Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

Rate this post

Tình trạng giật mình khi đang ngủ khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vậy tại sao đang ngủ bị giật mình, điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Theo dõi bài viết của Bloggiamgia.edu.vn để giải đáp những băn khoăn của mình về vấn đề này nhé.

Bạn đang đọc: Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

1. Hiện tượng đang ngủ bị giật mình là gì?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 70% dân số từng bị giật mình khi ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là vào giai đoạn đầu của giấc ngủ, tức là giai đoạn chuyển giao giữa thức và ngủ. Lúc này, hơi thở và nhịp tim của mỗi người sẽ chậm dần, não bộ sẽ có cơ chế kích hoạt phản ứng giật mình nhằm giúp cho nồng độ oxy máu cũng như nhịp thở của cơ thể không xuống mức thấp quá để đảm bảo an toàn.

Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

Hiện tượng đang ngủ bị giật mình rất phổ biến hiện nay

Mặt khác cũng có một số trường hợp khác biệt, đó là khi cơ thể quá mệt mỏi thì giai đoạn đầu của giấc ngủ sẽ diễn ra nhanh hơn. Lúc này, các cơ sẽ thư giãn nhưng não vẫn hoạt động, từ đó gây ra cảm giác giống như người đang bị rơi xuống, não sẽ phản ứng bằng cách gây ra tình trạng giật mình và khiến bạn bị tỉnh giấc.

Hiện tượng đang ngủ bị giật mình ở mỗi người sẽ khác nhau, có người bị giật nặng, dễ nhận biết nhưng cũng có những người bị giật nhẹ nên không hề nhận ra. Đặc điểm của hiện tượng đang ngủ bị giật mình là diễn ra đột ngột không có dấu hiệu báo trước, có thể khiến bạn bị tỉnh giấc và làm gián đoạn giấc ngủ. Giật mình khi ngủ có thể xảy ra do lối sống và một số thói quen ngủ xấu nhưng cũng có thể gặp phải ở những người khỏe mạnh, có lối sống khoa học.

2. Tại sao đang ngủ bị giật mình?

Hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hiện tượng đang ngủ bị giật mình nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác tại sao đang ngủ bị giật mình. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra một số yếu tố được cho rằng có liên quan để giúp mọi người có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu tình trạng này. Dưới đây là một số yếu tố cụ thể có liên quan đến tình trạng đang ngủ bị giật mình.

2.1. Nằm không đúng tư thế

Nằm sai tư thế là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng giật mình khi đang ngủ. Giấc ngủ là cơ chế đưa người ngủ vào trạng thái nghỉ ngơi và có độ an toàn nhất định. Khi bạn nằm không đúng tư thế, não bộ sẽ tự nhận thức rằng cơ thể đang bị nguy hiểm nên sẽ gửi tín hiệu bằng cách gây ra các cơn giật mình, khiến bạn tỉnh giấc khi đang ngủ.

Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

Nằm sai tư thế là nguyên nhân khiến bạn bị giật mình khi ngủ

Ngủ không đúng tư thế còn gây nên nhiều tác hại khác như: đau lưng, đau cổ, khó thở, mệt mỏi, chuột rút, đau đầu, máu lưu thông kém…

2.2. Đang ngủ bị giật mình do căng thẳng, tress

Vào ban ngày, nếu bạn làm việc quá sức và phải chịu nhiều căng thẳng, stress thì rất dễ gặp phải tình trạng giật mình khi đang ngủ vào ban đêm. Tinh thần căng thẳng sẽ khiến cho hệ thần kinh bị áp lực theo, từ đó sẽ truyền tín hiệu đến não và gây nên những cơn giật mình.

Trên thực tế, những người bị căng thẳng, áp lực có tỉ lệ bị thức giấc giữa chừng và sẽ khó khăn hơn trong việc ngủ tiếp so với những người có trạng thái tinh thần thoải mái.

2.3. Dùng cà phê và các đồ uống chứa chất kích thích

Cà phê và các chất kích thích chính là đáp án cho băn khoăn tại sao đang ngủ bị giật mình. Caffeine có trong một số loại đồ uống như cà phê, trà xanh và các loại đồ uống khác sẽ gây khó ngủ, mệt mỏi và trằn trọc mỗi đêm. Những loại đồ uống có chứa caffeine cũng là nguyên nhân khiến bạn bị giật mình khi ngủ, do đó, bạn nên hạn chế sử dụng chúng ở mức ít nhất có thể nhé.

Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

Dùng cà phê và các đồ uống chứa chất kích thích

2.4. Cơ thể bị thiếu hụt canxi

Canxi là một thành phần quan trọng đối với xương và răng, ngoài ra, canxi còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự chức năng hệ thần kinh, hoạt động co giãn của cơ bắp cũng như tim mạch. Canxi còn tham gia vào quá trình đảm bảo sự cân bằng giữa trang thái hưng phấn và ức chế của vỏ não.

Trong trường hợp cơ thể bị thiếu canxi, tình trạng giật mình, giật cơ có thể xảy ra khi bạn đang ngủ. Ngoài ra, thiếu một số chất như vitamin B12 cũng là lý do dẫn đến tình trạng này.

2.5. Đối với trẻ bị giật mình khi ngủ

Tình trạng đang ngủ bị giật mình của trẻ lại khá khác biệt so với người lớn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do một số vấn đề dưới đây:

  • Quá trình mang thai người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không đủ canxi và các dưỡng chất cần thiết nên có thể khiến trẻ bị thiếu canxi và gây nên hiện tượng giật mình, co giật tay chân khi ngủ.
  • Thiếu vitamin D cũng là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ giật mình khi đang ngủ.
  • Một số yếu tố tác động từ bên ngoài như: âm thanh, tiếng ồn, ánh sáng cũng có thể khiến trẻ bị giật mình, phản ứng thường thấy nhất là tay chân của trẻ chuyển động một cách đột ngột rồi co lại.
  • Trẻ có thể bị giật mình do bị bệnh động kinh, điều này cần được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

3. Đang ngủ bị giật mình có ảnh hưởng gì không?

Ngoài vấn đề tại sao đang ngủ bị giật mình thì cũng có nhiều người quan tâm đến việc đang ngủ bị giật mình có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Ngủ bị giật mình thường đi kèm với nhiều cảm xúc khác nhau như: sợ hãi, lo âu, tiêu cực… Nếu tình trạng giật mình giữa đêm diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, bị thức giấc giữa đêm, khó quay trở lại giấc ngủ, từ đó gây nguy hại đến sức khỏe, công việc.

Tìm hiểu thêm: 6 cuốn sách hay về giấc ngủ giúp bạn thay đổi nhận thức

Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất
Đang ngủ bị giật mình có thể khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị suy giảm

Ngoài ra, tình trạng đang ngủ bị giật mình có ảnh hưởng gì không còn tùy thuộc một phần lớn vào mức độ giật mình khi ngủ có thường xuyên không, cơn giật mình nặng hay nhẹ, có làm bạn bị tỉnh giấc giữa đêm hay không. Một số người bị giật mình nhưng bản thân họ không nhận ra, giấc ngủ của họ vẫn bình thường hoặc có thể bị tỉnh giấc nhưng dễ dàng tiếp tục giấc ngủ. Lúc này, tình trạng đang ngủ bị giật mình không hề làm ảnh hưởng đến đời sống hay sức khỏe của họ.

4. Một số biện pháp phòng tránh tình trạng đang ngủ bị giật mình

Sau khi hiểu rõ tại sao đang ngủ bị giật mình, bạn cũng cần quan tâm đến việc làm thế nào để khắc phục tình trạng này để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, cuộc sống và công việc không bị ảnh hưởng. Bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ nhé.

4.1. Ngủ đúng tư thế

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn nên nằm ngủ với tư thế nghiêng hoặc nằm ngửa, nằm thẳng lưng để tránh hiện tượng giật mình khi ngủ.

Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

Ngủ đúng tư thế để tránh bị tình trạng đang ngủ bị giật mình

4.2. Chọn nệm ngủ và chăn ga gối phù hợp

Bạn nên chọn những loại chăn ga gối nệm êm ái, có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho giấc ngủ và giúp bạn ngủ đúng tư thế. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe, sở thích, độ tuổi của mỗi người khác nhau nên việc chọn chăn ga gối nệm cũng sẽ có sự khác biệt, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn được sản phẩm phù hợp.

Riêng đối với nệm ngủ, bạn nên chọn những mẫu nệm có độ thoáng khí cao, khả năng nâng đỡ và hỗ trợ cơ thể tốt, giúp điều hòa thân nhiệt, không gây đau nhức. Một tấm nệm tốt và phù hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc và không bị thức giấc giữa đêm.

Tại sao đang ngủ bị giật mình? Bật mí những lý do phổ biến nhất

>>>>>Xem thêm: Tiết lộ công thức đặc biệt cho một giấc ngủ ngon

Nệm cao su Kim Cương Happy Gold giúp bạn ngủ ngon giấc

Gợi ý một số mẫu nệm được ưa chuộng hiện nay:

  • Nệm lò xo túi độc lập Amando Lucio 23cm
  • Nệm cao su Gummi Classic 100% thiên nhiên 10cm
  • Nệm foam Nhật Bản Aeroflow Standard 12cm
  • Nệm cao su Kim Cương Happy Gold

4.2. Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng và stress là yếu tố gây ra tình trạng đang ngủ bị giật mình. Do đó, giảm thiểu căng thẳng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp để thư giãn tinh thần như: đi bộ, đi dạo, nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga, đi du lịch…

Ngoài ra, bạn cũng nên cân đối lại công việc và thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Trong mọi hoàn cảnh, bạn nên cố gắng để giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng ở mức thấp nhất.

4.3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn của bạn cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: canxi, magie để hạn chế tình trạng giật mình khi đang ngủ. Mỗi ngày, nên tăng cường ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, vitamin đồng thời hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả để giúp ngủ ngon hơn mỗi ngày.

4.4. Một số biện pháp khác

Để hạn chế tình trạng bị giật mình khi đang ngủ, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Ngủ đủ giấc, ít nhất là ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày. Duy trì thói quen đi ngủ và thức giấc theo một khung giờ cố định.
  • Không tập thể dục hoặc hoạt động mạnh trước khi đi ngủ sẽ gây khó ngủ và giật mình.
  • Bạn có thể thư giãn trước khi đi ngủ bằng các hình thức như nghe nhạc, đọc sách, ngâm chân với nước ấm…
  • Xây dựng một không gian phòng khách thuận lợi cho giấc ngủ với các điều kiện như ánh sáng, âm thanh…
  • Tạo tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ, tránh căng thẳng ở mức
  • Hạn chế sử dụng thấp những loại đồ uống chứa chất kích thích
  • Ngủ kém ảnh hưởng đến hài lòng trong công việc – sự thật phía sau là gì?
  • Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 

Những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được tại sao đang ngủ bị giật mình. Nhìn chung thì tình trạng này có thể đề phòng và khắc phục bằng cách thay đổi lối sống theo cách khoa học hơn, điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên, nếu tình trạng giật mình của bạn ở mức nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác, tránh nguy hại cho sức khỏe nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *