Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia

Rate this post

Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn viết tắt là DSPS. Đây là hội chứng rối loạn giấc ngủ mà bất kỳ ai đều có thể gặp phải. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến chúng ta mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết, biện pháp phòng và điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia

1. Tìm hiểu hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ là gì?

Hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ (viết tắt DSPS) được hiểu là tình trạng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học. Hội chứng này còn có tên gọi khác là rối loạn đánh thức giấc ngủ bị trì hoãn hoặc rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn. 

Hội chứng này xảy ra khá phổ biến với bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, chiếm khoảng 15%. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do cơ thể người bệnh có nhịp sinh học bất thường. Họ không thể đi ngủ đúng giờ, thường sẽ ngủ trễ ít nhất 2 tiếng, dù bạn mệt mỏi cũng không thể đi ngủ đúng giấc.

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia

Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (viết tắt DSPS) được hiểu là tình trạng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn

Dấu hiệu rõ nhất của hội chứng trì hoãn giấc ngủ đó là thức khuya. Ngoài ra, các dấu hiệu thường gặp của hội chứng này gồm có: 

  • Rất khó để đi vào giấc ngủ: Hội chứng DSPS khiến chúng ta khó ngủ vào giờ đi ngủ sinh lý, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể khiến bạn luôn tỉnh táo.
  • Người mắc hội chứng không thể đi ngủ trước 12h đêm, thường giờ ngủ của họ nằm trong khoảng từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng.
  • Nếu người bệnh cố tình thức để dùng mạng xã hội, học tập hoặc làm việc thì tình trạng khó ngủ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Việc đi ngủ trễ khiến người bệnh khó thức dậy vào ngày hôm sau, bởi đồng hồ sinh học chưa báo hiệu cho cơ thể thức dậy.
  • Người bệnh thường ngủ ngày rất nhiều, ngủ ngon vào cuối buổi sáng hoặc buổi chiều. Còn nếu bạn ngủ trễ nhưng bắt buộc thức dậy vào một thời điểm nhất định thì cảm giác buồn ngủ sẽ “đeo bám” bạn cả ngày.
  • Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn thường không đi kèm bệnh lý rối loạn giấc ngủ khác, ví dụ như tình trạng ngưng thở khi ngủ.
  • Có biểu hiện trầm cảm, bởi nếu không duy trì được giấc ngủ khoa học như bình thường chúng ta rất dễ lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi và dễ khó chịu, mất tập trung… Vậy nên những người bị rối loạn giấc ngủ trì hoãn thường có kết quả học tập và làm việc sa sút, kém hiệu quả.
  • Nhiều người để có thể đi ngủ và thức dậy đúng giờ đã sử dụng rượu bia, thuốc an thần hoặc là thuốc ngủ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia

Dấu hiệu rõ nhất của hội chứng giấc ngủ bị trì hoãn đó là thức khuya, khó ngủ

3. Hội chứng trì hoãn giấc ngủ có thể gây ra hậu quả gì?

Hậu quả thấy rõ nhất của tình trạng trì hoãn giấc ngủ đó là khiến người bệnh không ngủ đủ giấc, suy giảm sức khỏe. Nếu để tình trạng này kéo dài, một số hệ lụy đối với sức khỏe bạn có thể gặp phải như sau:

  • Suy giám mức độ tập trung và chú ý
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi kéo dài, hơn nữa cảm giác buồn ngủ cả ngày cũng có thể cản trở cuộc sống. Bạn có thể ngủ quên, đi làm, đi học trễ, giảm chú ý khiến kết quả học tập và làm việc sa sút, kém hiệu quả.
  • Nguy cơ trầm cảm và thay đổi hành vi, dễ cáu gắt và luôn trong tình trạng căng thẳng.
  • Hội chứng trì hoãn giấc ngủ cũng có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ phụ thuộc vào rượu, caffeine hoặc là thuốc an thần.

Tìm hiểu thêm: Khám phá 13 lầm tưởng về giấc ngủ “tưởng đúng mà hóa ra sai”

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia
Tình trạng trì hoãn giấc ngủ khiến người bệnh không ngủ đủ giấc, suy giảm sức khỏe

4. Nguyên nhân hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ do đâu?

Đến nay, người ta vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân của hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn. Tuy nhiên, hội chứng này thường liên quan đến một số yếu tố sau đây:

  • Thứ nhất là yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có người mắc DSPS, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể, có khoảng 40% những người bị DSPS có người trong gia đình mắc chứng rối loạn này.
  • Thứ hai là do những thay đổi ở tuổi dậy thì, bởi ở tuổi vị thành niên, chu kỳ giấc ngủ 24 giờ của cơ thể sẽ trở nên dài hơn, khiến thời gian đi ngủ sẽ muộn hơn.
  • Thứ ba là do những rối loạn tâm lý và thần kinh. Hội chứng trì hoãn giấc ngủ được liên kết với các tình trạng rối loạn về tâm lý như là: Căng thẳng, chứng tăng động giảm chú ý, phiền muộn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Thứ tư là do tình trạng mất ngủ mãn tính, có khoảng 10% những người bị mất ngủ kinh niên mắc phải hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ.
  • Thứ năm là do thói quen, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng của DSPS có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không tiếp xúc đủ ánh sáng vào buổi sáng, đồng thời trở nên trầm trọng hơn nếu bạn tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng vào buổi đêm.

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia

Hội chứng rối loạn bị trì hoãn giấc ngủ có thể xuất phát từ những thay đổi ở tuổi dậy thì

5. Chẩn đoán hội chứng rối loạn bị trì hoãn giấc ngủ như thế nào?

Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn thường dễ bị nhầm lẫn với chứng mất ngủ kinh niên và bệnh trầm cảm. Vậy nên, nếu có một số dấu hiệu bất thường về giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 ngày, bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định bạn có đang mắc phải hội chứng DSPS hay không:

Thu thập thông tin về dấu hiệu, quá trình diễn ra bệnh, khảo sát thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, thu thập tiền sử bệnh của bản thân và gia đình bạn.

Tiến hành đo đa ký giấc ngủ nhằm loại trừ tình trạng mất ngủ do các nguyên nhân nghiêm trọng khác. Phương pháp này sẽ được tiến hành khi bạn đang ngủ để theo dõi nhịp tim và sóng não của bạn. Từ đó giúp bác sĩ biết được cơ thể bạn như thế nào trong khi ngủ.

6. Một số phương pháp điều trị hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ

Để điều trị hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Đi ngủ sớm hơn 15 phút, đảm bảo không sử dụng các thiết bị điện tử hoặc sử dụng cafein, rượu, thuốc lá trước khi ngủ nhé.
  • Áp dụng liệu pháp tâm lý sử dụng ánh sáng bằng cách sau khi thức dậy, bạn hãy ngồi gần hộp đèn sáng khoảng nửa tiếng. Điều này có thể giúp chúng ta ngủ sớm hơn bằng cách thúc đẩy đồng hồ sinh học trong cơ thể.
  • Một số trường hợp có thể được bác sĩ yêu cầu bổ sung melatonin. Đây là một loại hormone giúp bạn kiểm soát chu kỳ đánh thức giấc ngủ. Tuy vậy, liều dùng với mỗi người sẽ khác nhau, do đó cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút để tập thể dục, cải thiện sức khỏe thể chất.

Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn là gì? Phương pháp điều trị từ chuyên gia

>>>>>Xem thêm: Liệu có bình thường khi người già thường xuyên mất ngủ?

Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày có thể cải thiện hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn

Thông qua bài viết trên đây của Bloggiamgia.edu.vn, các bạn có thể thấy rằng hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ (DSPS) là tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Tình trạng này không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng, nhưng về lâu về dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần người bệnh. Vậy nên khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về giấc ngủ, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

>>>Đọc ngay:

  • Căn bệnh thầm lặng: Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hội chứng đầu nổ là gì? Nguyên nhân, cách điều trị
  • Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?
  • Hội chứng social jetlag và giấc ngủ: Mối quan hệ bất ngờ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *