Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan

Rate this post

Ngọc Lan là một loài hoa có vẻ đẹp tinh khôi, mùi hương quyến rũ được rất nhiều người yêu thích. Mặc dù có rất nhiều người chơi hoa Ngọc Lan nhưng lại rất ít người hiểu hết ý nghĩa hoa Ngọc Lan. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia sẻ đến các bạn tất cả các thông tin về hoa Ngọc Lan. Nếu bạn đang quan tâm đến nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa hoa Ngọc Lan thì hãy theo dõi tiếp bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan

1. Đặc điểm và nguồn gốc hoa Ngọc Lan

Hoa Ngọc Lan là loài thực vật có nguồn từ Ấn Độ và được du nhập đến Việt Nam từ thế kỷ 19. Hoa Ngọc Lan có tên khoa học là Michelia Champaca L, thuộc vào chi Mộc Lan.

Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan

Hoa Ngọc Lan là loài thực vật có nguồn từ Ấn Độ

Ngọc Lan là loại thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5 – 10m, một số cây còn cao đến 20m. Lá cây Ngọc Lan có hình bầu dục, hơi dày mang màu xanh lá cây khi đang non và chuyển sang xanh đậm khi già.

Hoa Ngọc Lan thương có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm trắng, vàng, xanh và tím. Mỗi bông hoa thường có từ 10 đến 15 cánh xếp xen kẽ với nhau. Loài hoa này thường nở rộ vào khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến hết tháng 8.

2. Ý nghĩa hoa Ngọc Lan

Theo phong thuỷ, thì hoa Ngọc Lan thường mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nên được mọi người đặt biệt chú ý.

Cụ thể, hoa Ngọc Lan mang ý nghĩa trường tồn, thu hút nhiều may mắn và có sức sống mãnh liệt, có thể vượt qua mọi gian khó. Đây cũng là lý do khiến mọi người thường lựa chọn hoa Ngọc Lan để trưng trong những dịp lễ lớn, ví dụ như: Khai trương cửa hàng, tân gia nhà mới, tiệc cưới,…vv.

Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan

Hoa Ngọc Lan mang rất nhiều ý nghĩa

Thông thường, chúng ta sẽ thấy gia chủ ngắt những cánh hoa và bỏ vào chậu nước hoặc bát nước trong vắt để thu hút thêm nhiều may mắn, mong muốn công việc kinh doanh sau này gặp thuận lợi.

Bên cạnh đó, với vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết, nên hoa Ngọc Lan còn đại diện cho sự hiếu thảo, nhân từ, thánh thiện, thanh cao. Cũng vì lý do đó, nên các bậc cha mẹ thường đặt tên cho con gái của mình là Ngọc Lan. Họ mong muốn con gái sẽ là người hiếu thảo với ông bà, bố mẹ và là một người hiền lành, tốt bụng, sống thanh cao khi lớn lên.

Ngoài ra, hoa Ngọc Lan cũng có ý nghĩa trong chuyện tình cảm đôi lứa. Với hương thơm ngọt ngào, quyến rũ nên hoa Ngọc Lan thường được chọn để làm quà cho người yêu. Họ hy vong hương thơm ấy sẽ khiến đối phương luôn lưu luyến và nhớ đến mình.

3. Cách trồng hoa Ngọc Lan

Hoa Ngọc Lan là loài thực vật rất dễ trồng. Để có cho hoa sinh trưởng tốt, nở đều và đẹp thì các bạn hãy áp dụng những kinh nghiệm sau đây.

3.1. Lựa chọn giống hoa Ngọc Lan

Cũng giống như rất nhiều các loài thực vật khác, để có được cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì các bạn cần phải lựa chọn giống hoa thật kỹ. 

Tìm hiểu thêm: Nghệ thuật Kintsugi là gì? Những bài học cuộc sống từ Kintsugi

Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan
Phải lựa chọn giống hoa Ngọc Lan thật kỹ

Cụ thể, nếu bạn chọn phương pháp chiết cành thì hãy chọn cành đủ tuổi, to khỏe, mập mạp và không có sâu bệnh.

Nếu bạn chọn cách gieo hạt thì hãy chọn hạt to, mập mập, màu sắc hồng đều nhé.

3.2. Chuẩn bị đất trồng hoa

Ngọc Lan là loại phù hợp với đất có độ PH trung tính, có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên lựa chọn đất xốp, mùn chứa nhiều dinh dưỡng.

Nếu bạn không thể pha trộn thì hãy tìm mua đất tại các cửa hàng chuyên bán giống cây trồng, bán cây cảnh hoặc các vật tư nông nghiệp. Đất của họ thường có chất lượng tốt, khi trồng bạn sẽ đỡ tốn công chăm sóc sau này.

3.3. Cách trồng hoa Ngọc Lan

Hiện có 2 cách trồng hoa Ngọc Lan phổ biến nhất là chiết cành và trồng bằng hạt.

  • Trồng hoa Ngọc Lan bằng phương pháp chiết cành

Bước 1: Khi đã chọn được cành to, mập mạp, đủ tuổi thì bạn hãy dùng dao để tách vỏ khoảng 0,4 – 0,7mm.

Bước 2: Bạn hãy dùng dây thép quấn quanh 2 đầu vỏ để chúng không mọc rễ lại với nhau.

Bước 3: Bạn hãy lấy xơ dừa hoặc rễ hoa lục bình và đắp lên đoạn cành vừa vỏ. Tiếp đến, hãy dùng bao nilon quấn lại rồi buộc chặt 2 đầu để xơ dừa hoặc rễ lục bình không bị rơi ra.

Bước 4: Bạn phải chờ 1 thời gian để rễ mọc ra nhiều, khi thấy rễ gà chuyển sang màu vàng thì có thể tách khỏi cây mẹ và mang đi trồng.

Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan

Trồng hoa Ngọc Lan bằng phương pháp chiết cành

  • Trồng hoa Ngọc Lan bằng hạt

Bước 1: Do hạt hoa Ngọc Lan khá cứng nên các bạn hãy mài qua vỏ hạt hoặc tách vỏ bằng dao. Sau đó hãy mang đi ngâm khoảng 6 tiếng trong nước ấm 30 – 40 độ C.

Bước 2: Vớt hạt giống ra ngoài và mang đi ủ trong túi vải trong vòng 4 – 5 ngày.

Bước 3: Sau 4 – 5 ngày vỏ hạt sẽ có hiện tượng nứt nanh. Lúc này, bạn hãy mang đi gieo vào chậu đất đã chuẩn bị trước đó. Bạn hãy lấp lớp đất mỏng lên trên, sau đó tưới nước hàng ngày để giữ độ ẩm.

Bước 4: Sau khoảng 4 – 5 thì hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này bạn hãy bắt đầu những bước chăm sóc đúng cách, để cây sinh trưởng tốt.

4. Cách chăm sóc hoa Ngọc Lan

Mặc dù việc trồng hoa Ngọc Lan là điều không khó, tuy nhiên bạn cần nắm rõ kỹ thuật chăm sóc thì hoa mới phát triển và sinh trưởng tốt. Hoa Ngọc Lan khi nở có đúng thời điểm và đẹp hay không là phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật chăm sóc. Sau đây là cách chăm sóc hoa Ngọc Lan dành cho những bạn chưa biết.

  • Tưới nước

Do hoa Ngọc Lan là loài thực vật ưa ẩm nên các bạn cần phải tưới nước đầy đủ thì cây mới phát triển bình thường. Vào mùa hè thì các bạn cần phải tưới đủ 2 lần 1 ngày, sáng 1 lần và chiều mát 1 lần.

Vào mùa xuân, không khí ẩm ướt, nhiệt độ mát mẻ thì các bạn có thể để 2 – 3 ngày mới tưới 1 lần cũng được. 

  • Nhiệt độ

Để cây có thể phát triển bình thường, lá cây xanh tốt, hoa nở đẹp và đều thì các bạn cần chú ý đến nhiệt độ ngoài trời. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao thì bạn cần thiết kế mái che phù hợp, để cây không bị mất nước,từ đó làm héo lá khô cành. 

Hiện nay, nhà vườn thường sử dụng loại lưới màu đen có thể che được khoảng 70% lượng ánh nắng để bảo vệ cây hoa Ngọc Lan. Các bạn nên mua về để bảo vệ cây hoa của mình nhé.

Ý nghĩa hoa Ngọc Lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Ngọc Lan

>>>>>Xem thêm: Superstructure là gì? Kỹ thuật đơn giản hoá các quyết định 

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa Ngọc Lan

  • Bón phân cho hoa

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn lựa chọn đất trồng tốt thì bạn sẽ đỡ mất công chăm sóc, cụ thể nhất chính là bón phân. Khi cây kém phát triển, bạn hãy bổ sung thêm phân chuồng và NPK để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. 

Sau khi cho cây ra chậu khoảng 3 tháng thì bạn hãy bón phân lần đầu. Từ đó trở đi, cứ cách 5 – 6 tháng thì các bạn lại phải bón phân cho cây 1 lần.

  • Uốn cành, cắt tỉa

Để cây có hình dáng đẹp hơn thì các bạn phải học cách uốn cây và cắt tỉa. Khi cây đã phát triển ổn định cũng là lúc bạn nên làm đẹp, tạo hình cho cây hoa của mình.

Nếu bạn không biết uốn cây tạo hình thì hãy cắt tỉa bớt những cành sấu, lá già để cây tập trung dinh dưỡng cho những cành đẹp hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải chịu khó nhổ cỏ dại xung quanh, để hạn chế sâu bệnh và tạo sự thông thoáng giúp sinh trưởng tốt hơn.

  • Đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa Cúc Họa Mi là gì?
  • Sự tích và ý nghĩa hoa Cúc trắng như thế nào?

Trên đây là ý nghĩa hoa Ngọc Lan và kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc hoa Ngọc Lan. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn ý nghĩa của loài hoa quyến rũ này. Hãy áp dụng các kỹ thuật trong bài viết để trồng và chăm sóc tốt cho cây hoa của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *