Thông thường, chúng ta hay nghe tình trạng mất ngủ xuất hiện nhiều ở đối tượng người trung niên hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, việc mất ngủ cũng xảy ra với trẻ vị thành niên đang trong giai đoạn dậy thì. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Làm sao để khắc phục? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì nhé!
Bạn đang đọc: Mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
Contents
1. Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì
Khi nghe con em chia sẻ về triệu chứng mất ngủ, nhiều cha mẹ không tin, thậm chí hoài nghi vì họ nghĩ tình trạng này chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, không thể xảy ra với trẻ vị thành niên vì đây là “tuổi ăn tuổi lớn”. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Hiện tượng mất ngủ ở tuổi dậy thì được ghi nhận ở hơn 40% trẻ trong độ tuổi dậy trên toàn cầu.
Trên thực tế, tình trạng mất ngủ là một hiện tượng phát triển bình thường ở trẻ vị thành niên. Một số nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở tuổi dậy thì mà ba mẹ nên biết:
1.1 Thường xuyên thức khuya và sử dụng các thiết bị công nghệ
Trẻ em ngày nay được tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ, do đó chúng có xu hướng nghiện và lệ thuộc nhiều hơn vào các công cụ này. Ở độ tuổi dậy thì, trẻ thường bị thu hút, mê mẩn bởi các trò chơi, các kênh mạng xã hội hay những thú vui giải trí trên điện thoại, laptop hoặc máy tính bảng…Sau một ngày học tập bận rộn, trẻ vị thành niên chỉ có thể sử dụng các thiết bị này để thư giãn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Sự kích thích, thu hút của các thiết bị công nghệ khiến trẻ sử dụng quên thời gian và khó dừng lại nếu không có sự quản lý và can thiệp của ba mẹ.
Việc dùng thiết bị công nghệ dần dà sẽ hình thành thói quen thức khuya ở trẻ vị thành niên, khiến trẻ không thể ngủ sớm vào buổi tối. Điều này khiến cho đồng hồ sinh học trong cơ thể trẻ bị thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và thói quen cho giấc ngủ.
1.2 Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Tuổi dậy thì là giai đoạn ghi nhận nhiều sự thay đổi trong hormone cơ thể của trẻ. Các biến động của hormone khiến cơ thể trẻ có nhiều thay đổi, gây ra tình trạng mất ngủ đối với trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, cơ thể của trẻ ở tuổi dậy thì cũng có lượng cortisol tiết ra nhiều hơn mức thông thường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ thường xuyên.
1.3 Áp lực học tập
Trong xã hội ngày nay, trẻ em ở mọi lứa tuổi phải chịu áp lực lớn về vấn đề học tập. Trẻ em trong giai đoạn dậy thì càng có xu hướng nhạy cảm hơn. Chính vì vậy, khi đối diện với áp lực tâm lý về việc học hành, thi cử, hay điểm số, hệ thần kinh của các em trở nên căng thẳng, gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì.
1.4 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh 3 nguyên nhân chính kể trên, một số nguyên nhân thứ yếu khác cũng góp phần tạo nên tình trạng mất ngủ thường gặp ở tuổi dậy thì:
- Chế độ ăn uống: trẻ ở độ tuổi dậy thì thường yêu thích các món ăn không tốt cho sức khỏe như: đồ ngọt, đồ chiên xào hoặc bánh kẹo…Trẻ còn thường mua đồ ăn không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trước trường học. Việc ăn quá nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe cũng gây tác động nhất định đến cơ thể, khiến trẻ gặp tình trạng mất ngủ về đêm.
- Không gian phòng ngủ: trẻ ở độ tuổi dậy thì có tinh thần và thể chất phát triển nhanh chóng. Do đó, nếu không gian ngủ bị tù túng về cả thể chất lẫn tinh thần, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi ngủ. Vậy nên, ba mẹ cần cân nhắc cho trẻ ngủ riêng hoặc tạo không gian phòng ngủ thoải mái hơn cho trẻ.
