Yoga gần đây đã trở thành bộ môn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, luyện tập. Tuy nhiên, tập yoga trước khi đi ngủ vẫn còn là khái niệm mới lạ với nhiều người. Số đông vẫn tự hỏi yoga trước khi đi ngủ có tác dụng gì, lợi ích gì? Không để độc giả thắc mắc thêm nữa, cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về yoga trước khi đi ngủ cũng như lợi ích và tác dụng của thói quen này nhé!
Bạn đang đọc: Tập yoga trước khi đi ngủ có lợi ích gì? Các lý do nên tập yoga trước khi đi ngủ
1. Lợi ích của việc tập yoga trước khi đi ngủ
Tập yoga trước khi đi ngủ được đánh giá là phương pháp hiệu quả để đưa cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và dễ dàng. Đây là phương pháp tự nhiên, giúp giải tỏa căng thẳng cũng như giãn gân cốt cơ thể tối ưu. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu những lợi ích của việc tập yoga trước khi đi ngủ nhé!
1.1 Hỗ trợ giảm cân
Yoga là một trong những bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe và có khả năng giảm cân hiệu quả, đặc biệt là tập yoga trước khi đi ngủ. Điều này sẽ cơ thể hoàn toàn tiêu hao lượng mỡ thừa, lượng thức ăn còn tồn đọng trong cơ thể. Từ đó, thúc đẩy việc giảm cân trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Theo một số chia sẻ, việc tập yoga trước khi đi ngủ còn giúp mọi người lưu tâm hơn đến chế độ ăn uống trong ngày.
1.2 Cải thiện giấc ngủ
Tập yoga trước khi đi ngủ tức là thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, làm cơ thể ấm lên, các hệ thống cơ xương khớp cũng được tập luyện, thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Đây chính là lý do giúp người tập có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn sau khi tập yoga.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019, các bài tập yoga có tác dụng như một liệu pháp cho tâm lý của cơ thể, giúp điều hòa giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh yoga, bạn cũng có thể luyện tập các bộ môn tương tự như: khí công, thái cực quyền, hay thiền để cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn.
1.3 Tăng cường sự thư giãn
Không chỉ có tác dụng trong việc rèn luyện cơ thể, tập yoga còn giúp điều hòa tâm lý, giữ trạng thái của người tập trở nên bình tĩnh và điềm đạm hơn. Trong khoa học, hiện tượng này được gọi là phản ứng thư giãn, trái ngược hoàn toàn với các phản ứng tiêu cực, không vui hoặc bực dọc Các động tác tập yoga thường khá đơn giản, nhẹ nhàng giúp cơ thể được thư giãn tối ưu, tâm trạng vì thế cũng hưng phấn, vui vẻ hơn.
Theo một số nghiên cứu, tập yoga trước khi đi ngủ giúp giảm thiểu lượng hormone cortisol (hormone căng thẳng) có trong cơ thể, thậm chí còn hạn chế tình trạng hạ huyết áp. Khi tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, chúng ta sẽ tránh được các trạng thái căng thẳng, mất ngủ, lo âu cũng như tăng cân không kiểm soát.
Yoga có chữa bệnh mất ngủ không? 5 bài tập yoga trị mất ngủ đơn giản và hiệu quả
1.4 Nâng cao chất lượng cuộc sống
Được đánh giá là phương pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên, tập yoga còn có tác động tích cực lên cơ thể cũng như cuộc sống, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tối ưu. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chứng minh tập yoga có tác động tích cực đặc biệt đến người lớn tuổi, giúp chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện rõ rệt, thông qua: sức khỏe, tâm lý, và trí não…
Nhìn chung, tập yoga trước khi đi ngủ mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của người tập. Các động tác tập yoga trước khi đi ngủ nên là những động tác đơn giản, nhẹ nhàng như: ngồi thiền, hít thở đều, hay thái cực quyền…Những bài tập này phù hợp hơn với cơ thể vào thời gian cuối ngày, tránh dùng sức quá nhiều hoặc vượt quá khả năng của bản thân.
2. Những tư thế tập yoga trước khi đi ngủ
Với những lợi ích kể trên, tập yoga trước khi đi ngủ là một thói quen lý tưởng mà bất kỳ ai cũng nên rèn luyện mỗi ngày. Dưới đây là danh sách gợi ý những tư thế tập yoga trước khi đi ngủ:
2.1 Tư thế vươn người
Đây là động tác khá đơn giản mà người tập có thể thực hiện trên giường, trên ghế dài hoặc trên sàn nhà. Tư thế vươn người đòi hỏi người tập phải ngồi trên một bề mặt phẳng, sau đó vươn toàn thân người trên và hai cánh tay về phía trước sao cho các ngón tay chạm vào ngón chân.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Kleine-Levin – Hội chứng người đẹp ngủ là gì?
Ở tư thế này, các hệ thống cơ ở phần chân, tay, và cả thân người được kéo giãn, nhằm xả cơ tối đa, giúp người tập cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Nếu ở những buổi tập đầu tiên, bạn không thể chạm vào ngón chân hoặc mắt cá chân, hãy cố gắng vươn người ra xa nhất có thể; tuy nhiên cũng không nên cố quá sức, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tư thế này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu cho toàn bộ cơ thể.
2.2 Tư thế vặn mình
Động tác này cũng khá đơn giản và dễ dàng thực hiện, người tập có thể ngồi trên giường hoặc bất kỳ mặt phẳng nào trong tư thế xếp bằng với bàn tay phải đặt trên đầu gối của chân trái.
Sau đó, tiếp tục đặt bàn tay còn lại (tay trái) ra phía sau lưng và từ từ xoay người sang trái. Tiếp đến, thực hiện xoay đầu nhìn qua vai trái và hít thở thật sâu. Sau đó từ từ xoay đầu và toàn thân về vị trí ban đầu. Thực hiện lại và đổi bên.
Tư thế này giúp duỗi thẳng cột sống và phần thân trên. Ngoài ra, còn có tác dụng giãn cơ phần cổ vai gáy của cơ thể.
2.3 Tư thế đứa trẻ
Đây là tư thế tương đối khó hơn so với hai động tác kể trên. Người tập tiếp tục ngồi trên một mặt phẳng với tư thế quỳ trên gối (tức toàn thân được chịu lực bởi phần đầu gối).
Sau đó, từ từ gập người xuống và hai cánh tay đưa ra sau sao cho hai cánh tay và hai chân tạo thành một góc 20 đến 25 độ. Ở tư thế này, lưu ý hít thở sâu. Giữ nguyên tư thế khoảng nửa phút rồi quay về tư thế ban đầu.
2.4 Tư thế nằm ngửa gập chân
Tư thế nằm ngửa gập chân là một trong những tư thế yoga thư giãn tốt nhất, tạo cảm giác hoàn toàn thoải mái cho người tập. Bạn cần nằm ngửa với hai cẳng chân co lại và vẫn tiếp xúc trên bề mặt giường sao cho hai bàn chân chạm vào nhau.
Đồng thời, hai cánh tay duỗi dọc theo hai bên sườn. Khi thực hiện động tác, nếu bạn cảm thấy đau hoặc các cơ bị căng quá mức, hãy đặt đặt gối dưới đầu gối để phần chân được nâng lên dễ chịu hơn.
2.5 Tư thế cuộn người
Với tác dụng làm giãn nở phần hông và lưng, tư thế cuộn người bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa và hai chân giơ lên song song thân người, đồng thời hai bàn chân bắt chéo vào nhau.
Sau đó, bạn có thể kéo chân dần dần sao cho chân áp sát phần ngực, rồi dùng hai cánh tay ôm lấy chân để ép sát nhất có thể. Cuối cùng, bạn dùng lực đẩy để đưa cơ thể về tư thế ngồi và thực hiện hít thở đều đặn. Thực hiện 3-5 lần động tác này.
2.6 Tư thế nằm xoay người
Nằm ngửa và co hai chân trên bề mặt giường tạo thành một góc 90 độ. Sau đó, dần dần co chân lên và nghiêng hai đầu gối sang bên trái và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 giây. Tiếp tục nghiêng sang phải và thực hiện tương tự.
>>>>>Xem thêm: Công dụng của chanh và những lợi ích không ngờ về sức khỏe
Tổng hợp tư thế tập yoga cho người mới bắt đầu đơn giản, dễ thực hiện
Tập yoga trước khi đi ngủ là một trong những thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, sức khỏe và cuộc sống. Bạn đã rèn luyện thói quen này chưa? Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay cho một sức khỏe nâng cao, một tinh thần tích cực hơn nhé! Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn để đón đọc các thông tin hấp dẫn khác nha!
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/yoga-truoc-khi-di-ngu-loi-ich-va-tu-de-thu/