Tình trạng nằm ngửa bị đau lưng dưới ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của mỗi chúng ta. Vì thế, nếu xuất hiện triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Ở bài viết này Bloggiamgia.edu.vn sẽ lý giải nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh đau lưng khi nằm ngửa nhé!
Bạn đang đọc: Nằm ngửa bị đau lưng dưới là bệnh gì và cách khắc phục
Contents
1. Dấu hiệu nằm ngửa bị đau lưng dưới
Đau lưng khi nằm ngửa đã trở thành tình trạng đau nhức, tê mỏi khu vực xung quanh thắt lưng, cột sống rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là với những người trẻ tuổi, dân văn phòng.
Một số dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt lưng khi nằm ngửa như:
- Cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối tại khu vực thắt lưng hoặc đau dọc cột sống;
- Cơn đau có thể kèm theo co thắt cơ kéo theo đau nhức hông, xương chậu và hạn chế vận động;
- Xuất hiện cơn đau nhói, tê buốt hoặc ngứa ran dọc đùi xuống chân và bàn chân;
- Thường xuyên bị tỉnh giấc do tác động từ cơn đau;
- Cơn đau di chuyển đến mông, chân và bàn chân
- Triệu chứng đau sẽ nặng hơn khi bạn ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế;
- Đau nhức lưng mỗi buổi sáng thức dậy.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, kéo dài dai dẳng, không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã đổi tư thế.
2. Nằm ngửa bị đau lưng dưới là dấu hiệu bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng dưới khi nằm ngửa. Điển hình như:
- Thoái hóa cột sống: Đây là căn bệnh phổ biến gây đau nhức lưng khi nằm ngửa do sự thoái hóa của đĩa đệm và sự hao mòn của sụn khớp. Cơn đau sẽ xuất hiện ở những khu vực cột sống vận động thường xuyên và có thể gây yếu cơ, tê, nóng, đau nhức tay hoặc chân.
- Viêm khớp: Viêm khớp là tác nhân bào mòn sụn và xương dưới sụn khiến cho các đầu xương cọ sát vào nhau gây đau nhức, cứng khớp, thậm chí làm mất khả năng vận động của khớp. Các chuyển động của xương có thể hình thành các xương gai đè lên dây thần kinh gây đau vùng lưng dưới.
- Viêm cột sống dính khớp: Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh viêm cột sống dính khớp cũng gây ra tình trạng đau viêm dai dẳng ở lưng dưới, cổ và xương chậu. Các cơn đau có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm khi cơ thể nằm ngửa và ít vận động.
- Căng cơ: Cơ, gân và dây chằng ở vùng lưng thường bị kéo căng khi bạn cố gắng nâng đỡ vật nặng hoặc vặn người quá sức. Từ đó gây đau ở các vị trí như vùng thắt lưng, cột sống.
- Khối u cột sống: Các khối u này sẽ phát triển trong xương cột sống của người bệnh gây đau vùng thắt lưng khi nằm ngửa. Cơn đau có thể lan rộng đến lưng, hông, cánh tay, chân, bàn chân.
- Thoái hóa đĩa đệm: Căn bệnh này thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi do các đĩa đệm giữa đốt sống bị khô và xẹp dần đi. Các đốt sống bị xô lệch sẽ chèn ép dây thần kinh gây những cơn đau dai dẳng, đặc biệt là khi vận động.
- Hẹp ống sống: Tình trạng thu hẹp không gian bên trong cột sống này có thể tạo áp lực lên các dây thần kinh ở xung quanh cột sống gây triệu chứng đau, tê, yếu cơ, ngứa ran ở vùng lưng dưới.
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau này sẽ chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ lưng lan tỏa xuống dưới hông, đùi và dọc hai chân.
- Vẹo cột sống: Cột sống bị vẹo sẽ tạo áp lực cho dây thần kinh và gây triệu chứng tê, yếu cơ, đau lưng khi nằm ngửa.
- Chấn thương: Đau lưng khi nằm ngửa cũng có thể là dấu hiệu của chấn thương như trật khớp cột sống cấp tính, gãy xương cụt.
3. Nằm ngửa bị đau lưng dưới có nguy hiểm không?
Không chỉ làm suy giảm chất lượng đời sống, triệu chứng đau lưng khi nằm ngửa rất có thể là cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác liên quan tới xương khớp và vấn đề rối loạn giấc ngủ.
