng gà ra bát to riêng, đánh đến khi nào hỗn hợp sánh mịn là thành công.
- Bạn lọc bột qua rây để bột thêm sánh mịn. Sau đó, bổ sung lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị. Đợt nguyên liệu đầu tiên là 500 gr bột mì hữu cơ nguyên cám, baking soda, đường ăn kiêng. Sau khi đợt nguyên liệu này đã trộn đều thì bắt đầu cho những hạt trái cây vào hỗn hợp.
Bước 2: Nướng bánh
- Bánh này có thể nướng chín bằng nồi chiên không dầu.
- Nhưng trước tiên phải bật lò ở nhiệt độ cao nhất để tiến hành làm nóng trong 5 phút.
- Sau khi làm nóng, bạn tiếp tục quét một lớp dầu mỏng vào khay và dàn đều phần bột bánh đã chuẩn bị từ trước.
- Nướng bánh chia làm 2 giai đoạn. Đợt đầu tiên bạn nướng 180 độ C, trong vòng 15 phút. Sau 15 phút, bạn tiếp tục nướng thêm 15 phút nữa nhưng giảm nhiệt độ còn 150 độ C.
Thành phẩm yêu cầu: Bánh quy làm từ bột mì hữu cơ nguyên cám phải có màu sắc hấp dẫn cùng mùi thơm quyến rũ. Loại bánh này ngon nhất khi ăn kèm với sữa tươi vào mỗi buổi sáng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về các loại nơ phổ biến và cách thắt nơ đơn giản nhất
Đọc thêm: Bánh mì nguyên cám bao nhiêu calo? Ăn có giảm cân không?
Như vậy, qua bài viết trên hẳn bạn đã nắm được cụ thể về bột mì hữu cơ là gì, tính chất, đặc điểm cũng như các công thức tạo bánh từ loại bột mì này. Hy vọng bạn sẽ có thật nhiều món ăn sáng tạo, tốt cho sức khỏe từ loại nguyên liệu này!