Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chúng ta. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về giấc ngủ diễn ra và cũng có nhiều thuật ngữ liên quan tới giấc ngủ xuất hiện. Một trong những thuật ngữ đó là False awakening hay dịch ra tiếng Việt là thức tỉnh giả. Vậy False awakening – thức tỉnh giả là gì? Các triệu chứng nhận biết khi nào cơ thể rơi vào tình trạng thức tỉnh giả?
Bạn đang đọc: False awakening – thức tỉnh giả là gì? Các triệu chứng?
Contents
1. False awakening – thức tỉnh giả là gì?
False awakening hay thức tỉnh giả, thức tỉnh nhầm, thức tỉnh sai là một trạng thái mà rất nhiều người đã và đang gặp. Thuật ngữ này được dùng để chỉ trạng thái mà con người vẫn đang nằm mơ nhưng lại nghĩ rằng mình đã tỉnh. Thế nhưng thực ra họ vẫn còn chìm đắm trong giấc ngủ.
Theo nghiên cứu, phần lớn những người rơi vào trạng thái này thường mơ thấy mình đang làm các công việc thường nhật, ví dụ như lau dọn nhà cửa, nấu ăn, đi vệ sinh, tắm giặt, đánh răng,… Trạng thái thức tỉnh giả đã từng được nhắc tới trong truyện ngắn “Chân dung” của nhà văn Nikolai Gogol.
Do giấc mơ khi thức tỉnh giả thường khá chân thật, không hề viển vông, vô căn cứ, khó tin như những giấc mơ bình thường khác. Hơn nữa, bối cảnh lại rất rõ ràng, chi tiết. Chính vì vậy mà nhiều người khi tỉnh dậy không xác định được là mơ hay là thực.
2. False awakening – thức tỉnh giả có hại không?
Sau khi hiểu rõ False awakening – thức tỉnh giả là gì thì nhiều người bắt đầu lo lắng tình trạng này có hại không? Do nội dung giấc mơ khi thức tỉnh giả khá chân thật, khiến chúng ta không phân biệt được đâu là thật, đâu là mơ nên dễ gây ra cảm giác sợ hãi, bất an và lo lắng.
Khi rơi vào tình trạng thức tỉnh nhầm bạn sẽ có những trải nghiệm rất chân thực nhưng lại không phải thực tế. Mọi sự vật, hành động, diễn biến xung quanh bạn đều có thể cảm nhận được. Thế nên khi tỉnh lại cảm giác hốt hoảng, hoang mang luôn thường trực.
Nếu tình trạng này cứ xảy ra liên tiếp có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Thậm chí còn xuất hiện những ký ức sai lầm. Những sự việc thực tế và trong giấc mơ đan xen, lẫn lộn làm rối loạn cuộc sống.
3. Các triệu chứng nhận biết False awakening – thức tỉnh giả là gì?
3.1. Chủ nghĩa hiện thực và phi hiện thực
Khi rơi vào trạng thái thức tỉnh sai, một số khía cạnh trong cuộc sống của bạn ở trong giấc mơ có thể sẽ xuất hiện không đúng địa điểm, vị trí hoặc bị kịch tính hóa lên. Bạn có thể nhận biết được tình trạng thức tỉnh sai dựa trên những chi tiết như: Khó đọc hoặc không thể đọc, không thể nói chuyện, các tác phẩm vẽ bậy trên tường. Ngoài ra, độ nhạy của các giác quan của bạn cũng có thể tăng lên hoặc biến đổi.
3.2. Sự lặp lại
Sau khi tỉnh lại từ sự thức tỉnh giả tâm trí của bạn có thể trở nên mơ màng. Bên cạnh đó, sự thích tỉnh giả còn có thể khiến giấc mơ nào đó của bạn lặp đi lặp lại. Ví dụ, bạn có thể nằm mơ thấy mình đã thức dậy, sau đó đi đánh răng rồi ăn sáng,…
Sau đó lại đột nhiên tỉnh dậy ở trên giường thêm lần nữa và lặp lại các hoạt động cũ, vẫn đi đánh răng, ăn sáng,… (vẫn đang nằm mơ). Cứ như vậy một giấc mơ tương tự được lặp lại nhiều lần.
Theo như tuyên bố từ nhà triết học Bertrand Russell khi ông bị gây mê toàn thân thì ông đã thức tỉnh giả tới hàng trăm lần liên tiếp.
4. Các loại thức tỉnh giả
Theo như đề xuất của Celia Green – Nhà cận tâm lý học và nhà văn người Anh về cận tâm lý học thì có thể chia False awakening – thức tỉnh giả thành 2 loại, đó là:
4.1. Loại 1
Đây là loại thức tỉnh giả thường gặp nhất. Với loại thức tỉnh giả này người mơ khi thức dậy (trong giấc mơ) không nhất định phải ở trong môi trường có tính thực tế, có nghĩa là không phải ở trong phòng ngủ của họ. Phần lớn những người ở trong tình trạng thức tỉnh nhầm loại 1 sẽ tin rằng họ đã tỉnh ngủ và thức dậy thật trên giường của mình hoặc là “quay lại ngủ” trong giấc mơ.
Tìm hiểu thêm: Cách trị mạt gà trong phòng ngủ một cách triệt để, hiệu quả nhất
Một kịch bản khá thường gặp trong thức tỉnh giả loại 1, đó là đi làm trễ. Ví dụ, bạn có thể tỉnh dậy trong một căn phòng điển hình, tức căn phòng của bạn và mọi thứ xung quanh vẫn bình thường nhưng bạn lại nhận ra rằng mình đã ngủ quá giờ làm việc hay giờ đi học.
Có thể trong giấc mơ đó sẽ xuất hiện đồng hồ để chứng minh bạn đã ngủ quá giờ. Điều này khiến bạn cảm thấy hoảng sợ tới mức có thể bừng tỉnh dậy khỏi thức tỉnh giả.
Hay một ví dụ khác của thức tỉnh giả loại 1 đó là đái dầm. Ví dụ, bạn thức tỉnh giả và trong giấc mơ bạn thực hiện những hành động quen thuộc vẫn thường làm. Đó là sau khi tỉnh dậy thì sẽ rời khỏi giường, bước vào phòng vệ sinh và tới bồn cầu để đi tiểu. Thế rồi bạn giật mình tỉnh dậy và cũng thấy mình đái dầm.
4.2. Loại 2
So với thức tỉnh giả loại 1 thì thức tỉnh giả loại 2 ít gặp hơn. Theo như Green thì thức tỉnh giả loại 2 như sau:
Người bị thức tỉnh giả loại 2 sẽ tỉnh dậy với cảm giác rất chân thật nhưng bầu không khí xung quanh lại khá hồi hộp. Mặc dù môi trường xung quanh người bị thức tỉnh giả trông vẫn bình thường, không có gì đặc biệt nhưng lại khiến họ dần cảm thấy có điều gì đó không đúng.
Xuất hiện các âm thanh, chuyển động bất thường hoặc người đó có thể thức tỉnh ngay trong bầu không khí căng thẳng ấy. Cuối cùng họ sẽ cảm thấy hồi hộp, phấn khích hoặc cũng có thể là lo sợ.
Một nhà tâm thần học người Đức – Karl Jaspers cũng đã mô tả về thức tỉnh giả loại 2 này và gọi đây là “trải nghiệm ảo tưởng sơ cấp”. Cụ thể, ông nói: Người bệnh sẽ cảm thấy có gì đó đáng ngờ, bất thường đang chờ đợi họ ở phía trước. Vì lý do nào đó mà môi trường sẽ có sự thay đổi một cách tinh tế, nhẹ nhàng khiến họ không thể lý giải nổi và sinh ra cảm giác nhờ vực, căng thẳng, khó chịu.
5. Bị thức tỉnh giả có cần gặp bác sĩ không?
Như đã nói thức tỉnh giả gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với chủ thể. Tuy nhiên, hiện tượng này không được coi là quá nguy hiểm. Phần lớn trường hợp chủ thể chỉ cảm thấy lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Họ có thể giúp điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ, thức tỉnh ngủ, hoặc dạy bạn cách để kiểm soát giấc mơ của mình. Từ đó loại bỏ cảm giác căng thẳng, hoang mang.
Bên cạnh đó cũng đừng quên duy trì giờ đi ngủ và thức dậy khoa học liên tục. Vào buổi chiều, tối bạn nên tránh sử dụng caffeine, nicotin và rượu để không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Đồng thời hãy duy trì môi trường ngủ lý tỉnh, đó là yên tĩnh – không ánh sáng – nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu và nên xây dựng thói quen đi thư giãn trước khi đi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 4 thói quen cải thiện giấc ngủ cho nhân viên pha chế rượu
- Rối loạn ác mộng là gì? Các triệu chứng và hậu quả của rối loạn ác mộng
- Chứng chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- Hội chứng Kleine-Levin – Hội chứng người đẹp ngủ là gì?
Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc False awakening – thức tỉnh giả là gì và có triệu chứng ra sao. Nhìn chung, tình trạng này không quá ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu bạn nhận thấy có các vấn đề nghiêm trọng, khiến cuộc sống của bạn gặp trở ngại thì tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.
Tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/dreams/false-awakening