Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Rate this post

Như chúng ta đã biết, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, những người gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch lại khó khăn để có một giấc ngủ ngon vì những cơn đau nhức khó chịu vào ban đêm. Vậy đâu là tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch để nhanh cải thiện bệnh? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

1. Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng gì?

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng mà tĩnh mạch ở chân bị xoắn lại và giãn nở rộng ra. Bạn có thể nhận thấy điều này qua những đường tĩnh mạch màu xanh hoặc tím đậm nằm nông trên bề mặt da. Những tĩnh mạch này đóng vai trò vận chuyển máu từ những bộ phận khác về tim Do đó, hiện tượng suy giãn tĩnh mạch khiến lượng máu lưu thông bị suy giảm và khó kiểm soát.

Thực tế, hiện tượng giãn tĩnh mạch xảy ra với nhiều bộ phận của cơ thể chẳng hạn như thực quản, bìu, hậu môn,… Tuy nhiên, chân vẫn là bộ phận dễ bị suy giãn nhất. Khi mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt cũng như cơ thể cũng chịu nhiều ảnh hưởng:

  • Máu lưu thông kém nên dễ bị chuột rút, đặc biệt là về đêm.
  • Chân có dấu hiệu bị nhói đau, căng tức.
  • Đau, khó chịu, cảm giác nặng nề ở chân và mắt cá, chân bị sưng.
  • Làn da nằm phía trên phần suy giãn tĩnh mạch bị mỏng đi, ngứa và khô hơn.

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch là những đường tĩnh mạch hiện rõ

Nếu đứng lâu hoặc trong điều kiện thời tiết nắng nóng, những dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch thường sẽ trầm trọng hơn. Ngược lại, tình trạng này sẽ suy giảm nếu bệnh nhân có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên đi bộ. Mặc dù việc rèn luyện không giúp điều trị dứt điểm nhưng người bệnh vẫn được khuyên nên tập luyện và có tư thế ngủ phù hợp để sức khỏe nhanh hồi phục hơn.

2. Tác hại từ việc ngủ sai tư thế

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, chúng ta hãy cùng nghiên cứu những tác hại khi người bệnh ngủ sai tư thế. Cụ thể:

  • Bắp chân thường xuyên chuột rút, nhất là khi về đêm khiến khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi.
  • Vùng bắp chân, đùi, đầu gối đau nhức.
  • Vùng chân tay bị suy giãn tĩnh mạch có dấu hiệu ngứa ngáy như bị kiến cắn.

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Ngủ sai tư thế khiến người bệnh dễ bị chuột rút nên tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch vô cùng quan trọng

Trong trường hợp tình trạng suy giãn tĩnh mạch không sớm được khắc phục thì những dấu hiệu này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Lâu dài, nó sẽ gây mất ngủ dai dẳng, ảnh hưởng đến thể trạng lẫn tinh thần khiến chất lượng đời sống bị suy giảm rõ rệt.

3. Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái. Với tư thế này, người bệnh sẽ ngủ ngon hơn, xoa dịu cảm giác đau đớn, khó chịu do bệnh lý gây ra.

Mặt khác, tư thế nằm nghiêng về bên trái còn hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim, hạn chế việc tĩnh mạch giãn nở tạo áp lực lên thành tĩnh mạch. Tình trạng chuột rút, ứ đọng máu hay tê bì chân tay cũng từ đó mà được khắc phục.

Bên cạnh đó, ngủ ở tư thế ngủ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nội tạng của người bệnh. Những cơ quan đẩy mạnh vận hành và phục hồi chức năng, giấc ngủ trở nên nhẹ nhàng, khoan khoái hơn nhờ giảm thiểu ứ đọng máu. Khác với trước đây, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức sau khi ngủ dậy.

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Nằm nghiêng bên trái là tư thế mà người giãn tĩnh mạch nên áp dụng

Trong quá trình duy trì tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch này, người bệnh cần lựa chọn một chiếc gối mềm mại, êm ái và đổi bên linh hoạt để tránh đau nhức, tê mỏi. Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để duy trì việc ngủ đúng tư thế cũng như tăng tính hiệu quả:

  • Nằm nghiêng bên trái 30 phút rồi đổi sang bên phải 10 phút, sau đó duy trì lại tư thế cũ.
  • Gối gác chân khi ngủ để hạn chế những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch.
  • Đổi vị trí với người ngủ cùng bạn để đảm bảo ngủ đúng tư thế.

4. Chọn gối cho người suy giãn tĩnh mạch – Nên hay không?

Để điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, nhiều chuyên gia đã khuyên rằng nên giữ cho chân đặt ở vị trí ngang hoặc cao hơn tim. Lúc này, việc chọn gối kê chân cho người suy giãn tĩnh mạch là điều cực kỳ cần thiết vì khi ngủ, cơ thể chúng ta thường có xu hướng duỗi thẳng gây tắc nghẽn, tạo áp lực đến thành mạch chi dưới.

Lúc này, gối kê chân sẽ có những lợi ích sau:

  • Giúp máu được lưu thông về tim, giảm áp lực đến thành mạch máu.
  • Giảm tê buốt do mạch máu tắc nghẽn.
  • Hạn chế những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn máu, huyết khối, tắc phổi,…
  • Hạn chế tê mỏi, đảm bảo giấc ngủ chất lượng,…

Tìm hiểu thêm: Melatonin là gì? Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn
Một chiếc gối kê chân sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt những biển hiện bệnh ngoài áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Một số sản phẩm gối dùng để kê chân chất lượng mà Bloggiamgia.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc là:

  • Gối Doona Sandwich WDF 70%45*65*900gr 1221
  • Gối Foam Doona Restful Gel Cool
  • Gối Foam Tempur Original Queen

5. Một số mẹo để ngủ ngon bạn nên biết

Ngoài tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, một số mẹo sau đây cũng giúp người bệnh có thể ngủ ngon hơn. Cụ thể:

5.1. Mang vớ nén

Duy trì tư thế đúng kết hợp với việc mang vớ nén là một giải pháp để bạn ngủ ngon hơn. Bởi lẽ, vớ nén có khả năng tạo áp lực lên chân từ đó hạn chế ứ đọng máu tại vị trí bị suy giãn. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại với có kích thước, độ đàn hồi phù hợp.

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Vớ nén hạn chế ứ đọng máu tại vị trí suy giãn

5.2. Tập thể dục ban ngày

Phương pháp tập thể dục, đặc biệt là những bài vận động cơ bắp chân nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ,… góp phần cải thiện lưu thông máu và giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Đây cũng chính là cẩm nang để mỗi người có giấc ngủ chất lượng hơn.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên còn giúp chúng ta giảm cân, duy trì một cân nặng ổn định. Bởi lẽ, thừa cân là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, tăng áp lực lên những tĩnh mạch chân. 

5.3.  Xoa bóp chân

Trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị suy giãn tĩnh mạch đều đặn 15 phút mỗi ngày. Kết hợp sử dụng những loại tinh dầu oải hương, hương thảo,… để massage chân sẽ hỗ trợ tăng cường lưu thông máu.

Mặt khác, để triệu chứng suy giãn tĩnh mạch không trở nên trầm trọng hơn, bạn cần hạn chế mặc quần chật, bó sát hay ngồi chéo chân vào ban ngày.

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

Xoa bóp chân để tăng cường lưu thông máu

6. Những câu hỏi thường gặp về suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những thắc mắc về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, độc giả cũng quan tâm đến nhiều vấn đề xoay quanh tình trạng này. Dưới đây là một số tổng hợp những Bloggiamgia.edu.vn để bạn đọc có thể tham khảo!

6.1. Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ nhiều?

Nhiều người cho rằng đi bộ nhiều sẽ khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Điều này không đúng và không có căn cứ khoa học nào chứng minh. Thực tế, đi bộ chính là giải pháp phù hợp dành cho người bệnh. Sự chuyển động nhẹ nhàng của chân vừa ngăn ngừa tình trạng béo phì, vừa tăng cường lượng máu lưu thông đến chân và hỗ trợ tim mạch.

Mặt khác, khi đi bộ nhiều thì hệ cơ chân sẽ trở nên dẻo dai hơn, máu lưu thông về tim nhanh hơn và không bị ứ đọng, các tĩnh mạch đang giãn nở cũng từ đó mà bị ép chặt. Điều này giúp người bệnh không còn thường xuyên bị chuột rút hay tê bì chân tay. Do đó, người bệnh cần thiết nên đi bộ đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

6.2. Khi bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân với nước ấm?

Khi ngâm chân với nước ấm nóng, thành tĩnh mạch giãn nở dẫn đến máu sẽ lưu thông xuống chân nhiều hơn, điều này khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước mát để làm sạch, ngâm chân thư giãn.

Bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khỏe hơn

>>>>>Xem thêm: Bún bao nhiêu calo? Bí quyết giảm cân an toàn với bún

Ngâm chân nước mát cải thiện tình trạng bệnh

6.3. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có được gác chân lên cao không?

Theo nhiều chuyên gia, người giãn tĩnh mạch nên kê thêm gối chân để hỗ trợ máu lưu thông về tim, tránh ứ đọng máu ở hệ thống tĩnh mạch làm phình thành mạch. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm một dụng cụ kê chân hay gối chuyên dụng khi ngủ.

  • Tư thế ngủ cho người thiếu máu não tốt, tăng cường lưu thông máu tối đa
  • Tư thế ngủ cho người bị đau cổ vai gáy giúp giảm đau hiệu quả
  • Tư thế ngủ cho người cao huyết áp như thế nào là đúng?

Bài viết là gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch để cải thiện sức khỏe và sớm hồi phục. Qua đây, Bloggiamgia.edu.vn mong rằng bạn sẽ chú ý hơn đến tình trạng sức khỏe của bản thân và nghe theo lời khuyên của những y bác sĩ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *