Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy vô cùng phiền lòng khi thấy con ngủ hay bị giật mình. Bởi đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mách bạn một số mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, ba mẹ có thể tham khảo ngay nhé.
Bạn đang đọc: Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, ít giật mình quấy khóc
Contents
- 1 1. Mách bạn các mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm
- 2 2. Bỏ túi những điều cần lưu ý giúp bé ngủ ngon giấc
- 2.1 2.1. Tuân theo giờ sinh học giấc ngủ của bé
- 2.2 2.2. Không nên đùa giỡn với bé trước khi ngủ
- 2.3 2.3. Không dỗ bé khi con khóc giữa đêm
- 2.4 2.4. Không nên cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ
- 2.5 2.5. Cho con ăn nhiều hơn vào ban ngày
- 2.6 2.6. Tắt đèn trước khi cho bé ngủ
- 2.7 2.7. Cho trẻ ngậm ti giả
- 2.8 2.8. Quấn tã
- 2.9 2.9. Không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày
- 2.10 2.10. Bật những âm thanh nhẹ nhàng
- 2.11 2.11. Tạo cho bé thói quen ngủ trưa
- 3 3. Một số sai lầm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé bố mẹ cần tránh
- 4 4. Những lưu ý cần nhớ để bé ngủ không bị giật mình
1. Mách bạn các mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm
Một số mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn bố mẹ có thể tham khảo như:
Bố mẹ có thể dùng gối đinh lăng để giúp bé ngủ ngon hơn, đây là điều được ông bà ta truyền lại. Bố mẹ có thể tự tìm hiểu cách làm gối đinh lăng hoặc tìm mua cho con.
Dùng cành dâu tằm cũng được xem là mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc. Theo quan niệm xưa, loại cây này có thể xua đuổi tà khí nên khi bé ngủ, bố mẹ có thể đặt một cành dâu tằm trong phòng để giúp con không bị quấy nhiễu, ngủ ngoan hơn.
Đặt dao cùn ở đầu giường từ lâu đã là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để tránh tình trạng bé giật mình khi ngủ. Theo dân gian, điều này giúp xua đuổi tà khí, tránh tình trạng bé bị “trêu chọc” khi ngủ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé. Tinh dầu từ vỏ cam chanh có thể lưu thông máu tốt hơn, giúp tinh thần thư thái và con người sẽ dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Nhiều người cho rằng, treo tỏi ở đầu giường sẽ giúp bé ngoan và ít quấy khóc hơn. Hoặc bố mẹ cũng có thể xông phòng bằng bồ kết, tinh dầu… để thanh lọc không khí, sát khuẩn để bé ngủ ngon hơn, tránh tình trạng con khóc và giật mình lúc nửa đêm.
Bố mẹ cũng có thể dùng lá trầu hơ ấm rồi ém lên rốn của trẻ. Điều này giúp làm ấm bụng, từ đó giúp con dễ ngủ và ngon giấc hơn.
2. Bỏ túi những điều cần lưu ý giúp bé ngủ ngon giấc
2.1. Tuân theo giờ sinh học giấc ngủ của bé
Bố mẹ nên tuân theo nhịp ngủ của bé, không nên đánh thức khi con đang ngủ ngon. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, thời gian ngủ của con sẽ khác nhau, cụ thể trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ mỗi ngày khoảng 20 tiếng, mỗi lần 2 – 3 tiếng, không tính ngày hay đêm, với những bé lớn hơn thì thời gian ngủ ít dần lại, ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày.
2.2. Không nên đùa giỡn với bé trước khi ngủ
Trước khi ngủ, việc nô đùa sẽ khiến con tỉnh táo, không muốn đi ngủ, thậm chí điều này còn khiến bé ngủ đêm hay giật mình, thức giấc và quấy khóc. Vì vậy, để con ngon giấc thì bố mẹ cần tránh nô đùa với bé trước khi đi ngủ nhé.
2.3. Không dỗ bé khi con khóc giữa đêm
Vào nửa đêm, con thường bị giật mình và khóc to, bố mẹ lúc này thường dỗ trẻ cho con ngủ tiếp. Tuy vậy, bố mẹ nên thay đổi thói quen này, có thể đợi khoảng 1 – 2 phút để con tự vào giấc trở lại và tạo thói quen ngủ ngon giấc hơn. Còn với những bé khóc lâu hơn 2 phút thì lúc này bố mẹ mới nên dỗ để con ngủ tiếp.
Bên cạnh đó, khi dỗ trẻ khóc bố mẹ không nên bật đèn, cũng như không nên bế bé lên ngay vì như vậy rất dễ tạo thói quen cho trẻ. Lần sau khi con khóc, nếu như không được bố mẹ dỗ con sẽ không chịu ngủ.
2.4. Không nên cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ
Để con ngủ sâu giấc, bố mẹ không nên cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ. Trong đó, đặc biệt phải tránh các thực phẩm như phô mai, trứng, những thực phẩm giàu protein… vì đây là những thực phẩm khó tiêu, khiến bé khó tiêu và ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho con bú quá no sẽ khiến bé đi tiểu nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ con trẻ.
Tìm hiểu thêm: Ăn gạo lứt có giảm cân không? Gợi ý thực đơn và cách nấu gạo lứt
2.5. Cho con ăn nhiều hơn vào ban ngày
Bố mẹ nên cho con ăn nhiều vào ban ngày để có đủ năng lượng và dinh dưỡng để phát triển. Từ đó ăn ít hơn vào buổi tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2.6. Tắt đèn trước khi cho bé ngủ
Ánh sáng có thể ức chế cơ thể sản sinh hormone melatonin – loại hormone giúp chúng ta ngủ sâu hơn nên dễ khiến bé khó ngủ. Vậy nên để con ngủ ngon hơn thì bố mẹ nên tắt hết đèn hoặc dùng đèn ngủ với ánh sáng mờ.
2.7. Cho trẻ ngậm ti giả
Để con ngủ ngon, mẹ cũng có thể cho bé ngậm ti giả. Khi con đã say giấc thì mẹ có thể bỏ ti giả ra, tuy nhiên bố mẹ cần chọn loại ti giả mềm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
2.8. Quấn tã
Nhiều chuyên gia cho rằng, khi quấn tã bé sẽ cảm thấy an toàn, giúp con ngủ sâu giấc hơn và không bị giật mình tỉnh giấc.
2.9. Không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày
Vào ban ngày, nếu con ngủ quá từ 2 – 2,5 giờ thì mẹ hãy đánh thức bé dậy chơi, ăn rồi tiếp tục ngủ. Bởi nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày, trẻ sẽ khó ngủ khi đêm về.
2.10. Bật những âm thanh nhẹ nhàng
Bố mẹ không nên để con ngủ trong một không gian quá tĩnh lặng, thay vào đó có thể mở một số bản nhạc nhẹ nhàng, tiếng ồn trắng để hỗ trợ giấc ngủ của trẻ tốt hơn.
2.11. Tạo cho bé thói quen ngủ trưa
Tập cho bé thói quen ngủ trưa là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn vào buổi đêm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập cho trẻ ngủ độc lập để bé ngủ sâu giấc.
3. Một số sai lầm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé bố mẹ cần tránh
Nhiều ông bố bà mẹ không giúp con hình thành đồng hồ sinh học, nên khi đi ngủ dẫn đến tình trạng trẻ thường xuyên thức khuya, sinh hoạt thất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy nên bố mẹ cần tập cho con thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ, để việc sinh hoạt khoa học và nề nếp hơn.
Đôi khi bé có những dấu hiệu buồn ngủ nhưng bố mẹ lại không nhận ra và không cho bé đi ngủ. Điều này khiến bé khó chịu, quấy khóc khiến mất nhiều thời gian để con đi vào giấc ngủ.
Nhiều bố mẹ để con ngủ trên giường quá sớm khiến con không thoải mái và có thể bị xáo trộn giấc ngủ. Vậy nên bố mẹ lưu ý rằng, chỉ nên cho con ngủ giường khi trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng tới 3 tuổi rưỡi.
Nhiều bố mẹ cũng lầm tưởng việc cho con ngủ chung sẽ mang đến cho con cảm giác an tâm, nhưng thực chất, điều này vô tình sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn so với ngủ một mình trong cũi. Bên cạnh đó, điều này còn làm gia tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và một số trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác.
>>>>>Xem thêm: Dầu ăn bao nhiêu calo? Các loại dầu ăn giúp giảm cân hiệu quả
4. Những lưu ý cần nhớ để bé ngủ không bị giật mình
Để con không bị giật mình khi ngủ, bố mẹ nên giữ bé ở gần cơ thể mình càng lâu càng tốt. Hãy ôm bé lâu hơn chút rồi từ từ đặt bé xuống giường.
Đảm bảo không gian ngủ an toàn, không bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn và sạch sẽ thoải mái cho bé. Lưu ý rằng, bố mẹ cũng nên chọn chăn, gối, nệm phù hợp cho trẻ vì làn da của con rất nhạy cảm. Bạn có thể tham khảo thương hiệu nệm Amando hiện đang là sự lựa chọn được tin chọn hàng đầu để đem đến một giấc ngủ êm ái.
Thông qua bài viết trên đây, Bloggiamgia.edu.vn vừa cung cấp đến bạn đọc những mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc. Bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay để con ngủ ngon và phát triển khoẻ mạnh hơn nhé.
>>>Đọc thêm:
- Thói quen chép miệng khi ngủ thường gặp ở trẻ có sao không?
- 6 câu thần chú giúp bé ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm