Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của con. Cùng Bloggiamgia.edu.vn theo dõi bài viết về chủ đề “Ngủ trưa có tăng chiều cao không?” và lắng nghe một vài lời khuyên nhé.
Bạn đang đọc: Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Những lời khuyên cho cha mẹ
Contents
1. Ngủ trưa có tăng chiều cao không?
Sự phát triển chiều cao và cân nặng của con người có thể bị ảnh hưởng do không ngủ đủ giấc. Có mối tương quan đó bởi vì nội tiết tố tăng trưởng thường được cơ thể bạn tiết ra trong khi ngủ. Nếu ai đó thường xuyên ngủ thiếu ngủ, mất ngủ, nội tiết tố tăng trưởng sẽ bị ức chế. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể.
1.1. Vai trò của giấc ngủ với chiều cao của trẻ
Ngủ là khoảng thời gian hệ cơ, xương tạm nghỉ, sửa chữa những tổn thương (nếu có), không phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể hay hoạt động. Các cơ quan đào thải độc tố, hấp thụ chất dinh dưỡng để “nạp năng lượng” sau khoảng thời gian hoạt động mệt mỏi, chuẩn bị cho ngày mới đầy năng lượng. Không chỉ về mặt thể chất, ngủ giúp giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng, tăng khả năng suy luận và ghi nhớ.
Ngủ đủ giấc là biện pháp tăng chiều cao cực kỳ hiệu quả ở trẻ. Yếu tố này chiếm khoảng 25% nguyên nhân tác động lên sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Khi ngủ, cơ thể tiến vào trạng thái trao đổi chất hiệu quả, tổng hợp dinh dưỡng cần thiết để phát triển cân nặng, chiều cao hiệu quả.
Đặc biệt, khi ngủ sâu giấc từ 23h đêm đến 1h sáng, tuyến yên có thể sản xuất ra lượng nội tiết tố tăng trưởng đạt đỉnh, nhiều hơn hẳn so với các thời điểm khác trong ngày. Càng có nhiều nội tiết tố tăng trưởng, bé sẽ tăng chiều cao càng nhiều.
Xương của trẻ em và thanh thiếu niên cũng chủ yếu dài ra khi ngủ. Khi đó, hệ xương không phải chịu áp lực của trọng lượng, các khớp xương, đốt sống lưng được giải phóng. Cơ thể có đủ dinh dưỡng, sụn tăng trưởng dưới tác động của nội tiết tố sẽ tăng sinh, dần dần cốt hóa thành xương, nối dài vào các khớp xương, giúp trẻ tăng chiều cao.
Mặt khác, giấc ngủ còn ảnh hưởng đến việc điều tiết chức năng nội tiết thần kinh, chuyển hóa glucose. Khi mất ngủ, chuyển hóa và nội tiết sẽ có những thay đổi, bao gồm: giảm dung nạp glucose, tăng nồng độ cortisol vào buổi tối, giảm độ nhạy với đường, tăng mức ghrelin, tăng cảm giác đói và thèm ăn, giảm mức leptin.
Một nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan giữa mất ngủ và tăng khả năng béo phì. Trong khi béo phì lại là nhân tố cản trở sự phát triển chiều cao, tiềm ẩn nguy cơ dậy thì sớm đồng thời khiến trẻ tự ti, dẫn đến nhiều rối loạn cảm xúc và bệnh tật.
Do đó, nếu muốn con cao hơn, ngoài cung cấp dinh dưỡng, vận động thể thao, cha mẹ cần hướng dẫn con ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
1.2. Ngủ trưa không giúp trẻ tăng chiều cao
Ngủ trưa có tăng chiều cao không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Thực tế, ngủ trưa không góp phần làm tăng chiều cao vì nó không quyết định đến việc sản xuất hormone tăng trưởng của tuyến yên.
Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, giấc ngủ trưa ngắn rất quan trọng với sức khỏe tinh thần và có lợi cho các hoạt động buổi chiều. Ngủ trưa đủ giúp các con có đủ năng lượng để tập luyện, giúp hệ xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu.
Nếu không ngủ trưa, có khả năng trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất tập trung. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ trưa quá nhiều hay quá muộn cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Từ đó, b lỡ thời điểm vàng khi tuyến sản xuất nhiều hormone tăng trưởng nhất.
Do vậy, thời gian ngủ buổi trưa hợp lý nhất là khoảng 15 đến 30 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để não bộ, cơ thể được thư giãn, sẵn sàng cho các hoạt động khác, vừa không ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
Tìm hiểu thêm: Top 7+ thực phẩm tăng cân người gầy không thể bỏ qua
2. Trẻ nên ngủ lúc nào để tăng chiều cao?
Thời gian đi ngủ cũng rất quan trọng trong quá trình phát tự nhiên của trẻ. Con người cần khoảng 1 giờ trước khi tiến vào trạng thái ngủ sâu. Để trẻ có được giấc ngủ sâu lúc 23 giờ, cha mẹ nên cho con đi ngủ từ trước 10 giờ tối. Tùy theo lứa tuổi, thời gian ngủ ngày càng giảm và thời gian để đi vào giấc ngủ sâu cũng tăng dần lên.
Theo tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ, trung bình một người trưởng thành cần khoảng 30 phút để đi vào ngủ sâu. Thời gian này ngắn hơn ở các bé, khoảng 15 phút. Ngoài ra, người lớn tuổi nhạy cảm hơn với những thay đổi của môi trường bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng nên thời gian cũng ngắn hơn.
Tổ chức giấc ngủ Hoa kỳ đã khuyến cáo mọi người thời gian ngủ cần như sau:
- Từ 0-3 tháng tuổi: Cần ngủ khoảng 14-17 tiếng/ngày.
- Từ 4-11 tháng tuổi: Cần ngủ khoảng 12-15 tiếng/ngày.
- Từ 1-2 tuổi: Cần ngủ khoảng 11-14 tiếng/ngày.
- Từ 3-5 tuổi: Cần ngủ khoảng 10-13 tiếng/ngày.
- Từ 6-13 tuổi: Cần ngủ khoảng 9-11 tiếng/ngày.
- Từ 14-17 tuổi: Cần ngủ khoảng 8-10 tiếng/ngày.
- Từ 18-64 tuổi: Cần ngủ khoảng 7-9 tiếng/ngày.
- Trên 65 tuổi: Cần ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày.
Trong điều kiện không thể tuân thủ khuyến cáo như trên, mọi người nên đảm bảo ngủ 8 tiếng/ngày trước 23 giờ.
3. Cần làm gì để trẻ có được giấc ngủ ngon?
3.1. Những việc cần hạn chế
Trước khi đi ngủ 30 phút, cha mẹ nên tránh cho trẻ làm những điều sau:
- Sử dụng thiết bị điện tử: Trước khi ngủ khoảng 30 phút, không nên cho các bé sử dụng thiết bị điện tử (TV, điện thoại, máy tính, iPad,…) Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng quá trình sản xuất hormone, khiến trẻ khó ngủ hơn. Mặt khác, nội dung hấp dẫn từ các thiết bị này cũng khiến trẻ tỉnh táo hơn và không chịu đi ngủ.
- Ăn quá no, uống nhiều nước: Nếu trẻ ăn đêm quá no, ăn trước khi ngủ thì dạ dày sẽ phải làm việc nhiều, gây cảm giác khó chịu, khó vào giấc ngủ. Uống nhiều nước khiến trẻ đi vệ sinh nhiều, làm rối loạn giấc ngủ, không tốt cho sức khỏe và sự phát triển chiều cao. Do đó, không nên cho trẻ ăn gì quá 2 giờ trước và không uống nước 30 phút trước khi ngủ.
3.2. Những việc nên làm
Một số việc cha mẹ nên làm để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn:
- Tắm nước ấm: Trước khi đi ngủ 30 phút, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm để làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn các cơ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn bình thường.
- Hạn chế suy nghĩ: Cha mẹ cần hạn chế dọa nạt, gây áp lực cho trẻ vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ. Bạn có thể kể truyện cho trẻ trước khi ngủ, cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
- Tập luyện một số bài tập: Thực hiện vài động tác nhẹ nhàng là cách thư giãn cơ thể và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon rất hiệu quả. Bạn có thể hướng dẫn trẻ một số tư thế yoga giúp ngủ ngon hơn.
- Chọn quần áo thoải mái: Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại giúp lưu thông máu tốt, dễ thay đổi tư thế khi ngủ mà không gây cảm giác chật chội.
- Không gian ngủ: Ba mẹ nên điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ trong phòng ngủ trẻ vừa phải.
- Cha mẹ nên chọn cho bé tư thế ngủ phù hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: 5 bài tập thể dục buổi tối giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe
Với thông tin từ bài viết trên cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc ngủ trưa có tăng chiều cao không. Tuy ngủ trưa không trực tiếp giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội nhưng sẽ giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng, chăm chỉ học tập để phát triển toàn diện. Cha mẹ hãy chú ý kết hợp ăn uống và tập luyện để giúp trẻ tăng chiều cao nhé.