Trầm cảm cười là một thuật ngữ khá mới với nhiều người và gây nhiều tò mò. Thông thường, nhắc đến trầm cảm mọi người đều cho rằng người bệnh sẽ thường có biểu hiện buồn bã, rầu rĩ, khóc lóc hoặc trầm lặng. Nhưng trầm cảm cười thường có biểu hiện ngược lại, người bệnh che dấu nỗi buồn đằng sau vẻ ngoài vui vẻ, lạc quan, yêu đời và những nụ cười. Vậy chính xác thì trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng này và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Contents
1. Trầm cảm cười là gì? Có nguy hiểm không?
Trầm cảm và nụ cười dường như là hai hình ảnh trái ngược hoàn toàn với nhau. Vì chúng ta thường cho rằng trầm cảm sẽ đi với sự buồn bã và chán nản, trầm lặng. Trong khi trầm cảm cười thì lại không hề như vậy.
Trầm cảm cười là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi một người che giấu sự trầm cảm của họ đằng sau một nụ cười. Một người mắc chứng trầm cảm cười nhìn bên ngoài có vẻ hạnh phúc nhưng thực tế, họ có thể đang phải vật lộn với cảm giác vô vọng và đau khổ bên trong.
Thông thường, chứng trầm cảm này xảy ra khi người bệnh đang trải qua trầm cảm nhưng muốn che giấu các triệu chứng của họ. Họ giấu nỗi buồn, lo âu đằng sau một nụ cười để thể hiện với người khác rằng họ đang hạnh phúc.
Do đó, loại trầm cảm này thường không bị phát hiện vì nó đã được che dấu rất hoàn hảo. Buồn và khóc vô cớ, không rõ nguyên nhân là đặc điểm chung của chứng trầm cảm, nhưng không phải ai cũng trông buồn bã khi bị trầm cảm. Thay vào đó, họ vẫn trông rất vui vẻ và bình thường, đó chính là chứng trầm cảm cười.
Một người mắc chứng trầm cảm hay cười có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội và có nhiều bạn bè, trong khi đó họ che giấu cảm xúc thật của mình ngay cả với những người thân thiết nhất.
Trầm cảm nụ cười đặc biệt nguy hiểm, vì nó khó phát hiện hơn các loại trầm cảm khác. Người mắc chứng trầm cảm này không nhận được sự hỗ trợ và điều trị kịp thời nên có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất.
Ngoài ra, những người mắc chứng trầm cảm hay cười có thể có nguy cơ tự tử cao hơn. Bởi vì họ ít được để ý tới và phát hiện kịp thời, dẫn tới bỏ qua việc trị liệu hoặc trị liệu muộn. Khi bệnh nặng hơn thì họ dường như có một sức mạnh lớn để tập trung và việc lập kế hoạch tự tử hoặc sẵn sàng tự sát bất cứ lúc nào.
2. Triệu chứng của hội chứng trầm cảm cười
Một đặc điểm khiến trầm cảm cười khác với các loại trầm cảm khác là nó thường vô hình. Những người khác có thể không biết rằng bạn đang bị trầm cảm và bản thân bạn cũng có thể không nhận ra điều đó.
Đó là lý do khiến trầm cảm hay cười đôi khi có thể nguy hiểm hơn dạng trầm cảm thông thường. Mọi người có thể không biết bạn cần giúp đỡ nếu không có các dấu hiệu trầm cảm phổ biến như buồn bã, lo âu, mệt mỏi, khóc lóc thường xuyên. Những người mắc chứng trầm cảm cười che giấu tốt tất cả những cảm xúc đó.
Trầm cảm cười cũng có một số dấu hiệu trầm cảm giống các loại trầm cảm khác, bao gồm cảm giác buồn hoặc thất vọng, mất hứng thú và khó tập trung. Một số triệu chứng có thể được quan sát bởi những người bên cạnh, trong khi các biểu hiện khác có thể được người bệnh giữ kín.
Dưới đây là một số dấu hiệu có thể nhận thấy ở chứng trầm cảm này:
- Thay đổi khẩu vị: Một số người có thể ăn quá nhiều khi họ chán nản, một số khác lại chán ăn và ăn ít hơn. Thay đổi cân nặng là điều bình thường đối với những người mắc trầm cảm, dù là bất kỳ loại trầm cảm nào.
- Giấc ngủ có sự khác thường: Một số người bị trầm cảm ngủ rất nhiều và luôn muốn ngủ. Những cũng có những người khác không ngủ được và họ có thể bị mất ngủ. Ngoài ra, thói quen ngủ của họ cũng có thể bị thay đổi, chẳng hạn như thức vào ban đêm và ngủ vào ban ngày.
- Cảm giác tuyệt vọng: Họ cảm thấy mình vô giá trị và cảm giác tuyệt vọng, bế tắc trước công việc, cuộc sống.
- Mất hứng thú với các hoạt động mà họ thường yêu thích: Những người mắc chứng trầm cảm hay cười bỗng nhiên mất hứng thú với các hoạt động mà họ thường yêu thích.
Những người mắc chứng trầm cảm cười vẫn có khả năng hoạt động bình thường, làm việc ổn định và duy trì một cuộc sống năng động như bình thường. Họ thậm chí có thể tỏ ra vui vẻ và lạc quan nên rất khó để phát hiện ra họ có bị trầm cảm hay không.
Tìm hiểu thêm: Bạn có biết: Làm vườn giúp bạn ngủ ngon hơn
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng trầm cảm cười
Hội chứng trầm cảm cười xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được nguồn gốc cụ thể gây ra hội chứng này. Dựa vào thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, trên thế giới khoảng 265 triệu bị trầm cảm. Con số này ngày càng có xu hướng tăng lên, chủ yếu là ở người trẻ tuổi, thanh thiếu niên.
Tuy vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng trầm cảm cười, nhưng các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có liên quan như:
- Chịu chấn thương tâm lý: Một người đã phải đối mặt với một biến cố, sự việc nào đó gây ám ảnh trong quá khứ có thể dẫn tới chứng trầm cảm cười với vẻ ngoài vui vẻ, lạc quan để tránh sự dò xét của những người xung quanh. Ví dụ như chịu bạo lực gia đình, công ty phá sản, mắc bệnh hiểm nghèo, hôn nhân đổ vỡ…
- Áp lực từ cuộc sống: Những sự kỳ vọng quá lớn có thể trở thành áp lực. Có thể là kỳ vọng của chính bản thân hoặc sự kỳ vọng của người khác. Họ luôn phải tỏ ra vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, dù có gặp phải những điều tiêu cực và mệt mỏi.
- Chịu sự kỳ thị từ xã hội: Ở rất nhiều các quốc gia hiện nay, các bệnh lý về tâm thần vẫn còn khá xa lạ và chưa được quan tâm, thấu hiểu chính xác. Nhiều người có tâm lý kỳ thị, dè bỉu những người mắc chứng rối loạn cảm xúc, trầm cảm, tự kỷ… Do đó, khi rơi vào trạng thái trầm cảm, người bệnh thường muốn giấu đi căn bệnh của mình bằng cách thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc.
- Tổn thương não hoặc sự bất thường của chất dẫn truyền thần kinh: Tổn thương thực thể não hoặc sự bất thường của chất dẫn truyền thần kinh có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm cười. Khi kết hợp với các nguyên nhân khác, thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn.
4. Phương pháp điều trị trầm cảm cười
4.1. Trị liệu tâm lý
Cũng giống như chứng trầm cảm khác, chứng trầm cảm khi cười có thể điều trị được. Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc bệnh này, trước tiên hãy đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được trị liệu tâm lý.
Nhiều người mắc chứng trầm cảm mỉm cười vẫn giấu sự buồn khổ ngay cả với các nhà trị liệu tâm lý. Điều đó khiến họ gặp khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Điều quan trọng là người bệnh cần phải cởi mở và thành thật chia sẻ cảm giác của mình. Các bạn sẽ thấy thoải mái hơn sau khi chia sẻ suy nghĩ, trạng thái tâm lý của mình. Các bác sĩ sẽ chỉ ra những sai lệch trong tư tưởng, quan điểm và hành vi của người bệnh, để họ có thể nhận biết và điều chỉnh bản thân.
Sau các đợt trị liệu tâm lý, người mắc hội chứng này sẽ khắc phục bệnh triệt để và ngăn phát tác hiệu quả. Bên cạnh đó là khả năng tự kiểm soát được cảm xúc, hành động của mình trong mọi tình huống.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Gập bụng có giảm mỡ bụng không? Cách tập luyện chuẩn
4.2. Sử dụng thuốc chống trầm cảm
Bên cạnh liệu pháp tâm lý thì các sĩ sẽ giúp bạn quyết định xem thuốc chống trầm cảm nào có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt và phù hợp với tình trạng bệnh.
Theo đó, có một số loại thuốc cho người trầm cảm có thể sử dụng như: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) bao gồm Amitriptyplin, Tianeptine, Clomipramine, các loại thuốc Fluoxetine, Paroxetine, Escitalopram, Citalopram, Isocarboxazid , Tranylcypromine, Phenelzine, Desvenlafaxine , Duloxetine, Venlafaxine,…
Ngoài việc điều trị bằng trị liệu tâm lý và thuốc chống trầm cảm, thì các bạn cũng có thể thực hiện một số các biện pháp dưới đây:
- Tâm sự, trò chuyện với những người bạn tin tưởng, thân thiết để giảm bớt lo âu, căng thẳng và áp lực, chia sẻ cảm xúc của mình để được thấu hiểu. Điều này giúp bạn thoải mái và giảm trầm cảm hơn.
- Thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên để tâm trí được thảnh thơi và giải tỏa mệt mỏi.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để được cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng tích cực, tinh thần phấn chấn hơn.
- Thực hiện các hoạt động mà bạn yêu thích như nghe nhạc, đi du lịch, đọc sách hay xem phim, tập yoga, ngồi thiền… để thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, lo âu.
- Thay đổi các thói quen trong cuộc sống sinh hoạt theo hướng tích cực như: dành thời gian ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Hội chứng trầm cảm cười rất khó phát hiện, nếu không kịp thời nhận ra và điều trị thì có thể sẽ dẫn tới nguy hiểm cho người bệnh. Người mắc hội chứng này thường có xu hướng tự sát cao hơn so với những hội chứng trầm cảm khác. Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, hãy thăm khám bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ trị liệu nhanh chóng. Đồng thời thực hiện những biện pháp kể trên để điều trị trầm cảm hiệu quả nhất.