Sở hữu hương vị chua ngọt dịu nhẹ, dễ ăn, nho là một loại trái cây được ưa chuộng rộng rãi. Với nhiều thành phần dinh dưỡng, nho cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể, lợi ích của nho ra sao và có thực sự là ăn nho giúp ngủ ngon hơn không? Hãy để bài viết sau giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Bạn đang đọc: Ăn nho giúp ngủ ngon hơn có thật không?
Contents
1. Ăn nho giúp ngủ ngon hơn có thật không?
Dựa theo các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học ở Ý, trong nho tím có chứa một hàm lượng melatonin tương đối cao. Tuy nhiên, lượng melatonin này sẽ dao động khác nhau giữa các giống nho khác nhau.
Bạn có biết rằng bạn ngủ không ngon giấc hay mất ngủ một phần là do hàm lượng melatonin mà cơ thể tiết ra quá ít.
Melatonin là loại hormone điều hành nhịp ngủ và như một dấu hiệu thông báo đến giờ ngủ. Thông thường, melatonin được tạo ra nhiều vào ban đêm và giảm dần vào buổi sáng, khi mặt trời mọc. Độ tuổi càng cao, loại hormone này tiết ra càng ít. Đó cũng chính là lý do khiến người càng cao tuổi càng dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Nhờ vào hàm lượng melatonin tự nhiên có trong thành phần, nho thực sự giúp mọi người có được giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng melatonin có thể được bổ sung cho cơ thể nhờ chất chống oxy hóa và chất cồn trong rượu vang – loại rượu làm từ nho thay vì ăn nho tươi.
Tóm lại, nho là một loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ. Theo đó, một khẩu phần nho nhỏ, giàu vitamin, dinh dưỡng trước khi ngủ sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình, đặc biệt với người lớn tuổi.
2. Những lợi ích sức khỏe nho mang lại
2.1. Bổ sung vitamin cho cơ thể
Ít ai biết rằng trái nho cũng là một nguồn cung cấp vitamin C đáng kể. Bên cạnh đó, không chỉ chứa nhiều vitamin C, trong nho còn có vitamin K, các chất chống oxy hóa. Nhờ đó, ăn nho trở thành một cách hiệu quả giúp bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
2.2. Nâng cao miễn dịch cơ thể
Như đã nói ở trên, nhờ chứa hàm lượng lớn vitamin C, nho trở thành một loại trái cây rất hữu ích trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, vi rút có hại cũng như các loại bệnh khác.
2.3. Giảm huyết áp
Trong nho có chứa rất ít hàm lượng natri, giúp giảm huyết áp. Do đó, đây là món trái cây phù hợp cho chế độ ăn uống của các bệnh nhân cao huyết áp.
Ngoài ra, trong nho cũng chứa nhiều Kali giúp hỗ trợ cơ thể cân bằng huyết áp. Theo nghiên cứu, những người ít hấp thụ Kali thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn những người hấp thụ đủ Kali.
2.4. Giảm hàm lượng cholesterol
Là loại trái cây với thành phần nhiều chất xơ, nho là một lượng chọn đáng cân nhắc giúp giảm hàm lượng cholesterol cao trong máu. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ăn nho đỏ có tổng hàm lượng cholesterol cũng như tỷ lệ cholesterol xấu LDL thấp hơn so với những người không ăn nho.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn lên thực đơn chuẩn theo tháp dinh dưỡng cho người ăn chay
2.5. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Trong nho có chứa resveratrol – loại chất đã được minh chứng giúp cơ thể chống lại bệnh tim. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn nhiều Kali hơn Natri có nguy cơ bị bệnh tim ít hơn so với những người hạn chế Kali trong chế độ ăn thường ngày của họ.
2.6. Ngăn ngừa ung thư
Với thành phần các chất chống oxy hóa, nho có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do – phân tử gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ dẫn đến ung thư.
Chất resveratrol có trong nho cũng giúp giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây ung thư. Ngoài ra, các chất catechin, quercetin và anthocyanins chứa trong nho cũng là tổ hợp chất giúp chống lại ung thư một cách mạnh mẽ.
2.7. Tốt cho sức khỏe não bộ
Resveratrol – loại chất chống oxy hóa mạnh có tác động tích cực đến hoạt động của não bộ. Nhờ đó, nho có thể hạn chế các căn bệnh Parkinson, Alzheimer – những loại bệnh xuất hiện do stress oxy hóa.
2.8. Cải thiện tình trạng xương
Các loại vitamin K, khoáng chất Canxi, Magie có trong nho giúp hỗ trợ cơ thể đáng kể trong quá trình phát triển và phục hồi sức khỏe xương khớp.
2.9. Làm chậm lão hóa
Resveratrol có, chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng mạnh mẽ trong việc kích thích gen SirT1 – loại gen ảnh hưởng đến cấu trúc và bảo vệ tế bào, qua đó liên quan đến tuổi thọ và quá trình lão hóa.
Các chị em phụ nữ thường xuyên ăn nho sẽ sở hữu làn da, khuôn mặt trẻ trung hơn, bởi khả năng chống oxy hóa mà loại trái cây này mang lại.
>>>Đọc thêm:
- Nho bao nhiêu calo? Những cách giảm cân với nho tốt cho sức khỏe
- Nho khô bao nhiêu Calo? Ăn nho khô có làm tăng cân không?
- Bật mí cách làm nước ép nho thơm ngon, giải nhiệt tại nhà
3. Ăn nho thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Nho có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên, thay vì sử dụng các loại nho sấy khô, sấy dẻo hay đã qua chế biến, đóng hộp, bạn nên sử dụng trực tiếp nho tươi. Bởi nho tươi chưa qua chế biến sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất có lợi nhất.
Lưu ý rằng, trước khi ăn, bạn cần ngâm nho qua nước muối pha loãng và rửa sạch để tránh các bụi bẩn, hóa chất còn tồn đọng trong quá trình buôn bán, vận chuyển.
Với người lớn, khẩu phần nho phù hợp là khoảng một cốc mỗi ngày và mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 lần. Nếu cảm thấy chán với việc ăn trái nho trực tiếp, bạn có thể kết hợp loại trái cây này với các nguyên liệu khác để tạo thành món sinh tố nho thơm ngon hay món salad lành mạnh.
Ngoài ra, bạn có thể bỏ nho cùng các loại trái cây khác lên ngăn đông tủ lạnh. Sau đó lấy ra xay mịn cùng chút sữa, whipping cream là bạn đã có một món tráng miệng đầy hấp dẫn, ngon miệng.
4. Những ai không nên ăn nho?
Mặc dù nho là loại trái cây đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ các thành phần dinh dưỡng. Bạn cũng cần lưu ý rằng một số người không nên hoặc nên hạn chế ăn loại quả này.
4.1. Người mắc bệnh béo phì
Mặc dù nho chứa tương đối ít calo, cụ thể 30 trái nho khoảng 105 calo. Tuy nhiên, nếu buồn miệng mà ăn hết cả túi nho thì lượng calo mà bạn nạp vô cơ thể chắc chắn không hề nhỏ. Do đó, nếu mắc bệnh béo phì, bạn cần cân đo cụ thể khẩu phần ăn phù hợp để không hấp thụ vượt quá lượng calo phù hợp với cơ thể.
4.2. Người mắc bệnh đường ruột
Dù trong nho chứa chất xơ có ích trong cơ thể, nhưng nếu lượng chất xơ này vượt ngưỡng cân bằng, bạn sẽ dễ bị táo bón, tiêu chảy. Bởi khi hàm lượng quá cao, chất xơ sẽ không được tiêu hóa hết mà ứ đọng trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến đường ruột vì cơ thể nỗ lực thải lượng chất dư thừa này ra ngoài.
4.3. Người bị viêm loét dạ dày
Nho chứa nhiều vitamin C (trong 125ml nước ép nho chứa lên đến 23 – 66mg vitamin C). Chính vì thế, người mắc bệnh viêm loét dạ dày cần hạn chế ăn nho để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Miếng dán giữ nhiệt là gì? Tất tần tật về miếng dán giữ nhiệt?
4.4. Người mắc bệnh tiểu đường
Trong nho chứa hàm lượng đường tự nhiên cao (100g thịt quả nho chứa 10 – 12g đường glucose và fructose). Vì thế khi ăn quá nhiều, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng cao. Người bị tiểu đường cần hạn chế và tham khảo ý kiến từ bác sĩ về lượng tiêu thụ với loại quả này.
4.5. Người mắc bệnh về răng miệng
Đường tự nhiên chứa trong nho khi lên men có khả năng làm mòn răng và có ảnh hưởng tiêu cực đến men răng, tăng nguy cơ sâu răng. Vì vậy, nếu đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đau răng, bạn nên hạn chế ăn, uống nước ép nho. Nếu có ăn cũng cần súc miệng, đánh răng ngay sau đó để hạn chế ảnh hưởng.
Trên đây là một vài thông tin về lợi ích của nho cũng như lời giải đáp cho thắc mắc ăn nho giúp ngủ ngon hơn hay không. Hy vọng bài viết này đã đem lại cho bạn nguồn thông tin hữu ích về loại trái cây dinh dưỡng này.
>>>Tìm hiểu thêm: Ăn thanh long giúp ngủ ngon có thật không? Cách ăn như thế nào?