Cuộc sống hiện đại ngày một bận rộn và nhiều người đành phải cắt bớt thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày của mình. Tuy nhiên ngủ ít lại là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không có tinh thần, khó tập trung.
Bạn đang đọc: Cách ngủ 5 phút như 6 giờ: Ngủ ít nhưng vẫn tỉnh táo
Vậy làm thế nào để ngủ ít mà vẫn tỉnh táo, hạn chế mệt mỏi. Bài viết dưới đây Bloggiamgia.edu.vn sẽ bật mí cho bạn cách ngủ 5 phút như 6 giờ, cho bạn giấc ngủ ngon và tỉnh táo khi thức giấc.
Contents
1. Vai trò của giấc ngủ với sức khỏe con người
Ngủ ít hơn 7 – 8 tiếng mỗi đêm đối với nhiều người là không đủ. chính bởi vậy, khi thức dậy họ thường vẫn cảm thấy buồn ngủ, cơ thể uể oải, mệt mỏi, dễ cáu gắt ngay cả khi chất lượng giấc ngủ trước đó tốt đến mức nào. Nhiều người cho rằng, khi ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm trong thời gian dài thì cơ thể sẽ quen với điều đó.
Tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn đúng. Chưa chắc các cơ quan chức năng trong cơ thể của bạn có thể thích nghi được với điều ấy. Bên cạnh đó, với những bạn vận động nhiều, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, các chuyên gia khuyến nghị rằng cần nghỉ ngơi đủ thời gian tối thiểu để cơ thể có đủ thời gian để phục hồi và bù đắp năng lượng mất đi.
Vào năm 2018, một nghiên cứu được thực hiện trên 10.000 người đã cho thấy rằng, việc thường xuyên ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm thì não của họ sẽ bị lão hóa sớm hơn.
Ngoài ra, nếu như chúng ta ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm một cách thường xuyên trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh béo phì
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim mạch
- Khó thở khi ngủ
- Tâm trạng phiền muộn, lo âu
- Rối loạn tâm thần
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng mỗi người lại có thể trạng khác nhau. Có không ít bạn dù thời gian ngủ ít hơn bình thường nhưng vẫn có thể phát triển đầy đủ và toàn diện. Nguyên nhân ở dây là gì? Theo giải thích của các nhà khoa học, đây là tình trạng giấc ngủ đột biến gen.
Qua quá trình nghiên cứu về những trường hợp chỉ nghỉ ngơi 6,5 tiếng mỗi đêm nhưng sức khỏe lại không bị ảnh hưởng, các nhà khoa học đã tìm thấy ADRB1 – một loại đột biến hiếm gặp ở gen.
Với những ai mang gen đột biến này thì dù họ ngủ ít hơn lượng thời gian được khuyến cáo thì cơ thể vẫn phát triển như người ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và khi tỉnh dậy không hề cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
2. Cách ngủ 5 phút như 6 giờ
Giấc ngủ giúp con người lấy lại cân bằng, bù đắp lại phần năng lượng đã tiêu tốn trong ngày dài. Một ngày bạn ngủ bao nhiêu giờ, có tuân thủ khuyến nghị tám tiếng một ngày? Nếu bạn không có thời gian để ngủ đủ giấc như các chuyên gia khuyến cáo thì có thể tìm hiểu cách ngủ 5 phút như 6 giờ dưới đây:
2.1. Lựa chọn thời gian ngủ phù hợp
Bước đầu tiên để thực hiện cách ngủ 5 phút như 6 giờ là lựa chọn thời điểm ngủ phù hợp. Thời điểm ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ và hiệu quả giấc ngủ đem lại. Vì vậy bạn nên chọn cho mình một điểm ngủ phù hợp nhất. Nếu bạn đi ngủ vào 1 trong những thời điểm sau thì 5 phút bạn ngủ có hiệu quả như ngủ trong 6 giờ vậy:
Vào buổi trưa, bạn hãy dành 5 phút để ngủ thật sâu. Điều này tương đương với việc bạn ngủ 6 tiếng đồng hồ vào các thời điểm khác trong ngày.
Ngủ 5 phút trong khoảng thời gian từ 22h – 5h sáng. Con người và hầu hết các sinh vật đều có hoạt động ban ngày (5h sáng đến 21h tối) để tạo ra năng lượng, và vào ban đêm (21h đến 5h sáng) bắt đầu phân chia tế bào, chuyển đổi năng lượng tích lũy thành các tế bào mới.
Do vậy, đó là thời gian để các tế bào của con người phục hồi. 5 phút ngủ trong thời gian này sẽ giúp bạn tỉnh táo và sảng khoái hơn như vừa có một giấc ngủ dài 6 tiếng vậy.
Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường: nên ăn gì và không ăn gì?
2.2. Phương pháp ngủ đúng cách
Trong cách ngủ 5 phút như 6 giờ, ngủ đúng cách vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu và có một cơ thể thật thoải mái khi thức dậy. Tư thế ngủ được nhiều chuyên gia khuyến nghị là nằm nghiêng bên phải, thả lỏng cơ thể. Ngoài ra bạn cũng có thể nằm ngửa, hít thở đều, hai tay và hai chân duỗi thẳng thoải mái nhất có thể. Tư thế này giúp mạch máu lưu thông tốt, giúp bạn dễ ngủ hơn.
Trước khi đi ngủ bạn cũng có thể tập căng giãn chân đơn giản 1 chút, sau đó ngồi xếp bằng trên giường, hít thở đều để thả lỏng cơ thể. Điều đó sẽ giúp bạn có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
2.3. Lựa chọn địa điểm ngủ phù hợp nhất
Một không gian không có ánh sáng và yên tĩnh chính là môi trường lý tưởng để ngủ. Trong không gian đó, bạn có thể tận dụng tối đa quỹ thời gian ít ỏi của mình để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu nhất.
Hãy sử dụng rèm cửa hoặc miếng che mắt chuyên dụng để đảm bảo ánh sáng không gây cản trở giấc ngủ của bạn. Ngoài ra nếu bạn bắt buộc phải ngủ ở nơi ồn ào, nhiều tạp âm hãy dùng tai nghe cách âm hoặc nút bịt tai để hạn chế âm thanh nhé!
2.4. Một chiếc giường êm ái
Một chiếc giường rộng rãi cùng chăn ga gối nệm êm ái sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ thật ngon. Loại nệm có độ đàn hồi, nâng đỡ cơ thể tốt sẽ cho bạn cảm giác thoải mái và thư giãn. Bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ ngay khi ngả lưng xuống giường. Một giấc ngủ ngắn 5 phút nhưng sâu giấc sẽ cho bạn tinh thần sảng khoái như ngủ 6 giờ vậy.
3. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh tật
Cuộc sống hiện đại đem đến nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể con người. Việc thức khuya dễ hình thành nhiều bệnh, cụ thể:
- Giờ Hợi (21:00 – 23:00): Giờ Hợi là thời điểm kinh tam tiêu vượng, tam tiêu thông bách mạch. Nếu ngủ vào giờ Hợi, trăm mạch đều được nuôi dưỡng. Chính vì vậy, những người sống lâu đều đi ngủ trước 21:00 (giờ Hợi). Phụ nữ muốn bảo dưỡng khuôn mặt xinh đẹp, giữ gìn nhan sắc trẻ đẹp thì nên đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
- Giờ Tý (23:00 – 1:00): Vào giờ Tý, nếu như không ngủ thì chức năng phủ tạng toàn thân suy giảm, sức mạnh trao đổi chất, khả năng miễn dịch cũng bị giảm, dễ mắc các bệnh tâm thần khác nhau. Điển hình như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng rối loạn kích động,… Nếu như không ngủ vào thời gian này, lâu dài sẽ bị sỏi mật. Nếu phải cắt túi mật, hệ miễn dịch toàn thân sẽ giảm hơn 50%.
- Giờ Sửu (1:00-3:00): Nếu bạn không ngủ vào giờ Sửu, gan không thể thải trừ các chất độc hại, làm mới huyết dịch. Kết quả tàng huyết không thuận lợi, khuôn mặt có màu xanh, về lâu dài dễ bị các loại bệnh gan. Gan khí uất ức, tâm tình dễ cáu kỉnh, đau đầu chóng mặt, mắt đỏ đau khó chịu, ù tai, điếc tai, phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, lưng và đầu gối mỏi nhừ, tinh thần không an, hoảng loạn, nặng thì sẽ ngất xỉu trên đường phố.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chăm sóc giấc ngủ cho người bị đau cột sống
Bật mí cách ngủ 8 tiếng trong 30 phút
Hy vọng với cách ngủ 5 phút như 6 giờ mà Bloggiamgia.edu.vn chia sẻ ở trên, bạn sẽ có cho mình những giấc ngủ ngắn nhưng chất lượng. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý đừng thường xuyên làm theo cách này. Chỉ sử dụng nó khi thật cần thiết thôi nhé vì vai trò của giấc ngủ với sức khỏe con người không thể thay thế được.