Nhắc đến một trong những loại cây cảnh trong nhà được yêu thích và trồng phổ biến hiện nay thì không thể nào bỏ qua cây chuối cảnh. Vậy đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc của cây chuối cảnh như thế nào? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về loại cây cảnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cây chuối cảnh: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Contents
1. Đặc điểm của cây chuối cảnh
Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và phân loại của cây chuối cảnh chi tiết qua những thông tin dưới đây nhé!
1.1. Nguồn gốc của cây chuối cảnh
Chuối cảnh hay được biết đến với những tên gọi khác như chuối thiên điểu, cây chuối rẻ quạt, cây chuối cọ,…. có tên khoa học là Ravenala madagascariensis, thuộc họ Thiên Điểu (Strelitziaceae).
Theo nhiều nguồn thông tin thì chuối cảnh có nguồn gốc từ vùng Madagascar. Sau này được du nhập vào các đất nước thuộc khí hậu nhiệt đới, trong đó có cả Việt Nam.
1.2. Ý nghĩa của cây chuối cảnh
Giá trị phong thủy của chuối cảnh khá cao, nên thường được trồng trong nhà để tiêu trừ tà khí và ma quỷ thâm nhập. Do đó, không phải tự nhiên mà ông bà ta có câu “trước cau, sau chuối”.
Không chỉ vậy, cây chuối cảnh có lá rất to nhìn giống như bàn tay, xanh mướt còn là biểu tượng cho sự tài lộc, gia đình hạnh phúc và phúc đức dồi dào.
1.3. Đặc điểm và phân loại cây chuối cảnh
1.3.1. Đặc điểm của cây chuối cảnh
Thông thường, chuối cảnh sẽ có chiều cao trung bình từ 1 -1.5m. Lá của loài cây này thon dài, hình bầu dục, bề mặt lá nổi gân theo từng tầng và mọc nghiêng nhìn giống như những cánh quạt.
Thân của cây chuối cảnh có 2 phần là phần thân giả ở trên mặt đất và phần thân thật mọc ngầm ở dưới đất. Từ phần thân cây giả sẽ mọc ra những phần lá bao bọc lấy nhau. Phần thân giả này khi còn non sẽ có màu xanh, còn khi già thì chuyển sang màu vàng.
Trên thực tế, cây chuối cảnh vẫn có thể ra hoa. Hoa của loại cây này có thể màu trắng, hoặc đôi khi là màu đỏ, với kích thước khá lớn, cùng với hương thơm ngọt ngào. Hoa chuối sau 1 thời gian sẽ phát triển thành quả.
1.3.2. Phân loại cây chuối cảnh
Tại Việt Nam có 1 số loại chuối cảnh phổ biến nhất như cây chuối cảnh mini, cây chuối cảnh rẻ quạt, cây chuối cảnh hoa đỏ, cây chuối cảnh hoa trắng hay cây Đại Phú Gia,… Mỗi loại cây chuối cảnh trên sẽ có những vẻ đẹp đặc trưng, cách trồng và chăm sóc cũng sẽ khác nhau. Do đó, tùy vào điều kiện mà bạn có thể lựa chọn loại cây phù hợp với mình.
2. Công dụng của cây chuối cảnh
Chuối cảnh ngoài công dụng trang trí, giúp nhà cửa thêm ấn tượng, có điểm nhấn thì chúng còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại. Từ đó, giúp không gian nhà ở của bạn thêm trong lành và thoải mái hơn.
3. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh
Để trồng và chăm sóc chuối cảnh tại nhà, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
3.1. Cách trồng cây chuối cảnh
3.1.1. Chọn đất trồng
Đất trồng chuối cảnh nên là loại đất thịt, có nhiều mùn, dinh dưỡng cao và có độ tơi xốp nhất định. Thêm vào đó, bạn có thể bổ sung thêm cho đất phân hữu cơ, hoặc phân chuồng, cùng với 1 ít xơ dừa, để giúp cây chuối cảnh phát triển một cách tốt nhất.
3.1.2. Hạt giống
Bạn có thể chọn mua hạt giống chuối cảnh ở các cửa hàng cây cảnh uy tín, rồi mang về ngâm trong nước ấm khoảng 24h. Sau đó, lau xơ vỏ hạt rồi dùng khăn ẩm bọc lại, cho vào túi kín, và tiến hành ủ hạt cho đến khi thấy mầm non xuất hiện, thì mang ra chậu trồng vào là được.
Tìm hiểu thêm: Top 7 phòng khám thú y TPHCM uy tín chất lượng nhất
Ngoài phương pháp trồng bằng hạt thì bạn cũng có thể trồng bằng cây con. Trước tiên, cần tiến hành chiết cây con từ cây bố mẹ, sau đó cho vào chậu, lấp đất lại là được.
3.1.3. Nhiệt độ
Chuối cảnh thích hợp với những vùng có nhiệt độ cao như vùng nhiệt đới, với nền nhiệt trung bình 25-30 độ C. Do đó, Việt Nam là môi trường lý tưởng để cây chuối cảnh sinh trưởng và phát triển.
3.2. Cách chăm sóc cây chuối cảnh
Cách chăm sóc chuối cảnh tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
3.2.1. Nước tưới
Nếu muốn chuối cảnh có thể phát triển tốt thì bạn nên tưới nước cho chúng hàng ngày, khoảng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tưới nước quá nhiều, chỉ cần để đất đủ ẩm, tránh cây ngập úng.
3.2.2. Ánh sáng
Mặc dù chuối cảnh là loại cây trồng trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây quang hợp tốt và có những tán lá đẹp thì nên mang chúng ra phơi nắng 1 lần/ngày.
4. Một số lưu ý khi trồng cây chuối cảnh
Mặc dù là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, nhưng trong quá trình trồng loại cây này, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
4.1. Cây chuối cảnh có độc hay không?
Giống như những loại cây chuối thông thường, cây chuối cảnh sẽ không có độc mà còn khá lành tính, thân thiện với cả con người và động vật. Đây cũng chính là lý do khiến cây chuối cảnh ngày càng được yêu thích và trồng phổ biến trong nhà.
4.2. Cây chuối cảnh hợp với mệnh gì?
Toàn bộ thân và lá của chuối cảnh đều có màu xanh lục nên vô cùng phù hợp với những người mệnh Mộc. Theo ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, nên những người mệnh Hỏa cũng thích hợp trồng cây chuối cảnh.
Một số tuổi sinh mệnh Mộc phải để đến như: Quý Mùi (1943, 2003); Canh Dần (1950, 2010); Tân Mão (1951, 2011); Mậu Tuất (1958); Kỷ Hợi (1959); Quý Sửu (1973); Canh Thân (1980); Tân Dậu (1981); Mậu Thìn (1988); Kỷ tỵ (1989); Nhâm Ngọ (2002).
5. Mua cây chuối cảnh ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể tìm mua chuối cảnh ở những cửa hàng cây cảnh một cách dễ dàng. Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian, thì bạn cũng có thể mua cây chuối cảnh ở trên các sàn thương mại điện tử, với giá từ 45.000 đồng – 600.000 đồng/ cây (tùy theo kích thước).
>>>>>Xem thêm: Top 10 nước hoa mùa hè cho nữ thơm lâu nhất định phải thử
- Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Thần Tài chi tiết
- Cây Trạng Nguyên: đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
Hy vọng sau bài viết của Bloggiamgia.edu.vn bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về cây chuối cảnh. Để từ đó, quyết định có nên trồng loại cây trong nhà của mình hay không.