Tất niên là một phong tục vô cùng độc đáo, không thể thiếu của người Việt trong dịp Tết đến, Xuân về. Theo đó, mỗi gia đình, mỗi tổ chức hay nhóm bạn thân thiết… thường tổ chức tiệc Tất Niên cuối năm. Vậy Tất Nhiên là gì? Ăn Tất Niên có ý nghĩa gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin thú vị và hữu ích trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tất Niên là gì? Ý nghĩa của Tất Niên – Nét độc đáo khi ăn Tất Niên của 3 miền Bắc Trung Nam
Contents
1. Tất niên là gì?
Tất Niên hay còn được gọi là lễ cúng Tất Niên, tiệc Tất Niên là một nghi thức của của người Việt nằm ghi nhận việc đã kết thúc một năm và chuẩn bị đón chào sang năm mới. Theo đó, Tất Niên có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm theo Tết Tây và đặc biệt là một phần trong nghi thức Tết ta được diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp, (nếu là năm thiếu).
Tất Niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối của ngày nay, mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ Tất Niên và mời khách đến tham dự. Tất Niên là lúc mọi người sẽ quây quần bên nào, thưởng thức món ăn ngon và chào đón năm mới.
2. Ý nghĩa tiệc Tất Niên
Tiệc Tất Niên là dịp để những thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau nhìn lại một năm cũ đã qua và hướng về một năm mới tốt đẹp hơn. Vậy Tất Niên có ý nghĩa gì?
Rũ bỏ điều cũ đã qua và chào đón năm mới đến
Tất Niên là một nét đẹp văn hoá của người Việt, đây là lúc mọi người sẽ quây quần bên nhau và cùng nhau thưởng thức món ăn ngon. Bữa cơm Tất Niên tổ chức vào đêm 30 Tết còn kết hợp phong tục rước ông Công ông Táo về nhà giúp cai quản việc bếp núc và cầu mong sự ấm no, đầy đủ và tài lộc trong năm mới.
Gia tăng sự gắn kết gia đình
Sau một năm học tập và làm việc vất vả, nhiều người con phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người thì tiệc Tất Niên là thời điểm mọi người cùng nhau sum vầy, tổng kết lại năm cũ đã qua và cùng nhau đón giao thừa, mừng năm mới đến.
Chưa dừng lại đó, bữa tiệc tất niên cùng gia đình còn để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Khi ăn xong bữa cơm đoàn viên này, mọi người sẽ rũ bỏ chuyện muộn phiền, hờn giận để chuẩn bị sẵn sàng đón chào một năm mới với nhiều sự tốt lành may mắn sắp đến.
Tổng kết hoạt động doanh nghiệp, tạo động lực phát triển trong năm mới
Bên cạnh tiệc Tất Niên của gia đình, bạn bè, các công ty, doanh nghiệp và xí nghiệp thường tổ chức tiệc Tất Nhiên như một dịp để tổng kết hoạt động, ăn mừng công việc và những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong một năm vừa qua. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng kết hợp là dịp để doanh nghiệp đưa ra mục tiêu và hướng đi tiếp theo trong năm tới.
Lời cảm ơn của doanh nghiệp đến nhân viên
Tiệc tất niên cũng là lời cảm ơn của ban lãnh đạo công ty đối với những thành viên đã đồng hành và cố gắng trong suốt một năm dài, có thể thể hiện dưới hình thức rút thăm trúng thưởng, khen tặng hay vinh danh nhân viên xuất sắc…
3. Phong tục ăn Tất niên độc đáo ở ba miền
Mâm cúng Tất Niên 3 miền Bắc – Trung – Nam sẽ có những nét riêng khác nhau, nhưng tựu chung lại cơ bản vẫn mang màu sắc đặc trưng của văn hoá Việt.
3.1. Mâm cơm Tất Niên ở miền Bắc
Người miền Bắc thường quan niệm rằng mâm cúng Tất Niên sẽ có 4 bát 4 đĩa được bày ở trên mâm. Đĩa cúng bao gồm những món là thịt gà, giò, chả quế, thịt lợn và đĩa xôi gấc để mong một năm mới sẽ gặp nhiều may mắn. Những bát trên mâm cúng gồm có chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến dong và mọc nấm thả.
Tìm hiểu thêm: Nhạc Baroque là gì? Lợi ích và đối tượng nên nghe nhạc Baroque
Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn biến tấu mâm cúng với nhiều món ăn khác nhưng vẫn đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc như thịt đông, nem rán, nộm, gà tần, móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà lòng, mọc, nộm và dưa hành muối.
3.2. Mâm cơm Tất Niên ở miền Trung
Ở miền Trung, mâm cúng sẽ tùy thuộc vào mỗi gia đình tự chuẩn bị nhưng vẫn có các món như thịt heo, thịt gà hoặc cả hai loại, món xào và canh… Những gia đình nào tươm tất có thêm bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả Huế, đĩa dưa món, đĩa cá chiên, bát canh măng khô…
Sau khi đã ăn mâm cơm Tất Niên, gia đình thường quây quần bên nhau trong trong không khí ấm áp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.
3.3. Mâm cơm Tất Niên ở miền Nam
Thông thường, mâm cúng Tất Niên ở miền Nam sẽ bao gồm những món như mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn)
Theo đó, cỗ mặn sẽ bao gồm những món như đĩa củ cải ngâm nước mắm, canh măng nấu (sử dụng măng tươi thay cho măng khô), bát canh khổ qua nhồi thịt. thịt kho tàu, đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa chả giò, đĩa dưa giá và củ kiệu…
4. Quà tặng cho dịp Tất Niên cuối năm
4.1. Giỏ quà Tết truyền thống
Giỏ quà tặng rất phổ biến và có thể sử dụng cho mọi đối tượng và mọi hoàn cảnh. Chưa dừng lại đó, giỏ quà hiện nay còn rất đa dạng mẫu mã, giá cả trung bình cũng không quá cao. Để có được giỏ quà tặng tiệc tất niên theo ý muốn, bạn cần lưu ý các vấn đề như đặt theo số lượng lớn, nên kiểm tra kỹ phần tem mác, chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ.
4.2. Tặng rượu ngày tết
Rượu vang đã không còn giới hạn chỉ là thức uống dùng để giao tiếp công việc mà trở nên phổ biến hơn trong việc thưởng thức thường nhất. Nhất là mỗi độ Tết đến xuân về, rượu đã thành món quà được nhiều người yêu thích và lựa chọn để biếu tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
Rượu vang không chỉ sở hữu sắc màu bắt mắt mà còn tượng trương cho may mắn, tài lộc trong năm mới.
4.3. Các loại trà
Trà là loại thức uống mà gần như gia đình nào cũng có mỗi dịp xuân về. Bình trà luôn được gia chủ chuẩn bị sẵn để khi có khách sẽ ngay lập tức có trà để uống. Bên cạnh ấm trà thì khay mứt thường có khoảng 5 loại khác nhau để mời khách khi đến chúc Tết. Vậy nên, trà luôn được xem là quà tặng thiết thực trong dịp Tết vừa tốt cho sức khoẻ vừa tạo thêm sự ấm áp, dễ chịu trong mùa Xuân, nhất là ở miền Bắc với thời tiết rét mướt.
Đọc thêm:
- Ý nghĩa phong tục tảo mộ ngày cuối năm
- Giao Thừa có ý nghĩa gì?
- Phong tục đi lễ chùa đầu năm
- Xuất hành là gì?
4.4. Bánh mứt
Tết đến ở bất cứ gia đình nào cũng sẽ chuẩn bị vài loại bánh mứt để tiếp đãi khách đến chơi. Trong đó, mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen… là món không thể thiếu trong ngày Tết. Ngoài những loại mứt truyền thống sẽ có thêm những loại mứt mới lạ cả trong nước và nhập khẩu. Tùy vào sở thức và khẩu vị mà có thể chọn các loại khác nhau làm quà tặng.
>>>>>Xem thêm: Ghềnh Ráng Tiên Sa ở đâu? Kinh nghiệm du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa
4.5. Đặc sản vùng quê
Những năm trở lại đây, quà quê luôn là đặc sản đối với người thành thị. Cuộc sống công nghệ, cùng sự an toàn thực phẩm đã khiến cho những món quà quê “lên ngôi”. Vậy nên chỉ cần món quà được xác nhận “cây nhà lá vườn” sẽ mang đầy đủ ý nghĩa về cả vật chất lẫn tinh thần của người gửi tặng.
Đọc thêm:
- 15 phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán
- Tìm hiểu về phong tục chúc Tết và mừng tuổi đầu năm
Trên đây là những thông tin về Tất Niên là gì cùng ý nghĩa của tiệc Tất Niên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thú vị và bổ ích. Chúc bạn chào đón bữa tiệc Tất Niên ấm áp bên người thân yêu!