Hình ảnh cây nêu được dựng trước nhà mỗi Tết đến xuân về vốn rất quen thuộc với người dân Việt. Các gia đình, nhất là những gia đình ở vùng nông thôn sẽ dựng cây nêu ở trước nhà của mình, phía trên sẽ treo một số vật dụng biểu tượng đặc trưng theo từng địa phương. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi vì sao người ta lại dựng cây nêu ngày Tết và chúng mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng theo dõi thông tin thú vị và hữu ích trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Sự tích dựng cây nêu ngày Tết – Cách dựng nêu và hạ nêu
Contents
1. Sự tích cây nêu trong ngày Tết
Trong tài liệu văn hoá dân gian, cây nêu ngày Tết mang triết lý âm dương, qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm ở trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó sẽ bao hàm sự thống nhất, tương trợ giữa âm và dương, hay sự không tách rời giữa động và tĩnh. Đặc biệt, cây nêu còn gắn với truyện dân gian ngăn không cho quỷ ở biển Đông vào đất liền.
Từ thuở xa xưa, khi ma quỷ còn lộng hành, đất đai và ruộng vườn đều bị chúng chiếm hết, loài người phải thuê đất trồng trọt, sau đó nộp phần lớn những sản phẩm cho chúng với điều kiện, quỷ sẽ lấy ngọn còn người dân lấy thân và gốc. Lương thực chủ yếu lúc bấy giờ là lúa gạo, vì vậy gần như người dân không có gì để ăn.
Thấy dân lành gặp nhiều khó khăn, một ông tiên trong hình hài ông lão xuất hiện và bảo với người nông dân rằng hãy trồng khoai, vì củ khoai ở gốc rễ và có thể ăn được. Chuyện này đến tai lũ quỷ, chúng đã đòi chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Ông tiên bảo người dân lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, lũ quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.
Lũ quỷ tức tối đã tuyên bố ăn cả gốc lẫn ngọn. Ông tiên bèn trao cho nông dân giống cây bắp, loại lương thực có trái ở thân, gốc và ngọn lại chẳng có gì. Cuối cùng, lũ quỷ tức điên lên, bắt con người trả lại toàn bộ đất đai và không trồng trọng gì nữa.
Lúc này, ông tiên cùng người dân bàn với quỷ xin miếng đất vừa bằng bóng của một chiếc áo treo trên ngọn tre. Bóng chiếc áo quá nhỏ, bọn quỷ liền đồng ý.
Khi chiếc áo được đưa cao lên, tiên liền hoá phép cho chiếc áo lớn dần lên, bóng của chiếc áo cũng mở rộng ra, xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.
Mất đất sống, quỷ huy động lực lượng hòng cướp lại, lúc này ông tiên mách nước cho người dân tấn công chúng bằng máu chó, lá dứa, tỏi… bởi đây là những thứ quỷ rất sợ. Quỷ thua và trở về biển đông. Trước khi đi, quỷ xin ông tiên cho phép những ngày đầu năm được trở về để thăm ông bà, tổ tiên của chúng. Tiên thương hại liền đồng ý.
Từ đó hàng năm, cứ đến dịp Tết Nguyên Đán là bọn quỷ về thăm nơi ở cũ, người ta theo tục lệ liền dựng cây nêu ở trước nhà, trên cây có treo chuông gió, khi có tiếng động phát ra sẽ nhắc nhở bọn quỷ nhớ lời hẹn ước xưa mà tránh ra.
Bạn đã biết:
- Ý nghĩa phong tục tảo mộ ngày cuối năm
- Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
- Tất Niên là gì?
2. Cây nêu được dựng và hạ khi nào?
Trong triều đại quân chủ Việt Nam, tục dựng cây nêu đã đưa vào Hoàng Cung và trở thành một phong tục, điển chế của triều đình. Theo tài liệu Châu bản triều Nguyễn về Tết Nguyên đán trong Hoàng cung triều Nguyễn, suốt 143 năm tồn tại, tục lệ dựng cây nêu được duy trì hàng năm.
