Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?

Rate this post

Như chúng ta đã biết, ngủ vốn là một hoạt động mang tính bản năng đặc biệt quan trọng với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Khi được ngủ nghỉ đầy đủ, cơ thể sẽ được cung cấp đủ năng lượng và hoạt động năng suất hơn. Vậy không ngủ đủ 8 tiếng có sao không? Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng thiếu ngủ diễn ra trong thời gian dài? Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn giải đáp tất cả những thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.  

Bạn đang đọc: Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe

Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi ‘Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?’, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những vai trò đặc biệt quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người. Theo đó, một giấc ngủ ngon và đủ sẽ mang lại những lợi ích cụ thể như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: giấc ngủ là khoảng thời gian để cơ thể sửa chữa lại các mô đã bị tổn thương, đồng thời tăng cường lượng hormone kháng viêm, chống nhiễm trùng tiết để cải thiện sức đề kháng. Nói cách khác, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: việc thức khuya có thể đẩy mạnh quá trình tiêu hao năng lượng và dẫn tới cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, việc nạp thêm thức ăn vào thời điểm này không chỉ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa mà còn gây nên hiện tượng tích mỡ quanh vùng bụng. Chính vì thế, việc đi ngủ đúng giờ sẽ giúp bạn giữ dáng tốt hơn đáng kể
  • Cải thiện khả năng ghi nhớ và sức tập trung: khi cơ thể chìm vào giấc ngủ cũng là lúc não bộ bắt đầu quy trình phân loại và xử lý thông tin trước khi di chuyển chúng vào bộ nhớ dài hạn. Do vậy, có được một giấc ngủ chất lượng sẽ tác động to lớn đến việc cải thiện khả năng ghi nhớ cũng như tăng cường sức tập trung
  • Tác động tích cực đến làn da: giấc ngủ đủ giấc và sâu có khả năng chữa lành những tổn thương do nám, mụn,… gây ra, đồng thời kích thích quá trình sản sinh collagen giúp da thêm mịn màng, tươi trẻ
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và điều chỉnh tâm trạng: khi thức dậy sau một giấc ngủ ngon, cả thể chất lẫn tâm trạng của chúng ta sẽ được cải thiện tốt hơn đáng kể. Đây cũng là lý do vì sao chất lượng giấc ngủ lại đặc biệt quan trọng đối với chúng ta, nhất là những người mắc các bệnh về tâm lý hoặc đang bị stress

Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?

Thức dậy sau một giấc ngủ ngon giúp tinh thần phấn chấn hơn

Theo các chuyên gia, một giấc ngủ chất lượng phải đảm bảo trải qua đầy đủ 4 giai đoạn, gồm có: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và chuyển động mắt nhanh (REM). Thời gian trọn vẹn cho một chu kỳ thường là 90 phút, sau đó đi tiếp sang chu kỳ mới. Điều này liên tục lặp đi lặp lại cho đến hết một đêm và kết thúc khi đồng hồ sinh học đánh thức cơ thể tỉnh dậy để bắt đầu ngày mới.

Thông thường, giấc ngủ ngon sẽ được đánh giá dựa vào 2 tiêu chí: ngủ sâu và ngủ đủ. Nếu được thực hiện trọn vẹn thì khi thức giấc, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo và dồi dào năng lượng hơn rất nhiều.

Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?

Một giấc ngủ chất lượng được đánh giá dựa trên thời gian và chu kỳ ngủ

2. Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?

Trên thực tế, không phải ai cũng cần phải ngủ đủ 8 tiếng thì mới thực sự cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau. Bởi lẽ, thời gian ngủ phù hợp với mỗi người còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như: thể chất, thói quen, điều kiện (về mặt thời gian), chu kỳ ngủ,… Hay nói cách khác, 8 tiếng chỉ là con số mang tính tham khảo và không đúng với tất cả mọi người.

Tuy nhiên, dù thời gian ngủ phù hợp với mỗi người kéo dài trong bao lâu thì việc thiếu ngủ vẫn đồng thời gây nên những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: tình trạng thiếu ngủ, ngủ nông hoặc giấc ngủ bị gián đoạn có thể nguy cơ mắc ung thư tăng cao hơn. Đặc biệt là bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng,…
  • Thúc đẩy tốc độ lão hóa và giảm khả năng phục hồi của làn da: rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thiếu ngủ với các vấn đề mãn tính về da. Điều này không chỉ đẩy nhanh tốc độ lão hóa mà còn khiến làn da khó phục hồi hơn nếu bị tổn thương
  • Tăng nguy cơ béo phì: quá trình mất cân bằng hormone trong cơ thể sẽ khiến những người mắc chứng thiếu ngủ cảm thấy thèm ăn và khó kiểm soát bản thân hơn bình thường. Nói cách khác, không ngủ đủ 8 tiếng rất dễ khiến bạn dễ mắc chứng thừa cân, béo phì
  • Suy giảm khả năng giao tiếp xã hội và tạo nên cảm giác cô đơn
  • Suy giảm sức tập trung và trí nhớ: việc không ngủ đủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thần kinh, từ đó gây nên tình trạng trí nhớ (ngắn hạn và dài hạn) giảm, khó tập trung,… Nếu diễn ra trong một thời gian dài mà không được can thiệp, điều này có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer do thiếu hụt protein Beta-Amyloid
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch ở mọi lứa tuổi
  • Ảnh hưởng đến tâm trạng: người thiếu ngủ thường cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt không vì lý do cụ thể nào. Mặt khác, họ cũng dễ nổi nóng và bị kích động hơn khi gặp phải những tình huống không như ý
  • Ảnh hưởng đến thị lực: việc mắt phải hoạt động quá nhiều do thức khuya có thể dẫn đến các bệnh lý thị giác nghiêm trọng như mờ mắt, song thị hoặc hội chứng tầm nhìn ống,… Ngoài ra, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị) và chứng ảo giác
  • Suy giảm hệ miễn dịch và tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm từ nhẹ đến nặng
  • Suy giảm ham muốn và chức năng tình dục: khi ngủ đủ, cơ thể sẽ được bổ sung một lượng hormone testosterone đáng kể (cả hai giới). Ngược lại, tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ ít nhiều khiến ham muốn suy giảm, thậm chí gây rối loạn chức năng tình dục
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2: tưởng chừng không liên quan nhưng trên thực tế, thiếu ngủ lại có thể khiến cho nhiều cơ chế bên trong cơ thể bị rối loạn, từ đó dẫn đến hiện tượng kháng insulin (tức tiền tiểu đường) và chứng tiểu đường tuýp 2
  • Gây mệt mỏi, thiếu sức sống và suy nhược cơ thể nghiêm trọng

Tìm hiểu thêm: Vòng trầm hương có tác dụng gì? Lưu ý khi đeo vòng trầm hương

Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?
Không ngủ đủ 8 tiếng dễ khiến cho cơ thể bị suy nhược trầm trọng

3. Thời gian ngủ lý tưởng với từng lứa tuổi

Theo các nghiên cứu khoa học đã được công nhận trên toàn thế giới, thời gian ngủ lý tưởng dành cho mỗi độ tuổi sẽ dao động trong khoảng như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới từ 0 – 3 tháng: 14 – 17 tiếng/ ngày
  • Trẻ sơ sinh từ 4 – 11 tháng: 12 – 15 tiếng/ ngày
  • Trẻ 1 – 2 tuổi): 11 -14 tiếng/ ngày
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng/ ngày
  • Trẻ 6 – 13 tuổi: 9 – 11 tiếng/ ngày
  • Thanh thiếu niên 14 – 17: 8 – 10 tiếng/ ngày
  • Người trưởng thành 18 – 64: 7 – 9 tiếng/ ngày
  • Người từ 65 tuổi: 7 – 8 tiếng/ ngày

Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không?

>>>>>Xem thêm: Quả bứa giảm cân và những công dụng tuyệt vời từ quả bứa

Mỗi độ tuổi sẽ có một khoảng thời gian ngủ lý tưởng khác nhau

4. Bí quyết để ngủ ngon và đủ giấc

Để có được một giấc ngủ ngon và đủ để cơ thể kịp tái tạo năng lượng, bạn có thể áp dụng một số lưu ý như:

  • Tạo thói quen thức dậy và đi ngủ vào một khung giờ cố định sao cho phù hợp với lịch trình
  • Ưu tiên việc đi ngủ khi cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ
  • Không ăn trong khoảng 2 – 3 tiếng trước khi ngủ
  • Nếu không thể ngủ sau 20 phút, hãy di chuyển đến một không gian yên tĩnh khác và thực hiện một số hoạt động mang tính thư giãn như đọc sách, viết nhật ký cho đến khi thấy buồn ngủ rồi mới quay lại giường
  • Duy trì chế độ vận động và thực hiện các tập thể dục đều đặn mỗi ngày
  • Đi ngủ trong một không gian tối, mát mẻ và yên tĩnh
  • Tắt các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ và không vừa nằm vừa lướt điện thoại, xem phim,…
  • Ngủ 4 tiếng một ngày có sao không? Cách ngủ ít vẫn có nhiều năng lượng
  • Bật mí cách ngủ 8 tiếng trong 30 phút
  • Cách ngủ 8 tiếng trong 4 tiếng để luôn khỏe khoắn, tỉnh táo

Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài Không ngủ đủ 8 tiếng có sao không được rất nhiều người quan tâm. Hi vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn nhận thấy những tác hại khôn lường mà việc thiếu ngủ gây ra cho sức khỏe. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *