Vào những ngày đèn đỏ, ngoài những ảnh hưởng về sức khỏe như đau lưng, đau bụng, mỏi mệt,… thì chị em phụ nữ còn có thêm một nỗi lo lắng là tràn băng khi đang ngủ. Điều này khiến các nàng khó có thể ngủ ngon giấc mà cứ phải nơm nớp đề phòng. Hiểu được điều đó, Bloggiamgia.edu.vn xin chia sẻ một số mẹo ngủ không tràn băng ngay sau đây!
Bạn đang đọc: 5 mẹo ngủ không tràn băng hiệu quả giúp bạn thoải mái ngày đèn đỏ
Contents
1. Nguyên nhân khi ngủ bị tràn băng
1.1. Băng vệ sinh chưa phù hợp
Trên thị trường hiện nay cung cấp nhiều loại băng vệ sinh đáp ứng nhu cầu của chị em khi đến kỳ như có ban ngày, ban đêm, có cánh, không có cánh,… với chiều dài và độ dày khác nhau thể hiện rõ trên bao bì. Do đó, các nàng cần biết được tình hình rụng dâu của mìn để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Trong trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, hãy chọn loại có khả năng thấm hút tốt, to và đủ độ dày. Ban đêm nếu ra nhiều thì loại băng chuyên dùng cho ban đêm với độ dài 35 – 40cm sẽ là phương án phù hợp.
1.2. Quên thay băng vệ sinh
Nhiều chuyên gia khoa sản đã khuyến cáo rằng cứ 4 – 8 tiếng, chị em nên thay băng để đảm bảo sức khỏe. Đối với những người có cơ địa đặc biệt, mắc bệnh phụ khoa hay kinh nguyệt ra nhiều sẽ được bác sĩ hướng dẫn khung giờ thay khác.
Đơn giản nhất, khi nhận thấy băng đã ướt khoảng từ 40 – 60% thì bạn cần thiết nên thay băng vệ sinh. Khi để quá lâu mà không chịu thay thì tình trạng tràn băng là rất dễ xảy ra.
1.3. Sử dụng quần chíp không đúng kích cỡ
Vì băng được dán vào quần chíp nên khi quần quá chật hay quá rộng, băng cũng có thể bị xô lệch. Tình trạng này dễ xảy ra khi bạn ngồi xuống, đứng lên hay xoay mình lúc ngủ dẫn đến kinh nguyệt bị tràn ra ngoài.
1.4. Chất lượng của băng vệ sinh chưa tốt
Những sản phẩm băng vệ sinh có tính thấm hút kém hay không trang bị khả năng thấm hút chính là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt tràn ra ngoài sớm, đặc biệt là người ra kinh nguyệt nhiều. Mặt khác, khi sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng thì sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là nguy cơ gặp các bệnh phụ khoa.
2. Gợi ý những mẹo ngủ không tràn băng
2.1. Chọn đúng băng vệ sinh có chiều dài, độ dày phù hợp
Đối với những người có lượng kinh nguyệt nhiều, loại băng vệ sinh dành cho ban đêm có độ thấm hút tốt, độ dài tối đã sẽ vô cùng thích hợp. Hiện nay trên thị trường, nhiều loại băng vệ sinh được thiết kế chiều dài lên đến 40cm. Những loại có cánh thường sẽ bám tốt hơn, khi trở mình không bị lệch khỏi vị trí. Bạn cũng đừng quên thay băng trước khi đi ngủ để giấc ngủ không bị gián đoạn vì phải tỉnh dậy đi thay.
Khi đã chọn được loại văng dài, dày, bạn nên lưu ý dán đúng vị trí. Cụ thể, miếng băng cần nằm ngay bên dưới âm đạo, không quá lùi về phía trước hay phía sau. Tiếp theo, mặc quần lót vào để xem thử vị trí băng đã vừa với âm đạo chưa. Trường hợp vẫn cảm thấy lệch, bạn nên tháo ra rồi dán lại cho đến khi cảm thấy thoải mái và đảm bảo kinh nguyệt không tràn ra ngoài.
2.2. Sử dụng quần lót nguyệt san
Một mẹo ngủ không tràn băng mà các nàng cần biết đó chính là quần lót nguyệt san. Đây là một loại quần lót đặc biệt được thiết kế dựa trên công nghệ thấm hút 4 lớp của Pháp. Nhờ công nghệ này, “cô bé” sẽ được bảo vệ và chống tràn tuyệt vời. Cụ thể:
- Lớp đầu tiên: Hút ẩm, tạo độ thoáng khí
- Lớp thứ hai: Có độ thấm hút cao ngang với 3 – 5 băng vệ sinh thông thường.
- Lớp thứ ba: Có chức năng chống nhỏ giọt, trống tràn.
- Lớp thứ tư: Cố định những lớp bên trong đem, đem lại độ bền và sự thoải mái.
Quần lót nguyệt san có đệm thấm hút dài từ 35 – 45cm. Sự mỏng nhẹ đem đến sự thoải mái cho người mặc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, quần không thể chỉ mặc một lần mà dùng được đến 3 – 5 năm. Bạn có thể vệ sinh quần như giặt quần áo thông thường.
2.3. Mẹo ngủ không tràn băng với cốc nguyệt san
Vì làm từ silicon nên cốc nguyệt san hoàn toàn an toàn cho chị em phụ nữ. Đây cũng là mẹo ngủ không tràn băng dần được nhiều chị em ưa chuộng ngày nay. Cốc có thiết kế vừa khít với âm đạo khiến kinh nguyệt không thể tràn ra. Bạn có thể đặt cốc từ 6 – 12 giờ trước khi thay mới.
