Có 1 quan điểm rằng mọi điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống này đều là miễn phí và ánh nắng ban mai cũng không ngoại lệ. Tương tự như việc ăn uống lành mạnh, ánh sáng mặt trời có thể mang lại những điều kỳ diệu, giúp cơ thể ta khỏe mạnh, tươi mới hơn.
Bạn đang đọc: Phân tích chi tiết mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và giấc ngủ
Nhiều người trong chúng ta coi việc đi ra ngoài tiếp xúc với tự nhiên là 1 điều xa xỉ hoặc trì hoãn điều đó bằng việc ưu tiên làm việc nhiều giờ hơn trong phòng kín hoặc xem Tivi. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng mặt trời có thể giúp bạn nạp lại năng lượng hiệu quả hơn, làm việc hiệu quả hơn và kết quả là tâm trạng cảm thấy tốt hơn.
Đồng hồ sinh học cũng có mối liên kết mật thiết với ánh sáng mặt trời. Cụ thể, cơ thể sản xuất melatonin khi mặt trời lặn để giúp chúng ta ngủ. Chất hóa học này giảm dần khi mặt trời mọc. Chi tiết mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và giấc ngủ sẽ được giải đáp trong viết sau.
Contents
- 1 1. Tại sao ánh sáng mặt trời buổi sáng có lợi
- 1.1 1.1. Bổ sung vitamin D
- 1.2 1.2. Chữa lành các tình trạng da
- 1.3 1.3. Tăng cường hệ miễn dịch
- 1.4 1.4. Giúp xương chắc khỏe
- 1.5 1.5. Tăng cường thị lực
- 1.6 1.6. Hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh và tăng cường trao đổi chất
- 1.7 1.7. Tăng chất lượng giấc ngủ
- 1.8 1.8. Ngăn ngừa bệnh mãn tính
- 1.9 1.9. Giảm trầm cảm
- 1.10 1.10. Điều chỉnh Melatonin và nhịp sinh học
- 2 2. Hướng dẫn cách tối ưu lợi ích của việc phơi nắng
1. Tại sao ánh sáng mặt trời buổi sáng có lợi
Ánh nắng buổi sáng không chỉ đem lại cảm giác thư giãn khi ta ngắm nhìn chúng mà tia nắng mặt trời cỏn mang lại nhiều lợi ích sinh học mà trong số đó có thể nắm giữ chìa khóa giúp cuộc sống của bạn khỏe mạnh hơn.
Ví dụ, vitamin D trong ánh sáng mặt trời là một thành phần quan trọng để chống mệt mỏi, tăng cường sức khỏe tinh thần và thậm chí có thể giúp trẻ hóa đôi mắt và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ánh sáng mặt trời thậm chí còn được biết đến là có tác dụng cải thiện giấc ngủ và giảm bớt chứng trầm cảm nhẹ.
Dưới đây là các lợi ích sức khỏe mà ánh sáng mặt trời đem lại:
1.1. Bổ sung vitamin D
Cơ thể chúng ta dựa vào ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D và tầm quan trọng của Vitamin D đã được so sánh với oxy— tức là rất cần thiết cho sự sống.
Các bác sĩ nắn xương và liệu pháp tự nhiên gần đây đã chỉ trích liều lượng vitamin D được khuyến cáo theo truyền thống. Các chuyên gia tuyên bố rằng: “Các khuyến nghị về vitamin D ngày nay có thể đủ để giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, nhưng không có tác dụng gì trong việc bảo vệ khỏi bệnh ung thư, bệnh tim và nhiễm trùng.
Hầu hết người trưởng thành cần khoảng 8.000 đơn vị vitamin D, trong khi những người khác có thể cần nhiều hơn lượng cần thiết để tối ưu hóa mức vitamin D của họ.”
Vậy, cần bao nhiêu lần phơi nắng để đạt được liều khuyến nghị mới là 8.000 IU? Điều này thay đổi theo từng người nhưng dao động trong khoảng từ 5 đến 30 phút.
Các dấu hiệu thiếu vitamin D bao gồm:
- Mệt mỏi
- Đau cơ hoặc xương
- Các vấn đề về tâm trạng, bao gồm trầm cảm
Nếu bạn gặp khó khăn với bất kỳ vấn đề nào trong số này, bạn có thể cải thiện được tình trạng của mình thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn, đặc biệt là vào những giờ sáng sớm.
