Bạn có bao giờ ngủ một giấc dài nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và không sảng khoái khi thức dậy, thậm chí là cảm thấy cáu kỉnh, chán trường. Đó có thể là hiện tượng quán tính khi ngủ. Quán tính khi ngủ là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của chúng ta? Trong bài viết này, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn khám phá sâu hơn về quán tính khi ngủ, từ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe và cách phòng tránh để có một giấc ngủ chất lượng và thức dậy sảng khoái hơn!
Bạn đang đọc: Quán tính khi ngủ là gì? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh
Contents
1. Quán tính khi ngủ là gì?
Quán tính trong khi ngủ là thuật ngữ dùng để miêu tả tình trạng chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và trạng thái thức. Nếu xảy ra tình trạng này bạn sẽ cảm thấy chóng mặt khi bạn tỉnh dậy nhưng vẫn cảm thấy mơ màng, chưa hoàn toàn tỉnh táo. Lúc này, cơ thể sẽ không tập trung và có ý muốn tiếp tục ngủ.
Quán tính khi ngủ thường xảy ra sau khi bạn đã ngủ một giấc ngắn. Trạng thái này có thể kéo dài từ 5 – 30 phút hoặc kéo dài trong một vài giờ đối với người thiếu ngủ.
Quán tính khi ngủ mặc dù là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người như nó sẽ khá khó chịu, đặc biệt khi điều này xảy ra một cách thường xuyên.
2. Nguyên nhân gây quán tính khi ngủ
Nguyên nhân dẫn đến quán tính khi ngủ vẫn chưa có lý giải chính xác. Theo một số chuyên gia thì tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
2.1. Tỉnh giấc bất ngờ vào lúc ngủ sâu giấc
Mỗi giấc ngủ sẽ chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu là ngủ nhẹ, lúc này cơ thể và tâm trí sẽ ở giữa thực tại và tiềm thức. Giai đoạn thứ hai thì nhịp tim và nhịp thở sẽ chậm lại và dần chìm sâu vào giấc ngủ. Giai đoạn thứ ba của giấc ngủ là giai đoạn ngủ ngon nhất, sau đó, người ngủ sẽ rơi vào giai đoạn REM xuất hiện những giấc mơ.
Giai đoạn 3 của giấc ngủ (giai đoạn ngủ sâu) giúp bạn phục hồi thể chất và tinh thần một cách tốt nhất. Trong giai đoạn này, não sẽ tạo sóng delta cao hơn các giai đoạn trước đó. Sóng delta sẽ làm cho người ngủ không còn phản ứng với môi trường xung quanh, khó bị đánh thức. Nếu người ngủ đột nhiên thức dậy vào lúc này, sẽ có khả năng ngủ theo quán tính.
2.2. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ liên tục và không ngủ đủ giấc có thể làm tăng khả năng dẫn đến tình trạng quán tính khi ngủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi đủ, vì khoảng thời gian từ khi bạn chìm vào giấc ngủ cho đến khi chuyển sang giai đoạn ngủ sâu (giai đoạn 3) sẽ bị giảm đi. Từ đó, gây ra tình trạng mơ màng và mệt mỏi mỗi khi tỉnh dậy.
2.3. Rối loạn giấc ngủ
Một số chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ rũ (Narcolepsy) – rối loạn khả năng điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức, hoặc chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) cũng có thể gây ra quán tính khi ngủ.
2.4. Thay đổi giờ đi ngủ đột ngột
Khi bạn thay đổi lịch trình giấc ngủ một cách đột ngột, như là thức khuya hoặc ngủ dậy sớm hơn bình thường, lúc này cơ thể chưa thể thích nghi và gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa giấc ngủ và thức tỉnh. Từ đó dẫn đến tình trạng quán tính trong khi ngủ.
3. Quán tính khi ngủ có nguy hiểm không?
Tình trạng quán tính khi ngủ hầu hết sẽ không gây hại cho sức khỏe, bởi thực chất đó là quá trình tự nhiên của cơ thể khi chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm cho bạn thiếu tập trung. Vì vậy, nó có thể khiến bạn thiếu cẩn thận khi làm việc sau khi ngủ như va chạm, đổ vỡ.
Nếu bạn đang có công việc đòi hỏi sự tập trung cao và cần đưa ra những quyết định quan trọng như nhân viên y tế, phi công hoặc các công việc thuộc lĩnh vực pháp lý. Thì quán tính khi ngủ cũng gây ảnh hưởng ít nhiều.
Đặc biệt, để tránh rủi ro như tai nạn giao thông, bạn không nên lái xe ngay sau khi tỉnh dậy mà gặp tình trạng quán tính.
Tìm hiểu thêm: 10 thói quen sai lầm khiến bạn mất ngủ đêm đông
4. Làm sao để phòng tránh tình trạng quán tính khi ngủ
Mặc dù hiện tại chưa có giải pháp cụ thể nào để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng quán tính khi ngủ, nhưng bạn có thể áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ sau góp phần phòng tránh quán tính trong khi ngủ.
4.1. Đi ngủ và thức dậy theo lịch cố định
Bạn hãy tạo cho mình một lịch trình ngủ đều đặn, bao gồm thời gian đi ngủ và thức dậy cố định. Điều này giúp tạo ra giấc ngủ ổn định để bạn có thể trải qua từng chu kỳ giấc ngủ, giảm nguy cơ thức dậy khi ngủ sâu dẫn đến quán tính khi ngủ.
4.2. Thức dậy ngay sau báo thức
Đối với nhiều người, thì việc tỉnh dậy ngay sau khi chuông báo thức kêu là rất khó, vì họ không thể vượt qua cảm giác buồn ngủ và uể oải.
Thay vì tắt báo thức và tiếp tục ngủ để tránh cảm giác đó, bạn hãy cố gắng bật dậy khỏi giường và thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng, không quá gấp rút để tỉnh táo và làm việc hiệu suất cao hơn.
4.3. Không thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Bạn cần hạn chế sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc xem tivi ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ, vì ánh sáng màn hình của các thiết bị này có thể ảnh hưởng đến quá trình ngủ.
>>>>>Xem thêm: 12 thực phẩm ăn kiêng tốt cho vóc dáng và sức khỏe
4.4. Tập thư giãn trước khi đi ngủ
Thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc tập các bài tập thư giãn để chuẩn bị tâm lý tốt cho giấc ngủ ngon, sâu giấc.
4.5. Sử dụng đồ uống có chứa caffeine vào buổi sáng
Caffeine là một chất ức chế adenosine giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và giảm cảm giác buồn ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đồ uống này vào buổi chiều hoặc buổi tối sẽ có thể khiến bạn mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới quán tính giấc ngủ kéo dài vào sáng hôm sau.
4.6. Tạo môi trường ngủ thoải mái
Đảm bảo rằng môi trường ngủ của bạn vừa yên tĩnh, mát mẻ và đủ tối cũng như sử dụng giường, nệm và gối êm ái và hạn chế tiếng ồn sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm nệm chất lượng và đa dạng chất liệu của Bloggiamgia.edu.vn để cải tạo chất lượng giấc ngủ của mình.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý, mỗi người sẽ phù hợp với phương pháp tránh quán tính khi ngủ khác nhau theo tình trạng của mình. Nếu bạn gặp tình trạng quán tính khi ngủ kéo dài, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách cụ thể.
- Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ là gì? Dấu hiệu bạn không nên bỏ qua!
- Độ trễ của giấc ngủ là gì? Làm sao để hết trằn trọc, vào giấc nhanh hơn?
- Rên rỉ trong giấc ngủ là gì? Có phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?
Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu quán tính khi ngủ là gì cùng với nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả. Để mỗi sáng thức dậy đều có được sự tỉnh táo, tràn đầy năng lượng, bạn hãy lên kế hoạch cải thiện chất lượng giấc ngủ ngay từ hôm nay hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về giấc ngủ của mình.