Tìm hiểu thêm: Tinh dầu cam và những công dụng đặc biệt nhất định phải biết
2.4. Sử dụng Tampon
Bên cạnh những mẹo ngủ không tràn băng trên, các nàng có thể tham khảo sử dụng tampon. Tampon là loại băng vệ sinh có hình dạng ống tròn, thiết kế phù hợp đảm bảo an toàn khi đưa vào bên trong cô bé. Sự vừa khít của tampon giúp kinh nguyệt không bị tràn ra, đem lại giấc ngủ yên tâm, thoải mái.
3. Các tư thế ngủ giúp hạn chế tràn băng vào ban đêm
Tư thế ngủ của bạn cũng có ảnh hưởng đến tình trạng tràn kinh nguyệt. Cụ thể, khi bạn ngủ ít trở mình, băng sẽ ít lệch khỏi vị trí ban đầu nên hạn chế được việc kinh nguyệt tràn ra. Hoặc bạn cũng có thể co người nằm nghiêng sang một bên để kinh nguyệt không bị chảy ngược ra sau. Tư thế này còn giảm thiểu những cơn đau bụng khi đến kỳ của bạn.
4. Làm thế nào để dán băng vệ sinh không tràn?
4.1. Chọn quần lót có chất liệu dính keo tốt cùng co giãn vừa phải
Quần lót làm từ cotton với độ co giãn, thấm hút tốt sẽ giúp chị em thoải mái hơn trong kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, chất liệu này cũng giúp lớp keo dính trên băng bám chặt hơn, tránh xê dịch gây tràn băng.
4.2. Dán băng vệ sinh không xô lệch
Trong quá trình dán băng, chị em cần lưu ý dán ngay ngắn ngay giữa đáy quần lót, tiếp xúc trực tiếp với âm đạo. Không dán băng xê dịch quá nhiều về phía trước hoặc phía sau. Nếu băng của bạn là băng có cánh, thực hiện têm thao tác dán hai cánh vào mặt dưới quần rồi miết nhẹ để băng dính chặt hơn.
4.3. Mặc quần lót để kiểm tra và điều chỉnh lại vị trí của băng vệ sinh
Khi việc dán băng hoàn tất, chị em cần mặc quần lót vào rồi kiểm tra miếng băng đã cố định đúng vị trí hay chưa. Nếu chưa, hãy tiến hành tháo ra và dán lại để hạn chế tình trạng tràn băng do xô lệch.
5. Hướng dẫn cách giúp ngủ ngon hơn vào ngày đèn đỏ
5.1. Đi ngủ đúng giờ
Khi đi ngủ vào một mốc thời gian cố định, cơ thể sẽ dần hình thành thói quen. Khi đó, dù cơ thể của bạn có đang khó chịu vì đến tháng thì cũng dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
5.2. Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát
Môi trường có vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Do đó, chị em nên duy trì một không gian ngủ thông thoáng, sạch sẽ với đồ dùng tối giản và gam màu nhẹ nhàng. Lúc này, không gian mở sẽ góp phần giúp không khí lưu thông tốt hơn và ngủ sâu giấc hơn.
5.3 Ngủ ở tư thế thoải mái
Nhiều chuyên gia khuyên rằng vào kỳ kinh nguyệt, chị em nên nằm ngửa để ngủ ngon hơn. Khi nằm ngửa, cảm giác đau lưng, đau thắt bụng sẽ được giải tỏa. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng thêm túi chườm và kê gối dưới đầu gối.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách làm gối vỏ đậu xanh an toàn cho trẻ nhỏ
Mặt khác khi đến ngày đèn đỏ, nhiều chị em sẽ có xu hướng bị đau lưng, nhức mỏi. Lúc này, một chiếc nệm êm ái sẽ làm xua tan đi cảm giác đau lưng, đem đến giấc ngủ trọn vẹn. Các nàng có thể tham khảo những mẫu mã nệm chất lượng tại Bloggiamgia.edu.vn như:
- Combo nệm gối foam Amando Pisa 20cm
- Nệm lò xo Dunlopillo Spine O Master
- Nệm foam Amando Comodo Luxury 25cm
5.4 Tắm nước ấm
Vào ban đêm, cơ thể chúng ta có xu hướng hạ nhiệt độ. Do đó để ngủ ngon hơn, bạn có thể tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
5.5 Vận động cơ thể nhẹ trước khi ngủ
Nhiều chị em khi đến kỳ thường không vận động để tránh mệt mỏi, mất sức hay “tràn bờ đê”. Thực tế, những thao tác vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể được thoải mái, hạn chế đau mỏi. Bạn có thể đi bộ, tập yoga,… để có giấc ngủ trọn vẹn.
5.6 Nghe nhạc
Cuối cùng, bạn không thể bỏ qua vai trò tuyệt vời của âm nhạc đối với giấc ngủ. Lắng nghe một vài giai điệu yêu thích sẽ giúp giấc ngủ của bạn trở nên tuyệt vời hơn đấy!
Trên đây là tổng hợp một số mẹo ngủ không tràn băng cực kỳ hữu ích cho các chị em khi “đèn đỏ”. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng chị em mình vẫn luôn thoải mái, vui vẻ và tràn đầy tự tin trong những ngày này nhé!