1.2. Chữa lành các tình trạng da
Mặc dù mặt trời có thể gây ra tổn thương cho làn da trong 1 số trường hợp, nhưng nó cũng có thể giúp chữa lành một số bệnh liên quan tới da liễu. Chẳng hạn bệnh vẩy nến, bệnh bạch biến,…
1.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Nghiên cứu đã ước tính rằng có tới 40% dân số Hoa Kỳ bị thiếu vitamin D và gần 1 tỷ người trên toàn thế giới không nạp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo. Hệ thống miễn dịch của chúng ta dựa vào Vitamin D và ánh sáng mặt trời để thực hiện các chức năng quan trọng, do đó, sự thiếu hụt có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn bạn có thể nghĩ.
Vitamin D hỗ trợ các tế bào T – loại tế bào đóng vai trò là tiền tuyến bảo vệ chống lại bệnh tật. Hơn nữa, vitamin D giúp bạn hấp thụ canxi và phốt pho, đây là những thành phần thiết yếu giúp ngăn ngừa các tình trạng suy yếu xương như còi xương và loãng xương. Vì vậy, lần tới khi bạn cảm thấy kiệt sức, hãy thử đi dạo quanh khu nhà vào buổi sáng hoặc đi dạo sau giờ ăn trưa nhé!
1.4. Giúp xương chắc khỏe
Vitamin D từ ánh sáng mặt trời hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, từ đó giúp duy trì xương chắc khỏe. Sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ em đã được chứng minh là gây ra bệnh còi xương cùng 1 bệnh đặc trưng như chân vòng kiềng, biến dạng xương.
Khi chúng ta già đi, mật độ xương giảm dần. Quá trình này bắt đầu vào khoảng 35 tuổi. May mắn thay, bạn có thể giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương chỉ bằng cách thưởng thức 1 tách cà phê buổi sáng dưới ánh nắng mặt trời.
1.5. Tăng cường thị lực
Vitamin D3 thúc đẩy sức khỏe của mắt và có thể giữ cho thị lực của bạn khỏe mạnh lâu dài khi về già. Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D3 có thể giúp giảm thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người già. Hơn nữa, vitamin cũng đã được chứng minh là làm giảm viêm và cải thiện chức năng tổng thể.
Tuy nhiên, tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời khi mở mắt. Bạn có thể nhắm mắt lại khi nhìn lên—mặt trời đủ sáng để bạn có thể hấp thụ những lợi ích của nó dù bạn nhắm mắt.
1.6. Hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh và tăng cường trao đổi chất
Trong khi nghiên cứu các rối loạn như béo phì và tiểu đường, 1 nhóm các nhà nghiên cứu tình cờ phát hiện ra rằng các tế bào scWAT (mô mỡ trắng dưới da) có xu hướng co lại khi tiếp xúc với ánh sáng xanh của mặt trời. Nói cách khác, để phản ứng với ánh sáng xanh lam, các tế bào của chúng ta lưu trữ ít chất béo hơn.
Tìm hiểu thêm: Có nên ngủ trưa không? Ngủ trưa bao lâu là đủ?
Ngoài ra, phơi nắng giúp tăng tốc quá trình trao đổi chất vì cơ thể chúng ta giải phóng oxit nitric, một chất điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, đừng quá tham lam nhé, vì quá nhiều mặt trời vẫn có thể gây hại cho chúng ta.
1.7. Tăng chất lượng giấc ngủ
Ánh sáng mặt trời và bóng tối là những chỉ số sinh học mạnh mẽ; nhìn thấy mặt trời thường xuyên mỗi ngày giúp đồng bộ hóa đồng hồ sinh học bên trong của bạn. Một cách tự nhiên, chúng ta cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn vào ban ngày, và khi trời tối, đồng hồ bên trong báo cho chúng ta biết đã đến giờ đi ngủ.
Bằng cách nhìn thấy ánh sáng ban ngày vào buổi sáng, cơ thể bạn sẽ làm chậm quá trình sản xuất melatonin (hormone gây buồn ngủ). Khi nồng độ melatonin giảm, bạn sẽ bị đánh thức. Nồng độ này sẽ tăng vào ban đêm khi mặt trời lặn để giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nhìn thấy ánh nắng buổi sáng vào cùng một thời điểm mỗi ngày giúp điều chỉnh đồng hồ của chúng ta và khi đến giờ đi ngủ, chúng ta sẽ sẵn sàng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
1.8. Ngăn ngừa bệnh mãn tính
Các nghiên cứu cho thấy các tình trạng như bệnh tự miễn dịch, hen suyễn, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, viêm khớp và thậm chí là ung thư có liên quan đến việc thiếu ánh sáng mặt trời và lượng vitamin D.
Theo một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên những người đàn ông khỏe mạnh, những người thiếu vitamin D có nguy cơ bị đau tim cao gấp đôi so với những người đàn ông có lượng vitamin D ở mức khỏe mạnh. Ngoài ra, những người cao tuổi thiếu vitamin D tăng nguy cơ bị té ngã và khả năng gặp chấn thương gây gãy xương.
1.9. Giảm trầm cảm
Bạn đã từng nghe về chứng SAD (Rối loạn cảm xúc theo mùa) bao giờ chưa? Tình trạng này thường xảy ra với người dân sinh sống ở vùng khí hậu lạnh, nhất là trong những tháng mùa đông khi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu cho thấy 1 vài phút phơi nắng vào buổi sáng, hoặc thậm chí là tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo từ hộp đèn, cũng có thể làm dịu tình trạng này.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp tăng mức serotonin, đây là hormone hạnh phúc của não. Mặc dù điều này không thể thay thế cho việc điều trị từ bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mình bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau khi tắm nắng sáng thường xuyên.
1.10. Điều chỉnh Melatonin và nhịp sinh học
Cơ thể chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn khi tuân theo một chuỗi thói quen có thể dự đoán được và khi bạn phá vỡ nhịp sinh học này, bạn có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề. Chẳng hạn, nếu bạn đã từng đi du lịch đến một múi giờ mới, bạn có thể đã từng trải nghiệm hiện tượng lệch múi giờ Jetlag.
Khi chúng ta ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chúng ta sẽ làm thiếu hụt melatonin, đây là tiền chất tạo ra melatonin thứ giúp chúng ta ngủ. Nếu không có ánh sáng mặt trời để cung cấp những thứ này, cơ thể chúng ta có thể cảm thấy suy kiệt, lo lắng và chán nản.
2. Hướng dẫn cách tối ưu lợi ích của việc phơi nắng
2.1. Khoảng thời gian
Trước hết, bạn cần lưu ý đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bạn bao lâu là đủ để không bị bỏng rát quá mức. Mặc dù thời gian có thể phụ thuộc vào nơi bạn sống nhưng tốt hơn hết nên hạn chế tiếp xúc dưới 30 phút mỗi lần nếu bạn không bôi kem chống nắng.
Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho 4 loại da
>>>>>Xem thêm: Mùa hè khiến bạn buồn ngủ hơn, tại sao vậy? Cách khắc phục cơn buồn ngủ mùa hè
2.2. Thời gian trong ngày
Ánh nắng buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ sáng là lý tưởng nhất. Khoảng thời gian sau 10 giờ sáng và cho đến khoảng 4 giờ chiều được chứng minh là có nhiều tia sáng mạnh và gây hại. Nếu bạn ở ngoài trời mà không bảo vệ làn da đầy đủ trong thời gian này sẽ tăng nguy cơ bị cháy nắng và ung thư da.
2.3. Sử dụng kem chống nắng
Nếu bạn đi ra ngoài trong giờ cao điểm, bạn nên thoa kem chống nắng lên những vùng da hở. Bất kể màu da, tông màu hay sở thích để da trắng hay da ngăm thì việc sử dụng kem chống nắng đều cực kỳ quan trọng khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Các chuyên gia khuyên dùng SPF ít nhất là 30 để giữ cho làn da luôn được bảo vệ.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và giấc ngủ. Hy vọng bài viết đã thoả mãn bộ óc tò mò của bạn rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/morning-sunlight/