- Một số bệnh lý ở tuổi dậy thì cũng là tác nhân khiến trẻ mất ngủ trong giai đoạn này, có thể kể đến như: suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, viêm da, viêm đường hô hấp…
Tìm hiểu thêm: Thịt bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều thịt bò có gây béo hay không?
2. Bí quyết khắc phục tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Mất ngủ ở tuổi dậy thì chỉ là tình trạng ngắn hạn, xuất hiện ở giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì. Mặc dù vậy, nếu ba mẹ không hỗ trợ can thiệp sớm, việc mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học và thậm chí là tâm lý của con trẻ.
Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu một số bí quyết khắc phục tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì nhé!
2.1 Khắc phục tình trạng mất ngủ về mặt tâm lý
Trước hết, hãy tìm hiểu các khúc mắc của con em mình, và tìm cách tháo gỡ nhằm giúp tâm lý con trở nên thoải mái nhất. Một khi tâm lý thoải mái, trẻ cũng sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
- Kiểm tra khối lượng bài tập về nhà của con và hướng dẫn trẻ cách sắp xếp thứ tự học tập hợp lý, nhằm tránh tình trạng thức khuya học bài hoặc làm bài tập. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn con bí quyết cân bằng các hoạt động trong cuộc sống một cách hiệu quả và logic.
- Chia sẻ với con về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và hiệu suất học tập. Khuyên trẻ không nên chơi game hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ vào buổi đêm. Sự say mê các vật dụng này sẽ khiến trẻ bỏ lỡ giấc ngủ và chứng mất ngủ cũng ngày càng trầm trọng hơn.
- Cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ thân mật, gần gũi với trẻ để bé co thể chia sẻ hết mọi nỗi lòng, lo lắng hoặc khó khăn trong cuộc sống. Khi trẻ được tâm sự với ba mẹ về nỗi lòng của mình, tâm lý các bé sẽ nhẹ nhàng hơn, vì thế giấc ngủ cũng dễ dàng và chất lượng hơn.
2.2 Xây dựng lối sống sinh hoạt hợp lý và khoa học
Để trẻ vị thành niên có lối sống hợp lý và cân đối, ba mẹ cần quan sát và nhắc nhở trẻ:
- Trẻ không nên sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ, cũng như nên dừng làm bài tập 1 tiếng trước khi ngủ để tâm trí được thoải mái, nhẹ nhàng nhất. Ba mẹ cũng nên nhắc bé không được sạc điện thoại trong khi ngủ hoặc sạc điện thoại gần giường để đảm bảo các tia sóng xanh từ các thiết bị này không gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
- Cha mẹ hướng dẫn, hỗ trợ bé thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi ngủ, có thể kể đến như: nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách, hoặc tấm nước ấm…
- Ba mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện và tham gia các hoạt động thể thao vào ban ngày, tránh chơi thể thao vào ban đêm hoặc trước khi ngủ vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
- Không nên ngủ trong thời gian dài vào buổi trưa vì có thể sẽ khiến trẻ khso ngủ vào buổi tối
- Ba mẹ hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống các loại thực phẩm chứa caffeine trước khi ngủ, có thể kể đến như: cafe, socola, hay nước tăng lực…
2.3 Tư vấn chuyên gia/ bác sĩ
Nếu trẻ gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám hoặc nhận thêm tư vấn từ các chuyên gia/ bác sĩ để cải thiện tình trạng. Việc mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vấn đề học tập của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Digital detox – Cai nghiện kỹ thuật số là gì?
3. Kết luận
Mất ngủ ở tuổi tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến với trẻ vị thành niên – lứa tuổi đang trong giai đoạn thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Ba mẹ có thể áp dụng các mẹo trên để giúp trẻ cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả và nhanh chóng. Tiếp tục đón đọc các thông tin hữu ích sắp tới của Bloggiamgia.edu.vn nhé!
Tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-nao-khi-bi-mat-ngu-o-tuoi-day-thi/