Mất ngủ là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới. Theo ước tính, mất ngủ ảnh hưởng đến khoảng 33% dân số thế giới. Ngay cả những người không bị mất ngủ kinh niên cũng thường phải vật lộn với các vấn đề về giấc ngủ.
Bạn đang đọc: Khám phá tác động của giấc ngủ đối với sức khỏe tâm thần
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ, một phần ba người trưởng thành tại Mỹ báo cáo rằng họ ngủ ít hơn so với thời lượng khuyến nghị mỗi đêm. Với thực trạng này, việc tìm hiểu giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm lý là 1 điều quan trọng.
Thiếu ngủ, khó ngủ có làm chúng ta ít cảm thấy hạnh phúc hơn không? Hãy cùng khám phá tác động của giấc ngủ đối với sức khỏe tâm thần trong bài viết sau nhé!
Contents
1. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào?
Không có gì bất ngờ khi nói rằng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất. Thiếu ngủ có gây một số hậu quả bất lợi cho sức khỏe bao gồm bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
Nhưng sức khỏe tinh thần thì sao? Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào?
Thực tế, mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tinh thần rất phức tạp. Mặc dù thiếu ngủ từ lâu đã được biết đến là hậu quả của nhiều vấn đề tâm thần, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu ngủ cũng có thể đóng vai trò nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Nói cách khác, các vấn đề về giấc ngủ có thể là lý do dẫn đến những thay đổi về sức khỏe tâm thần. Và ngược lại các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng có thể là nguyên nhân hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ.
Do mối quan hệ vòng tròn này giữa giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của bạn, lời khuyên của Bloggiamgia.edu.vn là hãy thăm khám bác sĩ ngay khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
2. Tác động của giấc ngủ đối với sức khỏe tâm thần
Giấc ngủ có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề về sức khỏe tâm thần. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này, nhưng các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thuyết rằng giấc ngủ có thể góp phần vào sự phát triển của các tình trạng sức khỏe tâm thần sau:
2.1 Thiếu ngủ gây ra tình trạng sương mù não
Giấc ngủ là hoạt động rất quan trọng đối với chức năng của não. Nó ảnh hưởng đến khả năng tập trung, trí nhớ và điều tiết cảm xúc .Các nghiên cứu đều chỉ ra bộ não của chúng ta cần giấc ngủ để có thể hoạt động hết công suất.
Thiếu ngủ tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng sương mù não. Đây là 1 tình trạng khiến bạn cảm thấy mất phương hướng hoặc khó tập trung. Bạn có thể thấy khó nhớ lại những ký ức nhất định hoặc tìm từ thích hợp cho những gì bạn muốn nói.
Bạn cũng có thể sẽ cảm thấy hiệu suất công việc giảm. Những núi công việc có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn choáng ngợp và không biết cách giải quyết làm sao khi bộ não của bạn không có một đêm nghỉ ngơi trọn vẹn.
2.2 Thiếu ngủ gây trầm cảm
Chúng ta đã biết, mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác có thể là một triệu chứng của trầm cảm, nhưng gần đây, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Một phân tích tổng hợp từ 21 nghiên cứu khác nhau cho thấy những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp hai lần so với những người không gặp vấn đề về giấc ngủ. Câu hỏi đặt ra là liệu việc cải thiện giấc ngủ có làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hay không?
Các nhà nghiên cứu cho rằng giải quyết chứng mất ngủ có thể là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Nhưng để đưa ra kết luận chính xác, các nhà khoa học cần thực thêm nhiều nghiên cứu nữa.
2.3 Thiếu ngủ gây rối loạn lo âu
Cũng như nhiều vấn đề tâm lý khác, mối quan hệ giữa giấc ngủ và sự lo âu dường như là tác động qua lại lẫn nhau. Những người mắc chứng lo âu có xu hướng bị rối loạn giấc ngủ nhiều hơn, nhưng việc thiếu ngủ cũng có thể góp phần gây ra cảm giác lo lắng. Điều này có thể trở thành một chu kỳ kéo dài, luẩn quẩn giữa mất ngủ và chứng lo âu.
Ngoài ra, các vấn đề về giấc ngủ dường như là một yếu tố nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu. Một nghiên cứu cho thấy các vấn đề về giấc ngủ là yếu tố dự báo chứng rối loạn lo âu lan tỏa ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 9 đến 18 tuổi.
Những người phải vật lộn với các vấn đề về giấc ngủ có thể dễ mắc chứng lo âu hơn, đặc biệt nếu các vấn đề về giấc ngủ của họ kéo dài và không được điều trị.
Đối phó với rối loạn lo âu có thể khó khăn hơn nhiều khi bạn đang trong tình trạng kiệt sức vì chứng rối loạn giấc ngủ kinh niên. Do đó, chất lượng giấc ngủ kém có thể làm cho các triệu chứng rối loạn lo âu trở nên tệ hơn nhiều.
Tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ nằm nghiêng và những điều bạn cần biết
2.4 Thiếu ngủ và mối liên hệ với chứng rối loạn lưỡng cực
Rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở những người bị rối loạn lưỡng cực, bao gồm chứng mất ngủ, rối loạn chu kỳ thức-ngủ, gặp ác mộng liên tục, mộng du,…
Mất ngủ cũng có thể gây ra các triệu chứng hưng cảm. Nếu bạn bị rối loạn lưỡng cực, hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ tình trạng khó ngủ nào mà bạn đang gặp phải.
2.5 Giấc ngủ và mối liên hệ với chứng tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến 5,3% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi.
ADHD có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ và nghiên cứu cũng cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể là yếu tố dự báo hoặc thậm chí là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của chứng bệnh tâm thần này. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng từ 25% đến 55% trẻ em bị ADHD cũng đồng thời bị rối loạn giấc ngủ.
Trẻ bị ADHD có thể gặp một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ bao gồm khó đi vào giấc ngủ, khó thức dậy, khó thở khi ngủ, thức giấc ban đêm và buồn ngủ ban ngày.
2.6 Mối liên hệ giữa giấc ngủ và chứng rối loạn ăn uống
Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những người mắc chứng rối loạn ăn uống (ED) đều gặp vấn đề về giấc ngủ; tuy nhiên, cần có thêm thông tin để hiểu mối quan hệ giữa ED và giấc ngủ. Có thể nói rằng, chứng mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ED, đồng thời chứng rối loạn ăn uống cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Một nghiên cứu cho thấy rằng những người có lối ăn uống vô độ, thường xuyên có loại thực phẩm thiếu lành mạnh có chất lượng giấc ngủ kém hơn đáng kể so với những người tham gia có chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này cho thấy rằng việc điều trị chứng rối loạn ăn uống nên tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ.
3. Một số biện pháp phổ biến chữa mất ngủ
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị sau:
- Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I) : CBT-I tương tự như Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), ngoại trừ việc liệu pháp này tập trung vào việc giảm chứng mất ngủ. Chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn giải quyết những suy nghĩ và cảm xúc có thể khiến bạn không ngủ được/không ngủ được. Bạn sẽ học các kỹ thuật thư giãn để chuẩn bị cho việc đi ngủ.
- Đo đa ký giấc ngủ: Đo đa ký giấc ngủ là phương pháp đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Với phương pháp này, bạn đi ngủ trong một môi trường được bố trí giống như phòng ngủ; các bác sĩ theo dõi sóng não, nhịp tim, chuyển động của mắt, v.v. Họ cũng có thể xác định xem bạn có mắc các bệnh về giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ hay hội chứng chân không yên hay không,…. Từ đó xác định được nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ.
- Thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn: Có những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn (OTC) chẳng hạn như melatonin rất hiệu quả trong việc đem đến giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, melatonin chỉ nên được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Hãy chắc chắn bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chóng mặt hoặc trí nhớ kém thì hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Công nghệ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
- Thuốc ngủ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ để giúp bạn có một đêm ngon giấc. Nói chung, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này lâu hơn một vài tuần do các tác dụng phụ tiềm ẩn và nguy cơ “nghiện” thuốc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tác động của giấc ngủ đối với sức khỏe tâm thần. Hy vọng bài viết đã đem các kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/sleep-and-mental-health/