Vào ngày 30 Tết, Hoàng Cung sẽ diễn ra nghi thức thiêng liêng với ý nghĩa tống tiễn điều xấu trong năm cũ và đón điều tốt đẹp trong năm mới. Khi lễ xong, triều đình làm lễ Thượng tiêu (dựng cây nêu), ngọn nêu treo ấn, tín, văn phòng tư bảo hình tượng việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi. Khi thấy trong triều đình dựng nêu,, người dân cũng theo đó dựng nêu, đón Tết. Lễ Hạ tiêu diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng, khi tổ chức lễ Thượng tiêu và Hạ tiêu có đại nhạc, tiểu nhạc cùng những nghi thức trang trọng khác.
3. Trên cây nêu treo những gì?
Tuỳ thuộc vào từng vùng miền, phong tục dịp Tết đặc trưng mà trên cây nêu sẽ treo những vật dụng khác nhau như túi nhỏ đựng trầu cau, miếng kim loại lớn nhỏ…
Khi gió thổi, chúng sẽ chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng nghe rất vui tai. Người ta tin rằng những vật dụng treo trên cây nêu, cộng thêm tiếng động này để báo hiệu cho quỷ rằng nơi đây là nhà có chủ không được quấy phá.
Một số nơi còn treo chiếc đèn lồng ở trên cây nêu vào buổi tối để tổ tiên biết đường trở về nhà ăn Tết cùng con cháu. Vào đêm giao thừa, người Việt xưa còn đốt pháo ở trên cây để mừng năm mới, xua đuổi ma quỷ và những điều không may.
Đọc thêm:
- Phong tục đi lễ chùa đầu năm
- Phong tục chúc Tết và mừng tuổi
4. Dựng cây nêu ngày nay có gì khác biệt?
Ngày nay, cây nêu không chỉ được dựng từ cây tre cùng những vật dụng truyền thống nữa mà chúng dần trở thành biểu tượng đặc trưng cho ngày Tết nhiều hơn.
Cây nêu giờ đây không nhất thiết làm từ cây tre nữa mà có thể là bất cứ loại cây nào, miễn là có chiều cao phù hợp là sử dụng được. Với vật dụng treo trên cây nêu thì ngày này đã trở nên đa dạng hơn.
Nếu ngày xưa, người Việt thường treo chuông khánh, trầu cau, lá dừa… trên cây nêu thì giờ đây, mọi người trang trí đẹp mắt hơn như câu đối đỏ, đồng tiền, ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang đến sự may mắn cho gia chủ.
Tìm hiểu thêm: Song Tử nữ: tổng quan về tính cách, tình yêu và sự nghiệp
5. Hướng dẫn cách dựng cây nêu ngày Tết
Cây tre làm cây nêu thường là loại tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều, đồng thời trên ngọn để nguyên chùm là tươi. Ngoài ra, trên ngọn sẽ buộc thêm một vài lá dứa để tượng trưng cho mây trời.
Thân cây sẽ được trang trí bằng những loại cờ, đèn lồng, câu đối đỏ, phong linh… Dưới gốc cây nêu sẽ rắc bột vôi trắng để tạo thành hình vòng tròn hoặc hoặc cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.
>>>>>Xem thêm: 11+ Cách phối đồ với chân váy ngắn thời trang, ấn tượng cho ngày thường
Đọc thêm:
- Giao Thừa có ý nghĩa gì?
- Hái lộc đầu Xuân như thế nào để tài lộc, may mắn cả năm?
Ngày nay, tục dựng cây nêu trong ngày Tết đã dần mai một, bởi hầu hết chỉ dựng cây nêu để trang trí mà chưa thể hiểu hết ý nghĩa tâm linh của cây nêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phong tụng dựng cây nêu ngày Tết, chúc bạn có phút giây thư giãn thật tuyệt!