Sáng tạo là một trong những kỹ năng tuyệt vời của con người. Sự sáng tạo không chỉ giúp con người phát minh ra những sáng kiến mới, cải tiến cuộc sống mà tư duy sáng tạo còn giúp con người làm chủ vốn kiến thức, thúc đẩy tìm kiếm và học hỏi thêm nhiều điều mới lạ.
Bạn đang đọc: Tư duy sáng tạo là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy sáng tạo?
Hiện nay, tư duy sáng tạo luôn là kỹ năng cần của các nhà tuyển dụng. Kỹ năng này cũng được một số trường học quan tâm, chú trọng, với các bộ môn hoặc học phần chuyên biệt để đào tạo kỹ năng này.
Vậy tư duy sáng tạo là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy sáng tạo? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
Contents
1. Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo hay còn gọi là Creative Thinking, được hiểu là khả năng suy nghĩ, tìm tòi những điều mới, những chủ đề mới của một cá nhân hoặc tập thể. Tư duy sáng tạo là những hướng đi, tư duy hoàn toàn mới, không đi theo lối mòn hoặc những điều đã cũ.
Xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề, từ kinh tế, xã hội đến nghệ thuật, khoa học công nghệ, tư duy sáng tạo vận dụng tối đa khả năng và kỹ năng mềm nhằm phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ. Từ đó, sử dụng các công cụ phù hợp để đánh giá và đưa ra phương án mới, nhằm giải quyết vấn đề.
Không phải là khả năng thiên phú, tư duy sáng tạo là một kỹ năng cần được rèn luyện liên tục để trở nên nhạy bén, sắc sảo và sinh động hơn. Để rèn luyện nhằm phát triển tư duy sáng tạo, con người phải được thường xuyên tiếp xúc với nhiều trường hợp, tình huống khác nhau.
Những tình huống mới mẻ sẽ thúc đẩy tư duy con người vượt qua những lối mòn, những hạn chế (thinking out of box) để hướng tới những sự sáng tạo và bứt phá hơn.
2. Đặc điểm của tư duy sáng tạo
Là một kỹ năng được tôi luyện, tư duy sáng tạo được hình thành từ những yếu tố như: sự thuần thục, tính mềm dẻo, độc đáo, chi tiết và sự nhạy cảm.
Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của người sở hữu tư duy sáng tạo:
2.1 Tính mềm dẻo
Tính mềm dẻo hay còn được hiểu là sự linh hoạt. Đặc điểm này giúp con người dễ dàng chuyển đổi từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, hoặc từ giải pháp này sang giải pháp khác.
Tính mềm dẻo khiến con người có thể dễ dàng điều chỉnh dòng suy nghĩ khi đối diện với một vấn đề hoặc một khó khăn nào đó.
Ngoài ra, tư duy của người mềm dẻo rất linh hoạt, không bị giới hạn, cứng nhắc hoặc rập khuôn theo một lối mòn. Họ luôn uyển chuyển khi đưa ra các quyết định cũng như khi giải quyết vấn đề.
2.2 Tính thuần thục
Đây là một trong những khả năng quan trọng và cần thiết trong môi trường làm việc. Những người có tính thuần thục có khả năng làm chủ suy nghĩ, nắm vững kiến thức và phân tích toàn diện những yếu tố liên quan đến vấn đề đang đối mặt.
Một số đặc điểm đặc trưng thể hiện ở những người sở hữu tính thuần thục:
- Khả năng xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau, hay còn được gọi là khả năng nhìn nhận đa chiều và toàn diện.
- Khả năng tìm hiểu và đưa ra các phương án giải quyết ở nhiều góc độ với các tình huống giả định khác nhau.
- Khả năng lựa chọn cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề.
2.3 Tính độc đáo
Đây là một trong những nét đặc trưng nổi bật của những người sở hữu tư duy sáng tạo.
Tính độc đáo chính là sự mới mẻ được thể hiện trong khả năng suy nghĩ, phân tích và đưa ra quyết định.
2.4 Tính chi tiết
Tính chi tiết thể hiện trong việc lên kế hoạch, triển khai, thực hiện và nghiệm thu kết quả. Người sở hữu nét tính cách này thường rất cẩn thận, chi tiết trong từng quy trình, từng công đoạn.
2.5 Tính nhạy cảm
Tính nhạy cảm được xem là nét tính cách đặc trưng nhất của người sở hữu tư duy sáng tạo. Tính nhạy cảm là khả năng phát hiện vấn đề, các xung đột phát sinh cũng như những sai sót trong vấn đề đó, mà người không tinh ý, không nhạy cảm thì sẽ khó lòng nhận ra.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa hoa Cúc Tana, cách trồng và chăm sóc Cúc Tana
Ngoài ra, tính cách này còn được thể hiện khi một người trong tình huống cấp bách nhưng vẫn tìm ra phương án giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
3. Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo
Để sở hữu tư duy sáng tạo, bạn cần phải thường xuyên luyện tập kỹ năng này.
Dưới đây là một số phương pháp hữu hiệu để rèn luyện tư duy sáng tạo:
3.1 Bắt tay vào hành động
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia về tư duy và não bộ, hầu hết mọi người đều sở hữu khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, khả năng của mỗi người ở các mức độ khác nhau.
Để rèn luyện, cải thiện tư duy sáng tạo, hành động chính là phương pháp hiệu quả nhất. Bạn nên cố gắng động não, suy nghĩ ý tưởng cho mọi vấn đề xung quanh trong cuộc sống, từ nhỏ nhất đến lớn nhất để não bộ hoạt động tích cực hơn, nhằm kích thích khả năng sáng tạo cho bộ não.
Lâu dần, não bộ sẽ dần thích nghi với thói quen này và trở nên sáng tạo, linh hoạt hơn. Từ đó mà hiệu suất công việc cũng cải thiện đáng kể.
3.2 Tìm sự cân bằng giữa ý tưởng và thực tế
Đây là thực trạng của nhiều người có tư duy sáng tạo. Ý tưởng sáng tạo luôn phải đi kèm với tính thiết thực. Dù ý tưởng có tính sáng tạo, độc đáo cao, nhưng không thể áp dụng vào thực tế thì cũng không đem lại hiệu quả, lợi ích cho công việc.
Do đó, tìm sự cân bằng giữa ý tưởng và thực tế cũng là một trong những cách giúp rèn luyện tư duy sáng tạo, giúp bạn đưa ra những quyết định khả thi nhưng cũng không kém phần độc đáo.
3.3 Giữ tinh thần thư giãn và mở rộng suy nghĩ
Theo kinh nghiệm thực tế từ nhiều chuyên gia, để kích thích não bộ tư duy sáng tạo, bạn phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Từ đó, nhiều ý tưởng độc đáo sẽ xuất hiện và phát triển nhanh chóng.
Nếu tinh thần căng thẳng, áp lực, bạn sẽ khó rèn luyện khả năng tư duy bởi não bộ sẽ không thể sinh sản ra ý tưởng mới khi đang bị ức chế.
3.4 Xóa bỏ các rào cản về tư duy
Để có thể sáng tạo các ý tưởng mới và độc đáo, bạn phải cho phép bản thân xóa bỏ các rào cản về tư duy, cũng như phá vỡ các chuẩn mực theo các định kiến cũ.
Khi não bộ thông thoáng, không còn hàng rào cản trở, tư duy của bạn sẽ trở nên nhạy bén, linh hoạt và đầy tính sáng tạo.
3.5 Bản lĩnh dấn thân và không e ngại rủi ro
Sáng tạo luôn tiềm ẩn rủi ro. Đây là lẽ đương nhiên vì những ý tưởng mới, chưa ai dám thử sức nên chưa ai biết được kết quả để có thể dự đoán hoặc lường trước.
Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ mãi quẩn quanh trong nỗi sợ thì sẽ không bao giờ phát minh ra được những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo.
Để rèn luyện tư duy sáng tạo, bạn phải bản lĩnh dấn thân, mạnh mẽ chấp nhận rủi ro. Có như vậy, bạn mới có cơ hội đón chờ những thành quả tốt đẹp từ tư duy sáng tạo của mình.
3.6 Không sợ thất bại
Đây là yếu tố gây cản trở những tư duy sáng tạo, ý tưởng mới lạ hoặc độc đáo. Sự lo lắng không chỉ làm tư duy của bạn giảm thiểu sự độc đáo mà còn làm bạn chùn bước trước các quyết định táo bạo.
>>>>>Xem thêm: Tết Trung thu năm 2024 là ngày nào? Quà tặng ý nghĩa trong dịp tết Trung thu
Hãy dẹp bỏ nỗi lo canh cánh trong lòng, gạch đi nỗi sợ mang tên thất bại để tự tin đưa ra những ý tưởng mới. Nếu có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ thành công.
3.7 Xóa bỏ tư tưởng ỷ lại
Ỷ lại vào vốn kiến thức, ỷ lại vào mọi người xung quanh hay ỷ lại vào bản thân mình chính là rào cản cho tư duy sáng tạo. Bạn cần xóa bỏ tư tưởng này, cố gắng trau dồi thông tin, kiến thức không ngừng để rèn luyện tư duy sáng tạo ngày càng phát triển và cải thiện hơn.
4. Tổng kết
Trên đây là đầy đủ các thông tin về tư duy sáng tạo cũng như cách thức rèn luyện để phát triển kỹ năng này. Bạn đã sẵn sàng luyện tập, thay đổi bản thân thành phiên bản tốt nhất chưa?
Cùng chúng tôi luyện tập để phát triển nhanh chóng tư duy sáng tạo của bản thân nhé! Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn ở các bài viết sau nha!