Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Rate this post

Bánh mì luôn được nhắc đến là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam. Và ở thời điểm hiện tại, chẳng mấy khó khăn để chúng ta tìm thấy được những cửa tiệm bán bánh mỳ xung quanh những đoạn đường đi qua. Vậy kinh nghiệm mở lò bánh mì như thế nào để có được doanh thu tốt? Dưới đây là những chia sẻ hữu ích dành cho bạn.

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả

1. Mở lò bánh mì có phải là lĩnh vực kinh doanh lý tưởng?

Tại Việt Nam, bánh mì là món ăn cực kỳ phổ biến, chúng thường được mọi người chọn dùng cho bữa sáng vì cực kỳ tiện lợi và giàu dinh dưỡng. Hiện nay, chúng ta có thể kể đến hàng loạt các loại bánh mì khác nhau như: bánh mì truyền thống, bánh mì ngọt, bánh mì chà bông, bánh mì kẹp, bánh mì sandwich, bánh mì que,…

Sự đa dạng này có thể đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng bánh mì ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Do đó, mở lò bánh mì được đánh giá là một trong những lĩnh vực kinh doanh rất có tiềm năng. Bằng chứng cho thấy, rất nhiều chủ hộ có thu nhập khủng nhờ mở bán món bánh thân quen này.

Vốn dĩ vốn đầu tư mở lò bánh mì khá thấp, các chủ hộ kinh doanh sẽ không phải mất nhiều chi phí bảo quản, đầu tư nhân lực cũng như không gặp quá nhiều khó khăn trong cách làm. Nhìn chung, khi mở lò bánh mì, bạn sẽ chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm: lò nướng, máy trộn bột… Trong khi đó, chi phí đầu tư nguyên liệu lại khá thấp, phù hợp với điều kiện chung của hầu hết mọi người.

Nhìn chung, một lò bánh mì có thể mang đến cho chủ hộ kinh doanh lợi nhuận rất cao. Dựa vào nhu cầu thực tế của người dùng, mỗi ngày trung bình một lò bánh phải làm ra hàng ngàn sản phẩm mới có thể đáp ứng được hết lượng khách mua. Chính vì lẽ đó, đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh rất khả quan và dễ dàng tạo lợi nhuận.

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Kinh doanh bánh mì có thực sự lý tưởng?

2. Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Các cơ sở làm bánh mì ngày một nhiều hơn hẳn so với trước đây vì tỉ lệ cung và cầu luôn song hành với nhau. Vậy làm thế nào để có thể cạnh tranh được với những hộ kinh doanh lâu năm, giàu kinh nghiệm? Mở lò bánh mì như thế nào mới hiệu quả, lợi nhuận cao? Cùng tham khảo qua những kinh nghiệm mở lò bánh mì dưới đây để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi kinh doanh nhé.

2.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực và máy móc hỗ trợ làm bánh

Sự phối hợp hoàn hảo giữa máy móc và con người sẽ là yếu tố then chốt quyết định đến việc mở lò bánh mì có thành công hay không. Đây là kinh nghiệm mở lò bánh mì quan trọng bạn cần phải biết. Ở thời điểm hiện tại, rất ít cơ sở kinh doanh làm bánh thủ công 100%, thay vào đó họ thường nhờ sự hỗ trợ của máy móc, nhằm giúp tăng năng suất làm bánh lên cao hơn, không những vậy bánh mỳ cũng sẽ đều, tròn, bóng, và đẹp hơn.

Chính vì vậy, bạn chỉ nên đầu tư nguồn nhân lực vừa đủ và chú trọng nhiều hơn vào việc lắp đặt các thiết bị làm bánh chuyên dụng. Điều này vừa tiết kiệm chi phí nhân công vừa rút ngắn thời gian chế biến. Đặc biệt, máy móc hiện đại còn góp phần nâng cao sự đồng bộ cho chất lượng từng mẻ bánh, qua đó nhận được đánh giá cao từ người dùng.

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Chuẩn bị nguồn nhân lực

2.2. Số vốn cần chuẩn bị để mở lò bánh mì

Số vốn cần thiết để mở lò bánh mì là bao nhiêu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như: hình thức kinh doanh (online hay bán trực tiếp tại cửa hàng), quy mô kinh doanh (buôn bán nhỏ lẻ hay mở các cửa hàng lớn), chi phí thuê mặt bằng (tùy vào khu vực thành thị hay nông thôn giá sẽ khác nhau), chi phí thuê nhân sự, nguyên liệu cần chuẩn bị và đầu tư máy móc (nếu cần),…

Chính vì vậy, vốn kinh doanh theo kinh nghiệm mở lò bánh mì được chia sẻ thường dao động trong khoảng từ 100.000.000đ – 500.000.000đ. Dựa vào ngân sách hiện có của mình, bạn hãy tính toán kỹ lưỡng để có thể quyết định được đâu là phương án mở lò bánh mì phù hợp nhất. Tránh số vốn quá ít nhưng lại muốn đầu tư nhiều thứ, từ đó tạo ra số nợ lớn, gây áp lực cho quá trình kinh doanh thu lời.

Tìm hiểu thêm: Top 20 kiểu tóc layer nam đẹp nhất năm 2024

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao
Kinh nghiệm mở lò bánh mì là cần phải chuẩn bị đủ vốn

2.3. Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ làm bánh mì cần thiết

Trong trường hợp quy mô kinh doanh lớn, việc đầu tư các thiết bị hỗ trợ làm bánh thực sự rất cần thiết. Về cơ bản, một lò bánh mì cần phải có:

  • Máy trộn bột
  • Tủ ủ bột
  • Lò nướng bánh mì đối lưu

Nhìn chung, khi mới bắt đầu khởi nghiệp, bạn nên ưu tiên các loại máy có năng suất vừa phải, dễ sử dụng. Đặc biệt, nên chọn mua các thiết bị đến từ thương hiệu nổi tiếng để có thể sử dụng lâu dài, tránh hư hại nhanh chóng tốn chi phí bảo dưỡng. Ngoài ra, bạn còn cần dựa vào số vốn để quyết định nên đầu tư bao nhiêu máy.

2.4. Đảm bảo được tay nghề thợ làm bánh

Hương vị và hình dáng của ổ bánh mì quyết định đến 99% sự thành công của công đoạn làm bánh. Thành phẩm có đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào chính khâu trộn bột và bản lĩnh, kinh nghiệm thợ làm bánh. Chính vì vậy, khi thuê nhân công bạn cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề này.

Thực tế cho thấy, để tìm được một thợ làm bánh giỏi không hề dễ dàng. Dưới đây là 3 phương án tốt nhất bạn có thể lựa chọn:

  • Thuê những người thợ làm bánh có tay nghề sẵn hoặc tự học làm bánh để làm thợ chính và thuê thêm 1 – 2 thợ phụ.
  • Thuê thợ làm bánh chính ở bên ngoài và bạn trực tiếp hỗ trợ.
  • Thuê toàn bộ thợ bên ngoài và bạn sẽ là người quản lý trực tiếp.

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

Đảm bảo tay nghề thợ làm bánh

2.5. Lưu ý về cách chọn địa điểm và mặt bằng mở lò bánh mì

Việc nên mở lò bánh mì ở đâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và không phải bất kỳ nơi nào cũng đều giúp bạn có được doanh thu tốt. Nhìn chung, tùy vào khu vực bạn đang sống là nông thôn hay thành thị sẽ có những lựa chọn địa điểm khác nhau.

Mở lò bánh mì ở nông thôn:

  • Nên chọn những mặt bằng thoáng, dễ quan sát.
  • Đặt cửa hàng tại các ngã 3 – ngã 4 để dễ dàng thu hút.
  • Nên chọn địa điểm đông người qua lại.

Mở lò bánh mì ở thành phố:

  • Ưu tiên chọn đặt lò bánh mì tại khu đông dân cư.
  • Lựa chọn mặt bằng tùy vào khả năng tài chính.
  • Những khu vực gần ngã 3 – ngã 4 cũng là phương án lý tưởng.

2.6. Lựa chọn hình thức kinh doanh bánh mì phù hợp

Ngoài những vấn đề bên trên, khâu lựa chọn hình thức kinh doanh lò bánh mì cũng cực kỳ quan trọng. Về cơ bản, bạn hãy dựa vào số vốn đã chuẩn bị để quyết định nên buôn bán online hay mở cửa hàng:

  • Trong trường hợp vốn ít, bạn chỉ nên buôn bán online để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, với ông nghệ 4.0 sử dụng Goviet – Grab,… bạn có thể dễ dàng giao bánh đến tận tay khách hàng.
  • Nếu vốn nhiều, hãy chọn những mặt bằng lớn, kết hợp kinh doanh bánh mì cùng nhiều loại bánh ngọt, bánh kem,… để có được lợi nhuận tốt hơn.

Kinh nghiệm mở lò bánh mì hiệu quả, lợi nhuận cao

>>>>>Xem thêm: Cung phi là gì? Cách tính và phân biệt với cung sinh

Chọn hình thức kinh doanh phù hợp

2.7. Những vấn đề cần phải lưu ý khác

Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh với các lò bánh mì khác, bạn còn cần phải đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp, chẳng hạn như:

  • Đầu tư, kệ trưng bành bánh mì đẹp thu hút khách hàng.
  • Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi như: mua 1 tặng 1 nhân dịp đặc biệt, mua bánh mì ủng hộ người nghèo,…
  • In ấn bao bì với nhãn hiệu riêng, tạo ấn tượng với người mua, tránh sử dụng loại nilon thông thường, thay vào đó nên chọn túi giấy để thân thiện với môi trường.
  • Nâng cao chất lượng phục vụ, cần đảm bảo “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
  • Cơ sở làm bánh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên trên chính là kinh nghiệm mở lò bánh mì bạn cần phải quan tâm đến khi có nhu cầu kinh doanh. Ngay bây giờ hãy bắt đầu từ những khâu nhỏ nhất để sớm thành công trong lĩnh vực buôn bán này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *