Chứng vẹo cột sống và tình trạng khó ngủ thường đi đôi với nhau. Với những người mắc chứng bệnh xương khớp này, giấc ngủ đôi khi là 1 thử thách do những cơn đau lưng khi nằm xuống.
Bạn đang đọc: Mẹo ngủ ngon cho người mắc chứng vẹo cột sống
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cong vẹo cột sống và những ảnh hưởng của nó đối với giấc ngủ. Đồng thời, trang bị cho bạn những mẹo ngủ ngon cho người mắc chứng vẹo cột sống. Cùng tìm hiểu nhé!
Contents
1. Vẹo cột sống là gì?
Cấu trúc cột sống có độ cong tự nhiên với hình dáng xương nhìn nghiêng có hình chữ S nhưng khi quan sát phía trực diện thì là 1 đường thẳng. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị biến dạng, cong bất thường, xảy ra phổ biến nhất là ở phần lồng ngực, xương sườn.
Chứng vẹo cột sống là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự thoái hóa cột sống. Bản thân chứng bệnh này cũng có thể gây ra những thay đổi bất thường diện mạo cơ thể. Ở mức độ cong vẹo nặng này, cần có biện pháp chữa trị nhanh chóng để tránh gây ảnh hưởng đến cơ quan cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Có 2 loại vẹo cột sống – cấu trúc và chức năng. Vẹo cột sống cấu trúc là một tình trạng di truyền có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn theo tuổi tác và có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật. Chứng vẹo cột sống cấu trúc thường xuất hiện bởi những thói quen xấu tiếp diễn theo thời gian chẳng hạn như ngồi một bên hông trong nhiều giờ hoặc do các vấn đề về tư thế.
Với chứng vẹo cột sống cấu trúc, bác sĩ vật lý trị liệu có thể khắc phục bằng các động tác kéo giãn và tập thể dục. Đây cũng là chứng bất thường về cột sống phổ biến nhất.
Với những bệnh nhân có mức độ cong vẹo cột sống ở mức nhẹ, không ảnh hưởng cho sinh hoạt thường ngày và sức khỏe tổng thể thì người bệnh có thể cải thiện và phục hồi theo thời gian ngay tại nhà bằng những bài tập dành cho lưng.
Vivian Eisenstadt, một nhà trị liệu vật lý thể thao và chỉnh hình tại trung tâm Vivie Therapy, Hoa Kỳ, giải thích rằng bất kỳ ai mắc chứng vẹo cột sống đều trải qua những khó khăn khác nhau, do đó, những lời khuyên được đưa ra trong bài viết này có thể không phù hợp với tất cả. Điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể chính mình và có được sự lựa chọn chăm sóc đúng cách.
2. Ảnh hưởng của chứng vẹo cột sống tới giấc ngủ
Nếu bạn mắc chứng vẹo cột sống, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn giấc ngủ cao hơn người khỏe mạnh bình thường. Một nghiên cứu năm 2018 trên World Neurosurgery cho biết mắc chứng vẹo cột sống nghĩa là bạn có nhiều khả năng mắc kèm 2 chứng rối loạn sau:
- Ngưng thở khi ngủ: Đây là khi cơ thể trải qua những quãng ngắn không thở khi ngủ.
- Hypopnea: Đây là khi cơ thể trải qua những quãng ngắn thở nông khi ngủ.
Hãy nhớ rằng cơn đau cũng có thể là một yếu tố. Waqas Ahmad, một bác sĩ gia đình và là chủ tịch của ban cố vấn y tế tại Insure Cast lưu ý rằng các nguyên nhân gây đau do chứng vẹo cột sống có thể khiến bạn khó có được giấc ngủ chất lượng.
3. Mẹo ngủ ngon cho người mắc chứng vẹo cột sống
Mặc dù những người bị chứng vẹo cột sống phải đối mặt với nhiều mối đe dọa tiềm ẩn đối với giấc ngủ của họ nhưng vẫn có nhiều cách cải thiện tình trạng. Theo nhiều chuyên gia y tế, dưới đây là những mẹo hữu ích để cải thiện giấc ngủ khi mắc chứng vẹo cột sống:
3.1. Đừng nằm sấp khi ngủ
Giuseppe Aragona, bác sĩ đa khoa và cố vấn y tế tại Prescription Doctor khuyên bạn không nên nằm sấp khi ngủ. Khi ngủ sấp, bạn có nguy cơ khiến cổ bị vặn ở một tư thế không thoải mái, do đó kéo căng và tạo thêm căng thẳng quá mức cho cột sống của bạn.
Tìm hiểu thêm: Bật mí thực đơn giảm cân đơn giản tiết kiệm trong 7 ngày
3.2. Nằm ngửa khi ngủ
Tiến sĩ Lina Velikova, cố vấn y tế tại Supplements 101, cho biết ngủ ngửa là một tư thế tuyệt vời để giúp chữa chứng vẹo cột sống. Nói về việc nằm ngửa, bà nhận định, “Cổ, cột sống, hông và chân của bạn được đặt thẳng hàng ở tư thế này, nó sẽ giúp bạn ngủ thoải mái.”
Lina cũng giải thích rằng nằm ngửa giúp bạn thở dễ dàng hơn vì lồng ngực ít chịu áp lực hơn so với khi nằm sấp. Điều này cũng hỗ trợ giảm chứng ngưng thở đã đề cập ở trên.
Vì chứng vẹo cột sống làm biến dạng cột sống nên Vivian cho biết tình trạng này có thể dẫn đến có nhiều lỗ hõm hơn giữa cột sống của bạn và bề mặt giường ngủ. Tiến sĩ Lina gợi ý rằng đó nhét một chiếc gối hình chữ nhật vào dưới lưng này để tránh áp lực quá mức lên phần này.
3.3. Sử dụng nệm có độ cứng vừa phải
Tiến sĩ Velikova khuyên rằng người bệnh nên ngủ trên một tấm nệm có độ cứng vừa phải để hỗ trợ nâng đỡ thích hợp cho cột sống, chân và hông. Đồng thời người mắc chứng vẹo cột sống nên tránh những chiếc đệm quá mềm vì có thể không hỗ trợ đủ cho cột sống của bạn.
Sashini Seeni, một bác sĩ đa khoa tại viện Doctor On Call cũng đồng ý rằng nệm thực sự có tác động lớn tới giấc ngủ của người mắc chứng vẹo cột sống, bạn nên mua một tấm nệm dày hơn, vì nệm có thể có xu hướng chảy xệ (và ít khả năng hỗ trợ hơn) theo thời gian.
4. Ngủ với gối, ngay cả khi bạn đang đeo nẹp
Tiến sĩ Ahmad lưu ý sự khác biệt giữa chứng vẹo cột sống ngực (đối với chứng này, bạn có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ bằng gối) so với chứng vẹo cột sống thắt lưng. Ông nhận định, “Đối với chứng vẹo cột sống thắt lưng, một chiếc gối kê bên dưới hoặc bên trên thắt lưng sẽ rất hữu ích.”
Đối với người ngủ nghiêng mắc chứng vẹo cột sống, Tiến sĩ Velikova khuyên bạn nên gập đầu gối vào ngực. Sau đó, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối của bạn và một chiếc gối khác dưới thắt lưng để được hỗ trợ thêm.
Tiến sĩ Aragona ủng hộ việc sử dụng một chiếc gối kẹp giữa hai đầu gối đối với người mắc chứng vẹo cột sống có thói quen ngủ nghiêng. Ngoài ra, bạn nên đặt một chiếc gối dưới bả vai để giảm bớt áp lực.
Lợi ích của tư thế ngủ với chiếc gối kẹp giữa hai chân
Nếu bạn đeo nẹp đi ngủ thì sao? Trong trường hợp này, Tiến sĩ Aragona khuyên bạn nên đặt gối dưới chân để ngăn nẹp kẹp chặt phần da của bạn. Ngoài ra, khi ra khỏi giường, ông cũng khuyên người bệnh nên ngồi rồi hãy đứng.
Nếu bạn vẫn phải giữ nẹp ngay cả khi ngủ, Tiến sĩ Seeni khuyên bạn nên sử dụng bột baking soda để giữ cho nó khô ráo. Điều này có thể giúp bạn tránh loét hoặc phát ban do độ ẩm tích tụ có thể gây ra.
Ngoài ra, nếu bạn hay trằn trọc, xoay người, di chuyển vào ban đêm, Seeni khuyên bạn nên đeo nẹp không quá nặng để có được giấc ngủ thoải mái nhất.
>>>>>Xem thêm: Ăn bắp có giảm cân không? Thực đơn giảm cân với bắp như thế nào?
Có thể thấy rằng, chứng vẹo cột sống gây ra nhiều vấn đề giấc ngủ. Mỗi người bệnh sẽ trải qua các khó khăn khác nhau tùy theo vị trí vùng tổn thương. Nếu bạn nhận thấy tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện thì hãy nhanh chóng tìm tư vấn của bác sĩ chuyên môn để có phương hướng khắc phục kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ tất tần tật về mẹo ngủ ngon cho người mắc chứng vẹo cột sống, hy vọng sẽ phần nào cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bạn!
Nguồn tham khảo: https://sleepopolis.com/education/tips-for-sleeping-with-scoliosis/