Hãy tưởng tượng sau 1 ngày làm việc vất vả, tưởng chừng chỉ cần được ngả lưng xuống giường là bạn sẽ làm 1 giấc thẳng tới sáng. Nhưng thực tế phũ phàng là càng muốn ngủ lại càng khó ngủ. Hiện tượng thú vị này xuất hiện gần như ở tất cả mọi người. Trong bài viết sau, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn đi tìm hiểu lý do nhé!
Bạn đang đọc: Nỗi khổ không của riêng ai: Vì sao càng muốn ngủ lại càng khó ngủ?
Contents
1. Rối loạn nhịp sinh học (đồng hồ sinh học cơ thể)
Sở dĩ cơ thể ta có thể nhận biết cảm giác tỉnh táo và buồn ngủ theo quy luật ngày sang – đêm xuống là nhờ đồng hồ sinh học trong cơ thể. Cụ thể, ánh sáng sẽ được các tế bào thụ cảm nằm trên đôi mắt hấp thụ.
Dựa trên lượng ánh sáng mà nó tiếp thụ, đôi mắt sẽ truyền tín hiệu tới phần nhân vùng dưới đồi (suprachiasmatic nucleus), khu vực nằm ngay trên dây thần kinh đáy mắt. Tại đây, bộ não sẽ xử lý thông tin và nhận diện sáng -tối.
Khi não biết đã tối, phần nhân vùng dưới đồi sẽ ra tín hiệu để tuyến tùng tăng sinh melatonin, khiến cơ thể cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời khi này, phần nhiệt độ lõi cơ thể cũng sẽ giảm xuống.
Trong xã hội hiện đại, ánh sáng ban đêm như đèn điện, màn hình điện thoại,… có thể khiến cho các thụ thể mắt dễ dàng nhận tín hiệu sai và gây xáo trộn các hoạt động của đồng hồ sinh học cơ thể. Thay vì giải phóng melatonin theo thời gian dự kiến, cơ thể lại được tăng năng lượng và sự tỉnh táo. Như vậy, ánh sáng nhân tạo có thể khiến cho “đồng hồ” của bạn ra tín hiệu đi ngủ trễ hơn hoặc sớm hơn so với thời điểm cần đi ngủ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia giấc ngủ, bạn nên ngừng sử dụng các thiết bị điện tử khoảng giờ trước giờ đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn. Để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh đến giấc ngủ bạn có thể sử dụng loại mắt kính chuyên biệt chặn ánh sáng này.
Bên cạnh ánh sáng nhân tạo, có một lý do nữa khiến một người khó ngủ, không ngủ được dù đã đến giờ đi ngủ là yếu tố di truyền. Họ sở 1 loại gen đột biến gây ảnh hưởng đến protein tác động lên nhịp sinh học của người mang tên cryptochrome. Gen này còn tăng nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ.
Một yếu tố phổ biến khác gây rối loạn nhịp học là thói quen thức khuya. Nó có thể gây hiện tượng tâm lý được gọi là trì hoãn giờ ngủ (revenge bedtime procrastination). Đó là khi ta liên tục cưỡng lại giấc ngủ để dành thời gian cho các hoạt động khác. Điều này sẽ góp phần khiến não bạn tỉnh táo hơn và quên luôn chuyện đi ngủ. Đây là một trong những lý do càng muốn ngủ lại càng khó ngủ.
2. Bộ não đánh mất khái niệm “nghỉ ngơi”
Nhịp sống bận rộn khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái suy nghĩ liên tục. Với thói quen như vậy, ngay cả khi rảnh tay không làm gì cả thì ta cũng có xu hướng cảm thấy bồn chồn. Để loại bỏ cảm giác này, nhiều tìm đến các hoạt động như lướt mạng, nhắn tin, xem youtube,…. Điều này đi ngược lại cách não bộ hoạt động.
Khi não phải liên tục hoạt động, bộ não ta sẽ dần đánh mất khái niệm nghỉ ngơi. Điều này đồng với việc nhịp sinh học cơ thể bị rối loạn. Ngay cả khi cơ thể cần thả lỏng, thư giãn thì não bạn vẫn luôn trong trạng thái hoạt động tích cực, khiến ta càng khó ngủ dù đã rất muốn ngủ.
3. Lo lắng
Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe tinh thần và giấc ngủ. Cụ thể, khi lo lắng hoặc stress, bộ não sẽ càng tỉnh táo và hưng phấn, khiến giấc ngủ bị trì hoãn. Đó là lí do vì sao thèm ngủ nhưng đặt lưng xuống giường lại không thể ngủ được. Ước tính, có đến 24% – 26% người gặp tình trạng mất ngủ khi họ đang bị stress.
Để có 1 giấc ngủ ngon, tâm trí chúng ta cần được thả lỏng nhất có thể khi đến giờ đi ngủ. Nhưng nghịch lý thay, đây thường không phải là thời điểm bộ não khơi gợi các ký ức tốt đẹp, thay vào đó, những trăn trở về tương lai, những sự kiện đã diễn ra theo hướng tiêu cực sẽ được tâm trí “ưu tiên” khơi gợi lại. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người thường xuyên trằn trọc, khó ngủ.
Những ký ức tiêu cực gây ra sự lo lắng, khiến bộ não phát tín hiệu nguy hiểm, kích hoạt cơ thế sinh tồn của cơ thể. Khi này các hormone như hormone cortisol, adrenaline, noradrenaline được tăng sinh, khiến cho bạn cảm thấy tỉnh táo, càng muốn ngủ lại càng khó ngủ.
Mất ngủ lâu dài càng làm trầm trọng thêm cơn stress của chúng ta, có thể dẫn đến chứng lo lắng khi ngủ (sleep anxiety), càng khiến cho việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Tìm hiểu thêm: 5 quy tắc thiết kế phòng ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon
Việc mất ngủ cũng có thể trở thành nguồn gốc của chứng lo lắng khi ngủ (sleep anxiety).
4. Ngủ trưa quá nhiều
Mặc dù lợi ích của việc ngủ trưa là tăng cường sự tinh táo, tập trung và cân bằng cho não bộ sau những giờ làm việc buổi sáng nhưng ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm dù đã rất muốn đi ngủ.
Nhìn chung, giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài khoảng 20-30 phút là vừa đủ để phục hồi cơ thể tốt nhất. Ngủ nhiều hơn không chỉ khiến bạn mất vào ban đêm mà còn có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn sau khi ngủ dậy hay còn gọi là hiện tượng “quán tính giấc ngủ”.
5. Tiêu thụ quá nhiều Caffeine
Chất cafeine có chứa trong cà phê, nước trà, nước tăng lực,… có tác dụng kích thích não bộ tỉnh táo hơn. Chính vì thế, việc tiêu thụ quá nhiều Caffein, đặc biệt là sau giờ chiều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ vào bạn đêm. Nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ hơn 400 miligram cafein trong khoảng 6 tiếng trước giờ đi ngủ sẽ khiến chúng ta ngủ không sâu và trằn trọc hơn.
6. Các rối loạn giấc ngủ
Nếu bạn mắc các rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên thì đây rất có thể là nguyên nhân vì sao càng muốn ngủ lại càng thấy khó ngủ. Chẳng hạn ở người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, nhịp thở của họ sẽ liên tục ngừng lại hoặc rất nông, khiến cho cơ thể không có được những giờ nghỉ ngơi trọn vẹn. Chính vì thế, việc điều trị rối loạn giấc ngủ cũng đồng thời giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn.
7. Trầm cảm
Ước tính, có tới 90% người mắc bệnh trầm cảm gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Đây là 1 cái vòng luẩn quẩn vì chứng trầm cảm khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Ngược lại, khi bạn càng khó ngủ, mất ngủ thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị mất ngủ trong thời gian dài, thì không nên chủ quan mà tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ sớm nhất có thể nhé!
Trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Phương pháp bấm huyệt chữa mất ngủ tại nhà
8. Do bộ não nghĩ giường không phải nơi để ngủ
Thông thường tâm lý dễ nảy sinh cảm giác nóng giận và lo lắng khi nằm mãi trên giường mà chưa ngủ được. Nếu việc này diễn ra liên tục ngày qua ngày thì tâm trí bạn vô tình kết nối chiếc giường với những cảm giác tiêu cực. Chính vì thế, khi nằm trên giường chuẩn bị ngủ, bạn sẽ càng trở nên khó chịu, bứt rứt.
Hiện tượng này gọi là mất ngủ tâm sinh lý, một trong những vấn đề giấc ngủ phổ biến nhất. Tình trạng này diễn ra khi bộ não nghĩ giường không phải nơi để ngủ. Bên cạnh việc tránh để tâm trạng khi đi ngủ, bạn cũng không nên làm việc hoặc xem tivi trên giường. Bởi vì như vậy, não bộ sẽ nghĩ giường là nơi bạn làm việc, giải trí, chứ không phải đi ngủ. Đó là lý do giải thích vì sao dù càng muốn ngủ lại càng khó ngủ.
Trên đây là những thông tin liên quan tới thắc mắc vì sao càng muốn ngủ lại càng khó ngủ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/giac-ngu/roi-loan-giac-ngu/buon-ngu-nhung-khong-ngu-duoc/