Do đó, nếu cơn đau kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm khi bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để tránh bệnh có diễn biến nặng hơn nhé!
4. Phương pháp khắc phục tình trạng đau lưng dưới khi nằm ngửa
Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau lưng dưới mà sẽ có phương pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp thường được các bác sĩ chỉ định như:
4.1. Thay đổi tư thế ngủ
Những người bị đau lưng dưới khi nằm ngửa sẽ được bác sĩ khuyên thay đổi tư thế nằm để tránh gây áp lực lên khu vực cột sống cũng như ảnh hưởng tới vị trí đau. Bạn có thể áp dụng một số tư thế như sau:
- Nằm nghiêng: Bạn có thể tùy ý chọn nghiêng người sang bên trái hoặc bên phải, sau đó đặt một chiếc gối kê giữa hai đầu gối;
- Nằm ngủ ở tư thế bào thai: Đây là tư thế rất tốt cho người bị bệnh liên quan tới cột sống, thắt lưng. Để áp dụng tư thế này, bạn cần nằm nghiêng người sang một bên, co gối lên gần ngực và cong người thật nhẹ nhàng;
- Nằm sấp: Bạn có thể nằm sấp trên giường và kê một chiếc gối dưới khu vực bụng để nâng đỡ cột sống.
Tìm hiểu thêm: Có nên cho trẻ ngủ lúc chiều tối? Lời khuyên đến từ chuyên gia
Chọn gối cho người đau lưng như thế nào phù hợp? TOP loại gối tốt cho người đau lưng
4.2. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Bạn biết không, một giấc ngủ ngon sẽ góp phần kích thích cơ thể sản xuất ra hormone đóng vai trò tái tạo tế bào bị tổn thương, nhờ đó cải thiện triệu chứng đau nhức khu vực lưng dưới.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể sắm một chiếc nệm mới có độ đàn hồi tốt hay tập một vài động tác kéo giãn các cơ tại vùng lưng hoặc ngồi thiền, tập yoga, hít thở sâu để thư giãn tinh thần trước khi ngủ…
4.3. Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng có tác dụng giúp các cơ thư giãn và cải thiện lưu lượng máu trên cơ thể. Khi tuần hoàn máu ổn định, lưu lượng máu tăng lên thì oxy và các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đến các cơ, khớp, nhờ đó giảm tình trạng đau nhức.
Nếu khu vực lưng dưới bị đau do viêm và có triệu chứng sưng thì bạn có thể áp dụng chườm lạnh lên vị trí đau nhé.
4.4. Dùng thuốc giảm đau
Trong một vài trường hợp nếu cơn đau nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen… nhằm cải thiện tình trạng đau nhức.
Tuy nhiên nếu tình trạng cơn đau vẫn kéo dài thì bạn sẽ được bác sĩ chuyển qua kê đơn thuốc điều trị như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật. Có một lưu ý là để tránh những tác dụng phụ không mong muốn thì bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ trị liệu từ bác sĩ và không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị.
5. Mẹo phòng tránh đau lưng dưới khi nằm ngửa
Bạn hoàn toàn có thể phòng các bệnh về cơ xương khớp bằng cách xây dựng lối sống khoa học như sau:
- Chọn nệm êm ái và có độ đàn hồi tốt nhằm nâng đỡ vùng lưng khi nằm. Bạn có thể chuyển sang sử dụng các loại giường có chức năng massage, giảm đau lưng như Giường điều khiển thông minh SleepTek 2.0 của Bloggiamgia.edu.vn.
- Đặt một chiếc gối mỏng ở khu vực thắt lưng để giảm bớt áp lực cho cột sống.
- Nếu bạn đang làm công việc phải ngồi lâu thì hãy đứng dậy, vươn vai hoặc xoay người nhẹ nhàng vào mỗi 30 phút.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, chú trọng các thực phẩm giàu canxi, rau xanh và hạn chế các chất kích thích hay đồ dầu mỡ, nước có ga…
- Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Bạn có thể chọn môn thể thao phù hợp như chạy bộ, đi bộ, tập yoga, nhảy dây, cầu lông, bóng đá…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Top 5 cách dậy sớm không cần báo thức cực kỳ hiệu quả bạn nên thử
Trên đây là những thông tin về nằm ngửa bị đau lưng dưới được Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp và mong muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ về những nguyên nhân cũng như cách phòng tránh tình trạng này để xây dựng lối sống khoa học.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/physical-health/how-to-sleep-with-lower-back-pain